Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangKinh nghiệm giúp chủ đầu tư tránh “sập bẫy” khi mua nhượng...

Kinh nghiệm giúp chủ đầu tư tránh “sập bẫy” khi mua nhượng quyền thương hiệu F&B

Nhượng quyền thương hiệu F&B rất giàu tiềm năng nhưng chưa bao giờ là “miếng bánh dễ xơi”. Đặc biệt, trong bối cảnh làn sóng nhượng quyền ồ ạt như hiện nay, có nhiều “cạm bẫy” thường được che đậy khéo léo dưới lớp vỏ bọc hào nhoáng, khiến chủ đầu tư dễ bị sa chân vào và chịu nhiều tổn thất. Vậy mua nhượng quyền thương hiệu F&B tiềm ẩn những rủi ro gì? Làm thế nào để chọn lọc được thương hiệu nhượng quyền uy tín? Hãy cùng F&B Việt Nam tìm hiểu ngay nhé!

1. Vạch trần những “cạm bẫy” trong nhượng quyền thương hiệu F&B

Trước bối cảnh thị trường bị “bội thực” nhượng quyền thương hiệu như hiện nay, có lẽ, bạn đã không còn quá xa lạ với những câu chào mời như: “Nhượng quyền 0 đồng”, “Chỉ sau 1 đến 3 tháng sẽ hòa vốn” hay “Bên em đã chuẩn hóa hết quy trình rồi, anh/chị không cần làm gì cả”,… Với các “tay ngang” sẵn vốn đầu tư, muốn gia nhập thị trường F&B một cách nhanh chóng nhất thì những câu quảng cáo trên quả thật hấp dẫn vì đánh đúng tâm lý. Chỉ cần một chút thiếu thận trọng, bạn có thể bị “sập bẫy” nhượng quyền lúc nào không hay.

1.1. “Bẫy” pháp lý khi thương hiệu nhượng quyền chưa có đầy đủ hồ sơ hợp pháp

Khi có ý định mua nhượng quyền thương hiệu F&B bằng mức chi phí quá hời, chủ đầu tư hãy cẩn trọng bởi chưa chắc người bán đã sở hữu nó. Cụ thể, nhiều trường hợp chủ thương hiệu chưa có đủ điều kiện, giấy tờ hợp pháp đã thực hiện bán nhượng quyền cho người khác. Dẫn đến tình trạng chủ đầu tư mất tiền oan mua nhượng quyền, trong khi hàng loạt cửa hàng cùng tên mở ra cạnh tranh mà không cần mất phí. Thậm chí, chủ đầu tư buộc phải đóng cửa nếu thương hiệu mẹ xảy ra tranh chấp pháp lý. 

Kinh nghiệm giúp chủ đầu tư tránh “sập bẫy” khi mua nhượng quyền thương hiệu F&B
Nhiều trường hợp chủ thương hiệu chưa có đủ điều kiện hợp pháp đã thực hiện bán nhượng quyền

1.2. “Bẫy” phụ thuộc khiến chủ đầu tư “tiến thoái lưỡng nan” 

Người mua nhượng quyền mặc dù không cần quá lo lắng về chiến lược kinh doanh và được hỗ trợ từ A – Z, nhưng đổi lại bạn sẽ mất đi sự chủ động. Hay nói chính xác hơn là bị phụ thuộc hoàn toàn vào thương hiệu mẹ. 

Một khi đã mua nhượng quyền, bạn sẽ phải tuân theo tiêu chuẩn chung của thương hiệu để đảm bảo mọi thứ nhất quán. Chỉ cần bất tuân thủ một thay đổi nhỏ trên toàn hệ thống thôi cũng sẽ bị phạt tiền, ngừng cung cấp nguyên liệu hoặc bị buộc phải đóng cửa. Do vậy, rất khó để thoải mái sáng tạo trong quá trình hợp tác nhượng quyền theo ý muốn của mình. Chưa nói đến việc nếu bạn muốn đặt ra các tiêu chuẩn và quy định hoạt động mới là điều không thể. Thậm chí, nếu muốn đưa ra phương án cải thiện doanh số bán hàng, bạn cũng cần “xin phép” chủ thương hiệu mới có thể triển khai. 

1.3. “Bẫy” cạnh tranh – “thù trong giặc ngoài”

Nhiều chủ đầu tư hiện nay đơn giản chỉ vì nhìn thấy một cửa hàng nào đó đông khách quá nên “háo hức” mua nhượng quyền. Tuy nhiên, đừng để hiệu ứng FOMO (sợ bỏ lỡ cơ hội) đánh lừa bởi những gì bạn thấy chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Một cửa hàng bán tốt, không có nghĩa toàn bộ hệ thống nhượng quyền đó cũng sẽ bán tốt. 

