Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeChuyện nghềCác Lý Do Và Nguyên Tắc Để Nhà Quản Lý Duy Trì...

Các Lý Do Và Nguyên Tắc Để Nhà Quản Lý Duy Trì Mối Quan Hệ Với Nhà Cung Cấp

Đối với Don Fox – Giám đốc điều hành của nhà hàng nhanh Firehouse of America, người đã giúp chuỗi đạt 1,190 nhà hàng tại Mỹ và các nước khác – mối quan hệ giữa nhà điều hành và đối tác cung ứng phải được xây dựng dựa trên thái độ của cá nhân.

[crp]

Mối quan hệ giữa nhà điều hành và phía đối tác cung cấp cần được duy trì, phát triển sâu sắc bởi không hàng quán nào có thể tồn tại mà thiếu các nhà cung ứng được. Bên cạnh đó, các nhà phân phối sẽ mang đến những ý tưởng sáng tạo và nhìn thấy được những cơ hội vốn bị các nhà quản lý là chủ sở hữu bỏ qua. Chính các nhà cung ứng cũng là những nhân tố giúp ích rất nhiều cho quá trình hiện đại hóa mô hình kinh doanh của bạn.

Chẳng hạn, tại Firehouse Subs, chúng tôi đã được hưởng lợi rất nhiều từ các mối quan hệ với các nhà cung cấp tập trung vào sự đổi mới. Chính các nhà cung cấp đã hỗ trợ cho chúng tôi, nhờ đó, có không ít dự án đã được hoàn thành sớm hơn kế hoạch. Thậm chí, các nhà cung ứng cũng là những người sẵn sàng giúp chúng tôi giải quyết vấn đề hoặc phân tích những cơ hội cho những dự án tưởng chừng đi vào “ngõ cụt”.

Chia sẻ bí quyết để xây dựng mối quan hệ nhà cung ứng – người quản lý, Don Fox cho rằng điều quan trọng nhất chính là phải tạo ra kết quả đôi bên cùng có lợi. Cụ thể, mỗi bên đều nhận được những lợi ích công bằng cho bản thân, đồng thời, tôn trọng mong muốn của phía đối tác. Sự minh bạch và công bằng luôn phải là yếu tố được duy trì trong việc phát triển mối quan hệ. Hợp tác lâu dài sẽ khó tránh khỏi những xung đột và mâu thuẫn, nhưng điều cần thiết là cả 2 cùng chia sẻ khó khăn và tôn trọng lợi ích công bằng của nhau, khi đó mối quan hệ mới có thể được kéo dài.

Điển hình như trong giai đoạn đại dịch, nhiều chủ nhà hàng gặp khó khăn trong việc trả tiền thuê nhà của họ, điều này đã buộc các nhà quản lý và đối tác cho thuê sẽ cần bàn bạc lại với nhau. Khi này, quyền lợi công bằng của các chủ nhà là việc bạn cần minh bạch về tình trạng kinh doanh của quán mình, bao gồm việc cho phép họ kiểm tra báo cáo tài chính của họ. Khi đã hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh của người thuê, đối tác cho thuê sẽ có những thỏa thuận công bằng cho hợp đồng hiện tại và chuyển thành các điều khoản tốt hơn đối với các hợp đồng thuê mới sau này. 

Đối với các chủ nhà hàng, một vấn đề mà bạn thường xuyên gặp phải là bạn có thể nhận được hàng trăm, thậm chí hàng nghìn cuộc gọi chào mời từ các đối tác. Có không ít lời đề nghị được thực hiện theo dạng gọi hoặc email đồng loạt mà thiếu tính cá nhân hóa, thậm chí, họ còn chẳng biết các nhà điều hành đang mong đợi gì ở sự hợp tác. Nhưng từ quan điểm của một người đánh giá cao sự cẩn thận do nhà cung cấp thực hiện của tôi, tôi sẽ không đánh giá cao những đối tác này. Dù việc này đôi lúc khiến bạn thấy bực mình và phiền phức, tuy nhiên, đừng vội vàng khóa số hay email liên lạc của họ, bởi đây có thể là đối tác tiềm năng sau này. Thay vào đó, hãy giữ phép lịch sự và cố gắng duy trì mối quan hệ khi chưa có quyết định cuối cùng bằng cách phản hồi lại mọi lời đề nghị hợp tác.

Lời khuyên Don Fox đưa ra để chọn lựa đối tác phù hợp là họ phải hiểu về hoạt động kinh doanh của bạn, điều này cho thấy họ có sự quan tâm và tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng. Việc này giúp bạn và cả đối tác dễ dàng tìm ra được tiếng nói chung và quy trình hợp tác cũng sẽ suôn sẻ, thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ưu ái những nhà cung cấp có cách đề nghị hợp tác được cá nhân hóa cho từng doanh nghiệp. Vì nó cho thấy họ thực sự muốn cùng bạn tăng giá trị cho nhau, thay vì chỉ họ được hưởng lợi.

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img