Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangBar/bếpMột Ngày Làm Việc Của Đầu Bếp

Một Ngày Làm Việc Của Đầu Bếp

Một trong những điều đầu tiên mà các đầu bếp mới sẽ nghe được khi tìm hiểu về nghề bếp chính là thời gian làm việc kéo dài nhiều giờ liên tục. Đầu bếp và phụ bếp trong các quán ăn, nhà hàng và khách sạn trung bình có thể làm việc lên đến 50-70 giờ mỗi tuần, đặc biệt vào những thời gian cao điểm như các ngày cuối tuần hoặc ngày lễ, thời gian làm việc có thể lên đến 12-14 tiếng/ ngày. Họ sẽ phải làm việc từ sáng sớm đến tận khi tối muộn, và đôi khi cũng sẽ không được nghỉ vào các cuối tuần hay ngày lễ. Có thể nói, thời gian chính là một trong thách thức lớn nhất với những ai muốn theo đuổi nghề bếp này. 

[crp]

Tại Sao Thời Gian Làm Việc Của Đầu Bếp Thường Kéo Dài Nhiều Giờ Liên Tục?
Đầu bếp và phụ bếp trung bình có thể làm việc lên đến 50-70 giờ mỗi tuần (Nguồn: Internet)

Thời gian làm việc kéo dài kèm theo áp lực từ khối lượng công việc lớn khiến tỷ lệ kiệt sức của các đầu bếp tăng cao, ngay cả khi đã quen dần với công việc. Thậm chí, đầu bếp còn được xem là công việc có nguy cơ cao dễ mắc một số loại bệnh như ung thư phổi khi phải làm việc trong môi trường nhiều khí dầu hóa lỏng, khói từ việc nấu ăn; các bệnh về xương khớp khi phải liên tục đứng hoạt động trong thời gian dài; hay đẩy nhanh sự lão hoá của da và xuất hiện các sắc tố xấu trên cơ thể,… Tất cả những điều này gây khó khăn cho nhiều đầu bếp khi phải đối mặt với những vấn đề về thể chất, lâu dần cũng ảnh hưởng đến cả tinh thần, và tình trạng diễn ra trong thời gian dài khiến họ khó có thể tiếp tục bám trụ với công việc này được nữa. 

Bên cạnh các vấn đề về sức khỏe, thời gian cũng là lý do tác động đến các mối quan hệ bên ngoài của đầu bếp. Không như những công việc khác chỉ làm việc theo giờ hành chính, như nhân viên văn phòng chẳng hạn, họ có thời gian rảnh vào mỗi buổi tối và cuối tuần để dành cho gia đình, bạn bè hay các kế hoạch cá nhân khác của mình, nhưng với đầu bếp thì không được như vậy. Như đã nói, thời gian làm việc của đầu bếp có thể kéo dài lên đến 50-70 tiếng mỗi tuần, đồng nghĩa với việc họ sẽ phải chấp nhận san sẻ thời gian dành cho gia đình và bạn bè với công việc. Đồng thời, các dự định cá nhân hay những khoảng thời gian nghỉ ngơi sau giờ làm việc cũng bị hạn chế ít nhiều.

Đối với những ngày nghề khác, việc làm thêm giờ chỉ là công việc cần phải tăng ca và diễn ra trong thời gian ngắn chỉ vài ngày, nhiều thì có thể lên đến một tuần. Ngược lại với đó, làm việc trong thời gian kéo dài gần như đã trở thành điều hiển nhiên trong thế giới ẩm thực nói chung và các đầu bếp nói riêng, mà nhiều đầu bếp cũng từng đặt câu hỏi tại sao lại như thế? 

Tại sao trong thời đại mà các ngành nghề được đặt tiêu chuẩn và quy định về cách đối đãi nhân viên, phúc lợi nhân viên được nhận, và có khoảng thời gian nghỉ ngơi phù hợp, trong khi đó đầu bếp lại phải đối mặt với nhiều thử thách liên tục như vậy?