Hơn nữa, cạnh tranh với “thù ngoài” chưa xong thì “giặc trong” đôi khi cũng tạo sức ép khủng khiếp. Tất nhiên, không phải tất cả các thương hiệu nhượng quyền đều gây ra sự cạnh tranh nội bộ giữa các đối tác. Chỉ một số thương hiệu bán nhượng quyền tràn lan mà không có quy định về khoảng cách giữa các cửa hàng mới bị rơi vào tình trạng “bão hòa”. Nhượng quyền thương hiệu Mixue là ví dụ tiêu biểu cho trường hợp này khi chỉ trên một con phố tại Hà Nội đã có đến 2, 3 cửa hàng, khiến các đối tác bắt buộc phải “tranh giành” khách của nhau. 

Kinh nghiệm giúp chủ đầu tư tránh “sập bẫy” khi mua nhượng quyền thương hiệu F&B
Mixue tại Hà Nội đối mặt với nguy cơ bão hòa hệ thống nhượng quyền thương hiệu

Trên đây là những “cạm bẫy” nguy hiểm mà người mua nhượng quyền thương hiệu F&B có thể mắc phải. Để tránh “sa lầy”, chủ đầu tư hãy tỉnh táo lựa chọn thương hiệu và đối tác uy tín lâu năm trên thị trường, đồng thời sản phẩm cũng có tính bền vững để đảm bảo an toàn khi kinh doanh nhượng quyền. 

2. Tránh “bẫy” nhượng quyền không khó: Hãy là nhà đầu tư tỉnh táo!

2.1. Nguyên cứu thị trường kỹ lưỡng để đánh giá mô hình kinh doanh tiềm năng 

Trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngành F&B, trước khi quyết định hợp tác nhượng quyền với bất cứ thương hiệu nào, chủ đầu tư cần tiến hành nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng để dự tính được nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ như:

  • Sản phẩm có được ưa chuộng tại khu vực hay không? 
  • Mức độ cạnh tranh giữa các thương hiệu cùng ngành? 
  • Sản phẩm có dễ bị sao chép không?
  • Khách hàng trong khu vực có phù hợp không, có mức chi tiêu hợp với tầm giá sản phẩm không?
  • Những hướng đi nào mà quán có thể triển khai (bán online, offline hay cả hai)?

Dù thị trường có lên xuống thất thường nhưng kinh doanh F&B vẫn là một “mỏ vàng” được nhiều người tranh giành và sẵn sàng đầu tư. Với mức độ cạnh tranh hiện nay, chủ đầu tư nên tính toán lựa chọn một ngách sản phẩm phù hợp và tập trung vốn cũng như nguồn lực đẩy mạnh ngách này. Nếu chưa có kinh nghiệm, chủ đầu tư lại càng cần phải tránh cảnh tham lam “ôm đồm” kinh doanh quá nhiều thứ nhưng không thật sự hiệu quả. 

Kinh nghiệm giúp chủ đầu tư tránh “sập bẫy” khi mua nhượng quyền thương hiệu F&B
Chủ đầu tư nên lựa chọn thương hiệu nhượng quyền đã có tên tuổi trên thị trường và có tệp đối tượng khách hàng đa dạng

2.2. Xem xét độ uy tín của thương hiệu nhượng quyền

Chủ đầu tư nên cẩn trọng với những thương hiệu bán nhượng mới thành lập dưới 1 năm tuổi. Bởi theo quy định của pháp luật, hệ thống kinh doanh cần hoạt động ít nhất 12 tháng mới được phép cấp nhượng quyền kinh doanh. Độ uy tín được thể hiện qua tên tuổi và bề dày thời gian phát triển thương hiệu. Một thương hiệu F&B lâu đời, đã nhận được nhiều sự yêu mến của đông đảo khách hàng thì càng dễ dàng “nhân bản”. 

Hãy mua nhượng quyền khi và chỉ khi thương hiệu F&B đó đã tự mình thành công được ở quy mô chuỗi (ít nhất 3 điểm bán) và phát triển được trong một khoảng thời gian đủ dài (ít nhất 1 năm). Chỉ khi tự đứng vững được trên đôi chân của mình, thì thương hiệu nhượng quyền đó mới có thể trở thành phương án mở quán ít rủi ro và đem lại lợi nhuận tốt cho người mua.

