Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangBar/bếp+12 Nguyên tắc làm việc mà đầu bếp chuyên nghiệp nào cũng...

+12 Nguyên tắc làm việc mà đầu bếp chuyên nghiệp nào cũng cần biết

Nghề bếp không kén người theo nhưng lại có mức độ đào thải cao. Bởi, trở thành đầu bếp nghĩa là đối mặt với những khó khăn, áp lực và thử thách khắc nghiệt mà nếu không đủ tình yêu, đam mê, kiên trì và nỗ lực sẽ rất khó để ổn định và gắn bó lâu dài với nghề. Do đó, bên cạnh nghiệp vụ và kiến thức, các đầu bếp cần tuân thủ các nguyên tắc làm việc để có thể thành công trong sự nghiệp.
[crp]
Trong gian bếp có số nguyên liệu, gia vị và dụng cụ bếp là vô cùng lớn và đồ sộ. Là một nhân viên bếp chuyên nghiệp, bạn phải nắm rõ và nhớ kỹ vị trí đặt/ để của từng loại để đến lấy khi cần, đảm bảo sự chính xác và nhanh chóng, đồng thời tiết kiệm thời gian, không làm ảnh hưởng đến dây chuyền làm việc

2. Thao tác thuần thục mọi dụng cụ, thiết bị bếp

Từ chảo, bếp các loại, nồi chiên, nồi hấp, lò vi sóng, lò nướng, máy hút chân không cho đến dao, thớt… mọi thứ phải được thao tác nhuần nhuyễn, chuẩn xác và nhanh nhẹn theo đúng quy trình làm việc chuẩn. Bên cạnh đó, việc hiểu và dùng đúng chức năng các dụng cụ, thiết bị cũng giúp kéo dài tuổi thọ của chúng, đồng thời đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng.

3. Hiểu rõ món ăn sẽ chế biến

Bạn phải biết món A cần chuẩn bị những nguyên liệu nào, sơ chế thế nào, chế biến theo phương pháp gì, nêm nếm gia vị ra sao, trang trí thế nào… nhằm mang đến món ăn thành phẩm chuẩn vị và đẹp mắt.
Đầu bếp chuyên nghiệp
Một đầu bếp chuyên nghiệp luôn nắm vững cách thức chế biến và trình bày món ăn của mình

4. Không thắc mắc những vấn đề hay kiến thức cơ bản

Nhân viên bếp mới sẽ được người có kinh nghiệm hướng dẫn và đào tạo những thông tin, kiến thức cơ bản liên quan về nội quy bộ phận bếp, cách làm việc, cách sơ chế nguyên liệu, quy trình chế biến món ăn, quy định bảo quản thực phẩm… do đó, hãy lắng nghe và ghi nhớ cẩn thân. Đừng lặp lại những câu hỏi đã có câu trả lời rõ ràng hay những công việc đã được phân công, lưu ý tránh vi phạm những quy định đã được nhấn mạnh hoặc các lỗi sai cơ bản.

5. Tuân thủ nội quy bếp nhưng hãy góp ý khi cần thiết

Một tổ chức muốn hoạt động nhất quán và hiệu quả cần có nội quy làm việc chuẩn, quy định trách nhiệm và quyền hạn của từng nhân viên. Việc của bạn là hiểu, tôn trọng và tuân thủ nội quy đó, cũng như chỉ thị và yêu cầu của Bếp trưởng/người đứng đầu bộ phận bếp. Tuy nhiên, nếu nhận thấy tồn tại một số điều, quy định chưa thỏa đáng, chưa phù hợp với điều kiện làm việc thực tế – hãy mạnh dạn nói lên quan điểm và hướng cải tiến của mình.

6. Luôn trong trạng thái “Mise-en-place”

“Mise-en-place” là thuật ngữ quen thuộc trong nghề bếp, có nguồn gốc từ tiếng Pháp, được hiểu là “Everything in place”, nghĩa là “Mọi thứ đã sẵn sàng”. Trong ngành dịch vụ ẩm thực, cụm từ này được dùng để diễn tả công đoạn chuẩn bị nguyên liệu và vật dụng đã đầy đủ, sẵn sàng trước khi bắt đầu phục vụ.

