Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangBỏ Phố Lên Đà Lạt Mở Quán Cà Phê: Làm Thế Nào...

Bỏ Phố Lên Đà Lạt Mở Quán Cà Phê: Làm Thế Nào Để “Đánh Nhanh, Thắng Nhanh” Tại Thị Trường Này?

Mở quán cà phê tại Đà Lạt đang là xu hướng khởi nghiệp nở rộ trong những năm gần đây. Đà Lạt vốn là một trong những điểm du lịch rất được yêu thích nhờ vào khí hậu tuyệt vời, cảnh vật nên thơ, cùng bầu không khí “chill chill” rất được lòng người trẻ. Với tình yêu dành cho Đà Lạt, rất nhiều bạn trẻ đã ấp ủ mục tiêu mở quán cà phê tại Đà Lạt, thậm chí từ bỏ công việc ổn định lương cao hiện tại ở thành phố để khăn gói lên Đà Lạt khởi nghiệp. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng đẹp đẽ như kỳ vọng nếu không có sự trang bị cẩn thận cả về tài chính, kinh nghiệm lẫn yếu tố tinh thần.

1. Tìm hiểu thị trường Đà Lạt trước khi mở quán cà phê

1.1. Đặc điểm khách hàng khi mở quán cà phê tại Đà Lạt

Khi mở quán cà phê tại Đà Lạt thường sẽ có hai nhóm khách chính bao gồm khách du lịch và dân địa phương. Mỗi nhóm khách hàng này đều sẽ có những đặc điểm, sở thích và cách tiếp cận riêng. Tùy vào mục đích kinh doanh và đối tượng mục tiêu mà các chủ quán có thể dựa trên đặc điểm của hai nhóm khách hàng này để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. 

Đối với nhóm khách du lịch, hằng năm Đà Lạt đều đón một lượng khách khổng lồ đến đây. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch tỉnh cho thấy chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, Đà Lạt – Lâm Đồng đã đón hơn 4,5 triệu lượt du khách, riêng vào các dịp lễ trung bình đón hơn 300 nghìn lượt khách. Điều này cho thấy mở quán cà phê tại Đà Lạt sẽ sở hữu một lượng lớn khách hàng tiềm năng thông qua khách du lịch. Nếu mở quán cà phê hướng đến đối tượng là nhóm khách hàng này, chủ quán sẽ phải dồn lực cho các hoạt động quảng bá trên các hội nhóm du lịch Đà Lạt hoặc tại những địa điểm có đông du khách. 

Đối với nhóm khách là dân địa phương sẽ có cách tiếp cận hoàn toàn khác với du khách, thậm chí có phần khó tiếp cận hơn. Giới trẻ Đà Lạt có thể vẫn sẽ yêu thích những gì được gọi là xu hướng, nhưng sẽ không chạy theo số đông như cách khách du lịch đến với thành phố ngàn hoa này. Giống như giới trẻ Sài thành rất ít khi đến Bùi Viện, một địa điểm vui chơi rất được du khách yêu thích, nhưng vẫn sẽ nhanh nhạy trong các xu hướng cà phê mới như cà phê chung cư, cà phê bọt biển, cà phê muối,… Như vậy, để thu hút được khách hàng là dân địa phương cần có những điểm khác biệt nổi bật, hay còn gọi là “signature”, đòi hỏi phải đầu tư nhiều chất xám hơn vào ý tưởng kinh doanh, nhưng đây sẽ là nhóm khách hàng giúp mang lại nguồn doanh thu ổn định (doanh thu nền). 

Sẽ không dễ để một quán cà phê có thể thỏa mãn được cả hai nhóm khách hàng này, thế nhưng cũng không có nghĩa là không thể. 