Tại Sao Thời Gian Làm Việc Của Đầu Bếp Thường Kéo Dài Nhiều Giờ Liên Tục?
Đầu bếp thường sẽ chịu áp lực từ thời gian làm việc đến khối lượng công việc (Nguồn: Internet)

Thời gian làm việc “thật sự” trong một ngày

Sự thật thì bên cạnh đầu bếp, một số ngành nghề khác cũng có số thời gian làm việc tương tự. Chẳng hạn như một giáo viên sẽ dạy học trên trường theo giờ hành chính, sau đó dạy thêm bên ngoài, và về nhà lại tiếp tục soạn giáo án hoặc chấm bài kiểm tra. Hay với công việc luật sư cũng có thể phải làm việc lên đến 80 giờ mỗi tuần. Trên thực tế, làm việc trong thời gian kéo dài nhiều giờ liên tục khá điển hình với bất kỳ công việc làm công ăn lương nào (trừ những công việc tính lương theo giờ), và cả những người làm công việc không thuộc sự quản lý của doanh nghiệp, hay tổ chức nhà nước như thợ hàn, thợ mộc,…

Lý do khiến công việc đầu bếp trở nên đặc biệt mệt mỏi là vì hầu như tất cả thời gian làm việc trong nhà bếp bạn phải đứng và di chuyển liên tục cũng như hoạt động không ngừng nghỉ khi phải nấu hết món ăn này đến món ăn khác. Đồng thời, với một môi trường làm việc cường độ cao luôn đòi hỏi bạn phải thực hiện mọi thao tác một cách nhanh chóng để kịp thời phục vụ cho khách hàng. Các đầu bếp thậm chí thường xuyên không có thời gian ăn uống và nghỉ ngơi tử tế, họ ăn uống vội vàng, tranh thủ và tiếp tục quay lại làm việc ngay khi ăn xong. Trong khi luật sư thì có thể dành thời gian ăn trưa với khách hàng, còn giáo viên cũng có thể ngồi trên ghế tựa để chấm bài vở thay vì phải đứng và di chuyển ngược xuôi.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa nói những công việc khác không tốn công sức hay có nhiều thời gian hơn công việc đầu bếp, mà chỉ đơn giản cho thấy, để trở thành một đầu bếp, đòi hỏi mỗi người sẽ phải trải qua một lộ trình đầy thử thách cũng như đánh đổi rất nhiều điều để đạt được mục tiêu của mình, bao gồm cả những thói quen sinh hoạt nhỏ bé nhất. 

Vậy vì sao vẫn có nhiều người lựa chọn công việc này?

Có thể dễ dàng nhận thấy, việc làm việc kéo dài nhiều giờ liên tục sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như các mối quan hệ với gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tiếp tục tìm đến các khóa học ẩm thực, thu thập bằng chứng nhận nghề bếp và không ngừng trau dồi tay nghề cho mình để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp. 

Hơn hết, để có thể kiên trì vượt qua mọi khó khăn và nỗ lực theo đuổi đến cùng như vậy, động lực đầu tiên chắc hẳn sẽ luôn bắt nguồn từ niềm đam mê. Giống như một người lựa chọn làm giáo viên vì họ yêu thích việc dạy học, yêu thích được truyền đạt con chữ, và một người đến với nghề đầu bếp cũng vậy. Họ dành nhiều giờ làm việc trong bếp vì tình yêu và niềm đam mê dành cho ẩm thực cũng như dịch vụ ăn uống. 

Và tất nhiên, song song với những gian truân, thử thách đó, nghề đầu bếp nhất định sẽ đền đáp xứng đáng cho ai thật sự có đam mê với ẩm thực và quyết tâm theo nghề đến cùng. Đầu bếp hiện nay đang dần chứng tỏ được tầm quan trọng của mình, trở thành một trong những công việc có sức cạnh tranh cao, do đó mức lương nhận được của nghề bếp cũng ngày càng được cải thiện và có thể đạt được con số hấp dẫn nếu bạn cố gắng trong công việc và phấn đấu đến vị trí của bếp trưởng hay người quản lý. Bên cạnh đó, tay nghề càng cao, kinh nghiệm càng nhiều, bạn sẽ càng có cơ hội được làm việc tại những nhà hàng hoặc khách sạn cao cấp, hoặc thậm chí là mở rộng cơ hội việc làm ra ngoài nước.

Đầu bếp không chỉ là công việc trong căn bếp mà còn là tấm vé cho phép bạn được khám phá nhiều nền ẩm thực đa dạng và phong phú của thế giới. Là lý do vì sao sự cạnh tranh trong nghề bếp rất khắc nghiệt, có muôn vàn thử thách và khó khăn đang chờ đợi phía trước nhưng nghề bếp vẫn luôn là lựa chọn nghề nghiệp của rất nhiều người. Không có công việc nào lại có thể dễ dàng đạt được thành công cả, hầu hết mọi người đều phải chứng minh bản lĩnh và năng lực của mình trước khi chạm đến vị trí tốt hơn, nhận được mức lương cao hơn xứng đáng với những nỗ lực và công sức của mình, tất nhiên là cả việc hy sinh thời gian riêng của bản thân dành cho công việc này.

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img