Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangLòng Trung Thành Là Chìa Khóa Giữ Chân Khách Hàng Khi Tăng...

Lòng Trung Thành Là Chìa Khóa Giữ Chân Khách Hàng Khi Tăng Giá Bán

Việc tăng giá bán sau một thời gian kinh doanh là một trong những điều không thể tránh khỏi của ngành F&B. Bởi giá bán phụ thuộc rất nhiều vào chi phí vận hành, mà các khoản chi phí này lại không cố định và thường xuyên biến động theo thị trường, buộc các chủ nhà hàng phải tìm cách thích nghi với những biến động đó mà vẫn đảm bảo kinh doanh có lời, thì lúc này tăng giá bán là giải pháp được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, việc tăng giá bán có thể vướng phải sự phản ánh từ khách hàng khi không phải ai cũng sẵn sàng trả mức giá cao hơn cho sản phẩm và dịch vụ không thay đổi. Để giải quyết bài toán này, lòng trung thành sẽ là chìa khóa giúp bạn giữ chân khách hàng dù phải tăng giá bán.

[crp]

Lòng Trung Thành Là Chìa Khóa Giữ Chân Khách Hàng Khi Tăng Giá Bán
Tăng giá bán là một trong những điều không thể tránh khỏi khi kinh doanh F&B (Nguồn: Internet)

Sẽ có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nhà hàng buộc phải tăng giá bán, có thể kể đến như tình trạng khan hiếm nguyên liệu thực phẩm, đối diện với sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, hoặc chịu tác động từ lạm phát khiến giá vốn tăng nhanh,… Thêm vào đó, ngành F&B tại Việt Nam hiện nay còn phải đối mặt với ảnh hưởng từ giá xăng dầu tăng khiến rất nhiều nhà hàng phải tăng giá bán của mình, nhưng đồng thời đâu đó vẫn có nơi chưa dám tăng giá bán vì lo sợ mất khách. Đứng trước tình huống như thế này, một cơ hội mở ra cho các nhà hàng để có thể duy trì sự hài lòng các vị khách của mình dù tăng giá bán, chính là chương trình khách hàng thân thiết. 

Từ lâu, các chương trình dành cho khách hàng thân thiết vẫn luôn được thể hiện dưới dạng chiết khấu, phiếu giảm giá, ưu đãi hoặc quà tặng để thu hút và giữ chân khách hàng. Tuy nhiên, giữa thời điểm chi phí vận hành tăng thì chương trình chiết khấu và giảm giá có thể sẽ khiến nhà hàng gặp nhiều khó khăn, thậm chí là kinh doanh thất bại nếu nhà hàng không đủ sức chống đỡ lâu dài do lợi nhuận thu về thấp. Ngoài ra, quyết định tăng giá bán nhưng lại thực hiện chương trình giảm giá hoàn toàn không phải lựa chọn tối ưu hóa cho hoạt động kinh doanh. Thay vào đó, một số chương trình khách hàng thân thiết hiện đại sẽ giúp bạn có thể dễ dàng điều chỉnh và giảm thiểu các vấn đề bất cập này. 

Các chương trình khách hàng thân thiết cho phép nhà hàng xây dựng mối quan hệ trực tiếp với khách hàng của mình. Nhờ có sự phát triển của công nghệ hiện đại, thông quá các tính năng thu thập dữ liệu được hỗ trợ bởi các nền tảng từ phương tiện kỹ thuật số, nhà hàng có thể hiểu rõ hơn đâu là khách hàng tiềm năng nhất, cũng như hành vi, sở thích và nhu cầu của họ.

Chẳng hạn như Starbucks – ông lớn trong ngành kinh doanh cà phê là ví dụ điển hình cho thương hiệu vô cùng chú trọng xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Theo thống kê cho thấy, các thành viên trung thành của chuỗi chiếm đến 54% doanh thu tại các cửa hàng do tổng công ty tại Mỹ điều hành, mức độ tương tác đạt mức cao nhất khi tăng 2% so với năm ngoài. Đồng thời, các chiến dịch tiếp thị nhắm đến đối tượng khách hàng cụ thể cũng mang lại doanh thu cao hơn gấp 6 lần so với các chiến dịch nhắm đến đối tượng khách hàng chung. Nhờ vào dữ liệu khách hàng mạnh mẽ được thu thập từ các chương trình khách hàng thân thiết mà chuỗi có thể đưa ra các thông điệp và ưu đãi phù hợp với từng đối tượng khách của mình để thúc đẩy giá trị và doanh thu đạt được kết quả như kỳ vọng.

Một gợi ý nhỏ rằng, thay vì đưa ra các chương trình giảm giá, thì các nhà hàng có thể khuyến khích mua hàng trực tiếp để tích điểm, chủ động tiếp nhận phản hồi về mức độ hài lòng của khách hàng, và thúc đẩy giá trị lâu dài là cách để thu hút khách hàng và vô hiệu hóa việc tăng giá bán một cách hiệu quả mà không phải giảm giá một đồng nào. Ngoài ra, cung cấp các đặc quyền đặc biệt như vật phẩm, chỗ ngồi riêng hoặc ưu tiên giao dịch không cần xếp hàng, cũng là những cách gửi lời cảm ơn đến khách hàng trung thành của mình mà không cần phải dùng đến phương thức chiết khấu cao. Cuối cùng, bạn có thúc đẩy tần suất giao dịch của khách hàng với những chương trình độc quyền như thưởng thức món ăn hoặc thức uống mới, tổ chức sự kiện vào những dịp đặc biệt và gửi lời mời tham gia đến các khách hàng trung thành. 

Sự độc quyền và những trải nghiệm đáng nhớ sẽ là cách để duy trì sự hài lòng của khách hàng mà không phải hy sinh lợi nhuận để chiết khấu dù phải tăng giá bán do chịu sự ảnh hưởng của lạm phát hoặc biến động thị trường. Với các chương trình khách hàng thân thiết, bạn sẽ tìm được giải pháp giúp giữ chân khách hàng quen thuộc, thu hút khách hàng tiềm năng và xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng của mình hơn. 

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img