Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangCác Khoản Thuế Kinh Doanh Mà Nhà Hàng Phải Nộp, Chủ Quán...

Các Khoản Thuế Kinh Doanh Mà Nhà Hàng Phải Nộp, Chủ Quán Đã Biết?

Thuế kinh doanh là một trong những khoản thu mà mọi chủ quán F&B đều quan tâm khi bắt đầu mở nhà hàng. Đóng thuế đầy đủ cũng là cách giúp nhà hàng của bạn hạn chế gặp phải những rắc rối có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh. Vậy các khoản thuế kinh doanh mà nhà hàng sẽ phải nộp là gì? Mời bạn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

1. Tại sao lại phải nộp thuế kinh doanh?

Thuế là một khoản thu bắt buộc mà các cá nhân hay tổ chức đều phải có nghĩa vụ thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế được coi là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Việc đóng thuế không chỉ góp phần làm tăng nguồn thu cho đất nước, thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát mà còn giúp chủ quán có thể đánh giá lại doanh số của nhà hàng một cách toàn diện. 

Từ đó giúp chủ quán có thể mở rộng định hướng phát triển nhà hàng hơn, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh nền kinh tế quốc dân thêm ổn định và vững vàng.  

Các Khoản Thuế Kinh Doanh Mà Nhà Hàng Phải Nộp, Chủ Quán Đã Biết
Thuế kinh doanh là một trong những khoản thu mà mọi chủ quán F&B đều quan tâm khi bắt đầu mở nhà hàng (Nguồn: Internet)

2. Các loại thuế kinh doanh nhà hàng

Tùy vào quy mô, lợi nhuận và tài sản sở hữu mà mỗi nhà hàng sẽ có mức đóng thuế khác nhau. Các loại thuế kinh doanh phổ biến tại Việt Nam hiện nay là: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. 

2.1. Thuế môn bài

Thuế môn bài hay còn gọi là lệ phí môn bài là một loại thuế trực thu mà nhà hàng phải đóng hàng năm dựa vào vốn điều lệ được ghi trên giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp. Mức thu phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký hoặc doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước, tùy thuộc vào từng nước và từng địa phương.  

Mức lệ phí (thuế môn bài) với hộ kinh doanh được quy định như sau: 

  • Nếu nhà hàng có doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu đồng/năm thì mức nộp thuế là 300.000 đồng/năm.
  • Nếu nhà hàng có doanh thu từ 300 triệu đến 500 triệu đồng/năm thì mức đóng thuế là 500.000 đồng/năm.
  • Nếu nhà hàng có mức doanh thu trên 500 triệu đồng/năm thì mức đóng thuế là 1.000.000 đồng/năm. 

Lưu ý: 

  • Nếu chủ quán đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống trong 06 tháng đầu năm thì phải nộp mức lệ phí môn bài của cả năm. 
  • Nếu chủ quán đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống trong 06 tháng cuối năm thì chỉ phải nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm. 
Xem thêm: Cách Giảm Tỷ Lệ Nhân Viên Nhà Hàng Nghỉ Việc

2.2. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) 

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế được tính cộng vào giá bán của các loại hàng hóa, dịch vụ trong đơn hàng do người tiêu dùng thanh toán, chi trả khi sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Tùy thuộc vào từng loại hàng, sản phẩm và dịch vụ thì thuế giá trị gia tăng sẽ có các mức giá trị khác nhau như 0%, 5% hoặc 10%. 

Đối với kinh doanh nhà hàng, thuế giá trị gia tăng được tính theo công thức: 

Số thuế GTGT nhà hàng phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ % thuế GTGT

2.3. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Thuế thu nhập cá nhân cũng là một khoản thuế trực thu theo quy định bắt buộc của nhà nước, buộc chủ thể phải tuân thủ đầy đủ. Thuế thu nhập cá nhân được trích nộp từ một phần tiền lương và bất kỳ nguồn thu nhập nào khác vào ngân sách nhà nước, thông qua các cơ quan có thẩm quyền. 