Bỏ Phố Lên Đà Lạt Mở Quán Cà Phê: Làm Thế Nào Để "Đánh Nhanh, Thắng Nhanh" Tại Thị Trường Này
Khách du lịch mang đến lượng lớn khách hàng tiềm năng cho các quán cà phê Đà Lạt (Nguồn: Internet)

1.2. Sản phẩm chủ lực, phổ biến tại thị trường Đà Lạt

Là địa điểm du lịch nổi tiếng từ lâu đời nên đã hình thành cho Đà Lạt một nền ẩm thực phong phú với rất nhiều lựa chọn ăn uống ngon thu hút khách hàng, trong đó có thể kể đến một số cái tên điển hình về đồ ăn như bánh tráng nướng, bánh mì xíu mại, bánh căn, bánh ướt lòng gà, lẩu gà lá é, nướng ngói, sữa chua phô mai, kem bơ,… 

Dẫu vậy, khi nói đến thức uống, ngoài sữa đậu nành thì Đà Lạt lại không có món nào thật sự phổ biến rộng rãi với du khách. Phần lớn các quán cà phê được khách hàng lựa chọn thường gắn liền với các từ khóa như “view đẹp”, “không gian chill”, “check-in sống ảo”,… thay vì được nhắc đến bởi chất lượng thức uống. Cũng chính vì lý do này mà hầu hết các quán cà phê được nhiều du khách ưa chuộng lại không mấy thu hút dân địa phương, bởi cảnh vật hay không khí đều là những gì họ đã nhìn thấy và sống chung trong suốt cuộc đời mình. 

Chính vì thế, để mở quán cà phê tại Đà Lạt, nếu định hướng thu hút khách hàng bằng menu, chủ quán có thể tích hợp những món ăn nổi tiếng trên vào menu của mình để tăng thêm trải nghiệm cho khách hàng. Bên cạnh đó, một số món thức uống đặc trưng trong menu tại các quán cà phê Đà Lạt như cà phê trứng, cà phê kem, latte, cappuccino, trà oolong, socola sữa dừa, nước ép dâu tằm,… Ngược lại, nếu định hướng thu hút khách hàng bằng concept thì chủ quán sẽ phải khá đau đầu để làm mình khác biệt, nổi bật giữa hàng loạt các quán cà phê liên tục mọc lên tại Đà Lạt hiện nay. 

Bỏ Phố Lên Đà Lạt Mở Quán Cà Phê: Làm Thế Nào Để "Đánh Nhanh, Thắng Nhanh" Tại Thị Trường Này
Quán cà phê Đà Lạt thường gắn liền với các từ khóa như “view đẹp”, “không gian chill”,… (Nguồn: Internet)

1.3. Thị trường yêu thích sự khác biệt, mới lạ

Không chỉ có mở quán cà phê tại Đà Lạt, mà trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì yếu tố “signature” luôn là cơ hội giúp thu hút khách hàng hiệu quả, là lý do để mọi người chọn thương hiệu của bạn thay vì những đối thủ cạnh tranh khác. Đối với thị trường Đà Lạt, muốn thắng đòi hỏi quán cà phê của bạn phải đẹp, phải khác biệt, phải ấn tượng và có khả năng tồn tại bền bỉ cho một chiến lược kinh doanh lâu dài. Những thứ có tuổi thọ ngắn hạn đều rất dễ bị đào thải ngay khi có xu hướng mới xuất hiện, nhất là giữa vô vàn các quán cà phê đa dạng concept cứ không ngừng ra đời mỗi ngày tại đây. 

Tuy nhiên, khác biệt không có nghĩa là dị biệt. Rất nhiều chủ quán nhầm lẫn giữa hai khái niệm này khiến quán cà phê của mình trở nên khó tiếp cận với đại đa số khách hàng. Một số concept kén khách, hay có phần liên quan đến những yếu tố đặc thù như tín ngưỡng, tâm linh, phong thủy, hoặc được đặt trùng tên với những thương hiệu đã được sử dụng từ trước,… đều cần được cân nhắc thật cẩn thật trước khi áp dụng.

Bỏ Phố Lên Đà Lạt Mở Quán Cà Phê: Làm Thế Nào Để "Đánh Nhanh, Thắng Nhanh" Tại Thị Trường Này
Đà Lạt không thiếu những quán cà phê có concept mới lạ, khác biệt và hợp thị hiếu (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Xử Lý Đơn Hàng Như Thế Nào Để Không Biến Giờ Cao Điểm Thành “Thảm Họa”?