Ngoài ra, chính sách nhượng quyền của thương hiệu cũng là một vấn đề quan trọng mà các chủ đầu tư phải quan tâm. Hãy chú ý đến một số điều khoản cơ bản, chủ chốt như: Bên nhượng quyền sẽ chuyển giao những gì cho bên đầu tư, cam kết về vấn đề hậu cần – marketing – đào tạo nhân sự ra sao, thời hạn nhượng quyền được tính như thế nào, chính sách đền bù nếu xảy ra bất trắc là gì,… 

Nếu thấy “mùi” mập mờ hoặc không đạt được thỏa thuận “win-win” giữa hai bên cho hợp đồng, chủ đầu tư đừng ngần ngại từ chối hợp tác hoặc yêu cầu sửa đổi cho tới khi đảm bảo được quyền lợi của mình.

2.3. Cân nhắc về sự phù hợp giữa chủ đầu tư và thương hiệu

Cuối cùng, mấu chốt để giữa chủ đầu tư và thương hiệu có một “cú bắt tay” lâu dài, thành công và thuận lợi là cả hai bên phải tìm được tiếng nói chung, cũng như có độ phù hợp cao. Bên mua nhượng quyền cần xác định rõ những gì mình đang có (tiền vốn, kinh nghiệm, mặt bằng, kiến thức, mục đích,…) có thật sự “match” với đặc điểm của thương hiệu hay không. 

Đặc biệt, với những chủ đầu tư mà kiến thức về ngành F&B hoàn toàn là số không, lại không có nhiều vốn thì không nên mạo hiểm “đặt cửa” vào một tên tuổi mới toanh hoặc thương hiệu đòi hỏi nhiều tiền nhượng quyền, mất thời gian mới hoàn vốn lại được. Hiện nay, khi thị trường kinh doanh ăn uống vẫn đang khá bấp bênh và thay đổi thường xuyên thì lựa chọn an toàn hàng đầu với phần lớn chủ đầu tư – kể cả có hay chưa có kinh nghiệm – luôn là những brand lâu năm, uy tín, kinh doanh thành công và có cam kết rõ ràng về mặt pháp lý với đối tác.

Ví dụ, với khoản vốn 200 – 300 triệu đồng, chủ đầu tư có thể tham khảo các thương hiệu trong lĩnh vực cơm ngon mà có đối tượng khách hàng đa dạng như Cơm Thố Anh Nguyễn. Tính tới hiện tại, hương hiệu cơm thố số 1 Hà Nội này đã có 11 năm kinh nghiệm trong ngành F&B và sở hữu tới hơn 80 cơ sở – một minh chứng rõ ràng cho mức độ thành công và phủ sóng toàn quốc. 

Khi tham gia vào chuỗi nhượng quyền Cơm Thố Anh Nguyễn, chủ đầu tư sẽ được thương hiệu mẹ đảm bảo quyền lợi qua hợp đồng hợp tác rõ ràng, đầy đủ điều khoản hợp pháp, cam kết cụ thể về mốc thời gian hồi vốn và sinh lãi. Ngoài những lợi ích như được sử dụng bộ nhận diện của hãng, được sở hữu công nghệ chế biến cơm thố độc quyền, các cơ sở của Cơm Thố Anh Nguyễn đều có mức chiết khấu khi bán online trên app trung gian thấp hơn 5-10% so với các quán bình thường trên thị trường; đồng thời còn có tần suất xuất hiện trên app dày đặc và dễ tiếp cận khách hàng hơn. 

Mới đây nhất, Cơm Thố Anh Nguyễn đã được GrabFood vinh danh trên màn hình LED quảng cáo ngoài trời tại tòa nhà NASDAQ, Quảng trường Thời Đại (Times Square, New York, Mỹ), đồng thời nhận giải thưởng “Chiến thần Ẩm thực” vì đạt doanh thu cao nhất trong Ngành hàng cơm ngon của Grab. Đây là sự ghi nhận và đánh giá rất khách quan, chính xác về thành công mà chuỗi cơm thố nổi tiếng này đã đạt được trong thời gian qua.

Kinh nghiệm giúp chủ đầu tư tránh “sập bẫy” khi mua nhượng quyền thương hiệu F&B
Cơm Thố Anh Nguyễn đã trở thành một trong những thương hiệu tiêu biểu về việc xây dựng hệ thống nhượng quyền chất lượng

Tạm kết 

Tuy tồn đọng nhiều bất cập, nhưng không ai có thể phủ nhận lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu vẫn là “mảnh đất màu mỡ” cho những ai ít vốn, chưa có nhiều kinh nghiệm mà vẫn muốn tham gia vào ngành F&B. Điểm mấu chốt ở đây là chủ đầu tư cần có kỹ năng nhìn nhận, chọn lọc thương hiệu bán nhượng quyền uy tín, tránh rủi ro không đáng có. 

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img