Đối với kinh doanh nhà hàng, thuế thu nhập cá nhân được tính theo công thức:

Số thuế TNCN nhà hàng phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ % thuế TNCN

Theo đó, kinh doanh dịch vụ ăn uống được xếp vào danh mục ngành nghề sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu, vì vậy tỷ lệ phần trăm thuế sẽ được áp dụng như sau: 

  • Tỷ lệ % tính thuế giá trị gia tăng: 3%
  • Tỷ lệ % thuế thu nhập cá nhân: 1,5%

Ví dụ: Nhà hàng của bạn kinh doanh dịch vụ ăn uống có doanh thu trung bình mỗi tháng là 70 triệu đồng. Trong quá trình kinh doanh, nhà hàng của bạn phải chi trả những khoản phí khác như: phí thuê nhà 10 triệu đồng, phí thuê nhân viên 6 triệu đồng, tiền điện nước 2 triệu đồng, phí mua thực phẩm 25 triệu đồng. Như vậy doanh thu khoán của nhà hàng trung bình mỗi tháng là: 70 – (10+6+2+25) = 27 triệu.

  • Mức thuế GTGT chủ quán phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x 3% = 27 triệu x 3%= 810.000 VNĐ
  • Mức thuế TNCN chủ quán phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x 1,5% = 27 triệu x 1,5% = 405.000 VNĐ
Các Khoản Thuế Kinh Doanh Mà Nhà Hàng Phải Nộp, Chủ Quán Đã Biết
Nộp thuế kinh doanh đầy đủ là cũng chính là bạn đang thực hiện và tuân thủ nghĩa vụ của nhà nước (Nguồn: Internet)

3. Các khoản khấu trừ thuế mà chủ nhà hàng cần lưu ý

Trong kinh doanh nhà hàng, việc thường xuyên theo dõi và nắm bắt các khoản chi phí không chỉ giúp bạn có thể vận hành trơn tru và duy trì việc kinh doanh hiệu quả mà còn giúp bạn tối ưu chi phí để có mức lợi nhuận lý tưởng nhất. Vì vậy, bạn cần nắm được các khoản khấu trừ thuế dưới đây: 

  • Chi phí giấy tờ: Chi phí giấy tờ bao gồm tất cả giấy phép kinh doanh mà nhà hàng cần để hoạt động hợp pháp và được sự bảo hộ từ nhà nước. Chẳng hạn: đơn đăng ký nhãn hiệu, xin giấy phép xây dựng, tư vấn pháp lý,… đều là những giấy tờ khiến chi phí vận hành tăng lên và là những khoản chi trả được phép khấu trừ vào thuế kinh doanh nhà hàng. 
  • Chi phí nhân sự: Nhân viên là yếu tố quan trọng giúp bạn duy trì hoạt động một cách thuận lợi. Các khoản tiền lương của nhân viên cũng như phụ cấp ăn trưa, hay các chi phí khác cho nhân viên,… đều có thể được khấu trừ vào thuế thu nhập của nhà hàng. 
  • Chi phí thiết bị, dụng cụ: Là chi phí mà bạn phải đầu tư cho các vật dụng cần thiết trong gian bếp nhà hàng như: lò nướng, bếp ga, nồi chiên, máy rửa bát, tủ lạnh, cùng các chi phí sửa chữa và bảo trì,… Đừng quên bao gồm cả những khoản chi phí trên khi tính toán mức khấu trừ thuế của mình bạn nhé! 
Các Khoản Thuế Kinh Doanh Mà Nhà Hàng Phải Nộp, Chủ Quán Đã Biết
Chi phí phải đầu tư cho các vật dụng cần thiết trong gian bếp nhà hàng cũng được phép khấu trừ vào thuế kinh doanh (Nguồn: Internet)
  • Chi phí thực phẩm: Mỗi quy mô nhà hàng sẽ có những khoản chi phí thực phẩm khác nhau, có thể dao động từ 28% đến 40% trên tổng doanh thu. Dù con số này là bao nhiêu, bạn chắc chắn sẽ vẫn muốn cắt giảm loại chi phí này khi khấu trừ thuế. 
  • Tiền bảo hiểm: Bao gồm bảo hiểm cho nhà hàng, bảo hiểm kinh doanh và bảo hiểm nhân viên, bảo hiểm cơ sở vật chất,… tất cả đều được khấu trừ vào thuế kinh doanh nhà hàng. 
Xem thêm: Trách Nhiệm Của Một Quản Lý Nhà Hàng Bao Gồm Những Gì?

4. Lời kết

Hy vọng rằng, với những thông tin bên trên chủ quán sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về các khoản thuế kinh doanh trong nhà hàng và cách tính thuế ra sao cho đúng. Các vấn đề về thuế kinh doanh luôn phức tạp và mất thời gian kiểm soát, vì vậy hãy tìm hiểu thật kỹ càng trước khi bắt đầu kinh doanh để đảm bảo nhà hàng của bạn tuân thủ đúng pháp luật nhé!  

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img