2. Làm thế nào để “đánh nhanh, thắng nhanh” khi mở quán cà phê tại Đà Lạt?

2.1. Xây dựng chiến lược marketing dài hạn

Nếu muốn thành công nhanh tại thị trường Đà Lạt, các chủ quán sẽ phải đẩy nhanh mức độ phổ biến cho quán của mình đến với khách hàng, bao gồm cả khách du lịch và dân bản địa. Việc xây dựng một chiến lược marketing dài hạn sẽ cho phép bạn có đủ thời gian để đo lường mức độ phổ biến của mình, từng bước nắm bắt điểm chạm của khách hàng để có cách tiếp cận thích hợp nhất, “bách phát bách trúng” không làm lãng phí nguồn lực. Hơn hết, thách thức lớn nhất của bạn khi mở quán cà phê tại Đà Lạt là quyết định phát triển song song cả hai nhóm đối tượng khách hàng, hay chọn 1 trong 2 để tập trung marketing trước.

Cả hai nhóm khách hàng này đều có thể góp phần tích cực cho hiệu quả kinh doanh của bạn. Nếu như dân bản địa giúp bạn có nguồn doanh thu ổn định, thì khách du lịch sẽ giúp bạn đẩy doanh thu vượt trội ở một số thời điểm. Bạn có thể thu hút dân bản địa bằng các chương trình ưu đãi đặc biệt, và lôi kéo khách du lịch bằng các hoạt động marketing đan xen nhằm tăng độ nhận diện của mình nhưng chạy quảng cáo, booking quảng bá, đẩy mạnh hiện diện trên các nền tảng mạng xã hội,… Quá trình này đòi hỏi sự kiên nhẫn, đầu tư thời gian, bởi chỉ 1-2 bài đăng review trên các hội nhóm du lịch cũng không đem lại quá nhiều tác động, quán cà phê của bạn sẽ nhanh chóng bị lãng quên nếu không có sự nhắc lại, hoặc bị đối thủ mới cạnh tranh. 

Điểm mấu chốt để “đánh nhanh, thắng nhanh” khi mở quán cà phê tại Đà Lạt chính là sự phổ biến. Tất cả các quán kinh doanh thành công ở Đà Lạt đều làm được mục tiêu này. Mọi người đều có thể dễ dàng nghe – nhìn thấy tên quán của họ được gợi ý bất cứ khi nào tìm kiếm những nội dung liên quan, trong đó bao gồm cả yếu tố marketing truyền miệng. 

Ngoài ra, một điều cũng không kém phần quan trọng là sản phẩm chủ lực. Bạn cần phải xác định được đâu là sản phẩm mạnh nhất của mình, đó có thể là thức uống đặc biệt, không gian check-in, hoặc yếu tố nào chỉ quán bạn mới có,… để thuận lợi lôi kéo khách hàng đến trải nghiệm. Yếu tố sản phẩm chủ lực này cần được xác định rõ ràng và cụ thể trước khi thực hiện marketing.

Bỏ Phố Lên Đà Lạt Mở Quán Cà Phê: Làm Thế Nào Để "Đánh Nhanh, Thắng Nhanh" Tại Thị Trường Này
Một quán cà phê Đà Lạt nổi tiếng với các show nhạc acoustic thu hút đông đảo khách hàng (Nguồn: Internet)

2.2. Đầu tư vào trải nghiệm dịch vụ

Chất lượng dịch vụ tác động rất nhiều đến độ phổ biến của quán. Ngay cả khi quán sở hữu “view triệu đô” hay thức uống xuất sắc đến mấy thì chỉ một thái độ không tốt của nhân viên cũng có thể khiến khách hàng “một đi không trở lại”. Việc thu hút khách hàng rất quan trọng, thế nhưng việc giữ chân khách hàng lại càng quan trọng hơn, bởi theo một nghiên cứu của đại học Harvard cho thấy, chỉ cần cơ hội giữ chân khách hàng tăng 55%, thì lợi nhuận kinh doanh có thể tăng từ 25% đến 125%, mà chất lượng trải nghiệm dịch vụ là một trong những yếu tố giúp giữ chân khách hàng hàng đầu. 