7. Không đụng vào dụng cụ làm việc cá nhân của nhau

Một số đầu bếp chuyên nghiệp (thường là bếp trưởng) sẽ sở hữu một bộ dụng cụ làm việc của riêng họ, và coi trọng chúng như tài sản quý báu cần đầu tư và chăm sóc, bảo quản. Vì thế, đừng đụng vào những dụng cụ đó nếu chưa được cho phép, đó không chỉ là quy tắc làm việc chuyên nghiệp mà còn là phép lịch sự cơ bản.
dau bep chuyen nghiep
Mỗi đầu bếp được phân công một công việc và không gian làm việc khác nhau, đừng tùy tiện ở khu vực không phải của mình

8. Đừng tùy tiện ở không gian làm việc của đồng nghiệp

Mỗi đầu bếp sẽ chuyên trách một món ăn nhất định và họ được ngầm phân định ranh giới của nhau để có không gian làm việc thoải mái nhất. Để không ảnh hưởng đến hiệu suất công việc cũng như hạn chế cản trở thao tác của đầu bếp chính, bạn hãy tránh đứng gần nếu không cần thiết.

9. Mọi đầu bếp giỏi luôn làm việc sạch sẽ và ngăn nắp

Sạch sẽ và ngăn nắp là yêu cầu tiên quyết phải có của một nhân viên bếp, đảm bảo chất lượng vệ sinh thực phẩm trong chế biến và phục vụ. Hãy luôn giữ vệ sinh khu vực làm việc của mình, làm đến đâu dọn sạch đến đó và dọn dẹp sạch sẽ mỗi khi có thời gian rảnh và khi kết thúc ca.
Dau bep chuyen nghiệp
Sạch sẽ và ngăn nắp, không chỉ giúp việc tìm kiếm dễ dàng hơn mà còn tránh tình trạng lây nhiễm chéo

10. Luôn thông báo sự hiện diện của mình để tránh va chạm

Cường độ làm việc trong bếp rất căng thẳng, lượng người lại đông nên luôn bận rộn, thậm chí hỗn loạn lúc cao điểm. Công việc của nhân viên bếp lại phải bê, vác những chảo, nồi, đĩa đồ ăn nặng và nóng hổi hay cầm, nắm những dao, kéo sắc bén; một khi xảy ra va chạm sẽ rất nguy hiểm. Vì thế, khi cần di chuyển, hãy hô to sự hiện diện của mình để mọi người chú ý và đảm bảo an toàn.

11. Làm việc nhanh chóng nhưng chất lượng

Công việc của đầu bếp phải nấu hàng chục khẩu phẩn ăn mỗi ngày để phục vụ thực khách. Do đó, ngoài đáp ứng yêu cầu hoàn thành nhanh chóng, đầu bếp phải đảm bảo món ăn đạt chuẩn, cả về chất lượng lẫn hình thức.

12. Luôn mang theo giấy/sổ tay và bút ghi

Một người đầu bếp cầu tiến sẽ luôn không ngừng học hỏi và hoàn thiện mình. Họ trau dồi tri thức và kỹ năng, kinh nghiệm làm việc thực tế mọi lúc mọi nơi. Vì thế, giấy/sổ tay và bút ghi luôn có sẵn trong túi để có thể dễ dàng ghi chép lại khi cần.

13. Học hỏi để thích nghi

Khi thay đổi môi trường làm việc, hãy học cách quan sát và đánh giá vấn đề, làm quen với văn hóa lao động mới, cân nhắc trước khi đưa ra ý kiến hay nhận định về người hoặc cung cách làm việc tại đây. Bởi, không có gian bếp nào là giống nhau. Mỗi nơi sẽ có cơ cấu tổ chức, nội quy, quản lý, đồng nghiệp khác nhau. Muốn lời nói của mình có trọng lượng và được ghi nhận, bạn phải khẳng định trình độ và kỹ năng, tay nghề cũng như giá trị của mình thì mới có thể tìm được người nghe và thực hiện.
Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img