Không chỉ vậy, sự phổ biến của công nghệ hiện đại vừa là lợi thế giúp các quán cà phê có nhiều công cụ để quảng bá tên tuổi cũng mình, nhưng đồng thời cũng là con dao hai lưỡi khi chỉ cần một bài “phốt” cũng có thể giết chết một quán đang kinh doanh thành công. Khách du lịch thường có thói quen tìm kiếm địa điểm ăn uống, vui chơi từ google, các nền tảng mạng xã hội, và review của mọi người trước khi quyết định đến. Do vậy, đừng để đánh mất những vị khách tiềm năng của mình bởi những bài “phốt” trên mạng xã hội vì thái độ phục vụ kém hoặc các nguyên do tương tự. 

Xem thêm: Tránh Những Lý Do Có Thể “Một Đi Không Trở Lại” Này Để Giữ Chân Khách Hàng Hiệu Quả

2.3. Chuẩn bị sẵn sàng ngân sách vốn

Ngân sách là nền tảng cho phép bạn có thể tự tin hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh của mình. Không chỉ vậy, ngoài việc chuẩn bị sẵn sàng ngân sách kinh doanh thì bạn còn phải có kế hoạch chi tiêu cẩn thận cho từng khoản chi của mình để đảm bảo mọi thứ đều trong tầm kiểm soát. 

Việc chi tiêu quá mức vào những phương diện “không quá quan trọng” để rồi thiếu hụt cho các vấn đề cấp thiết là một trong những nguyên do phổ biến dẫn đến kinh doanh thất bại. Chẳng hạn, rất nhiều người đầu tư mạnh vào tiền thuê mặt bằng để có được vị trí đắt địa khiến chi phí vận hành bị dội lên cao, trong khi thực tế, chi phí thuê mặt bằng chỉ nên dao động trong khoảng 5-10% tổng số vốn sẽ đảm bảo kinh doanh có lợi nhuận nhất. Vấn đề này đặc biệt quan trọng với những bạn trẻ muốn khởi nghiệp nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm rất dễ chi “lố tay”. 

Đồng thời, người trẻ cũng cần chuẩn bị sẵn tinh thần cho việc bù lỗ trong thời gian đầu và một nguồn tài chính đủ để duy trì vận hành quán trong ít nhất 6 tháng đầu kinh doanh chưa có lời. Không phải cứ mở quán là sẽ bắt đầu có khách, có doanh thu, mà có thể còn rất nhiều chi phí phát sinh nằm ngoài dự tính. Hơn hết, thị trường mở quán cà phê ở Đà Lạt lại đang dần bão hòa nên rất khó để cạnh tranh và thu hồi vốn.

Bỏ Phố Lên Đà Lạt Mở Quán Cà Phê: Làm Thế Nào Để "Đánh Nhanh, Thắng Nhanh" Tại Thị Trường Này
Người trẻ cần chuẩn bị sẵn tinh thần cho việc bù lỗ trong thời gian đầu kinh doanh (Nguồn: Internet)

Mở quán cà phê tại Đà Lạt là mô hình kinh doanh đầy tiềm năng nhưng cũng lắm những thách thức và rủi ro, chỉ cần một bước sơ sẩy cũng có thể khiến bạn trượt dốc và thất bại hoàn toàn. Dẫu vậy, nếu các chủ quán tương lai chuẩn bị cho mình đầy đủ hành trang về kiến thức, kinh nghiệm, ngân sách và cả sự kiên trì, nhiệt huyết, thì viên kẹo ngọt nhất định sẽ dành cho những người xứng đáng.

Xem thêm: Thuê Nhà Mặt Phố Kinh Doanh Cà Phê: Tưởng Là “Ngon”, Nhưng Hóa Ra Lại Là “Non”
Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img