Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangKinh doanh & MarketingCần chuẩn bị gì khi kinh doanh nhà hàng nhỏ

Cần chuẩn bị gì khi kinh doanh nhà hàng nhỏ

Trước đây, kinh doanh nhà hàng nhỏ không thực sự là hình thức kinh doanh được các chủ quán “mặn mà”. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của mạng xã hội – một phương thức marketing hiệu quả và tiếp cận với nhiều khách hàng – đã giúp cho mô hình kinh doanh này đang dần nhận được sự quan tâm đáng kể và là lựa chọn lý tưởng cho nhiều người.

[crp]

Nếu bạn mong muốn có một nhà hàng của riêng mình nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng ăn uống cũng như hạn chế về mặt số vốn. Thì kinh doanh nhà hàng nhỏ là một phương án khả thi dành cho bạn, nhất là khi mô hình này đang trở nên phổ biến hơn. Khi khách hàng, đặc biệt là giới trẻ đang mong muốn có những khoảng thời gian tận hưởng bữa ăn với chất lượng dịch vụ tốt với sự yên tĩnh nhất định nhờ việc nhà hàng nhỏ vốn chỉ phục vụ một số lượng khách giới hạn. Tuy nhiên, khi xu hướng này nhận được sự chú ý, điều này đồng nghĩa với việc bạn buộc phải chịu sự cạnh tranh từ nhiều đối thủ hơn. Và để nhà hàng của bạn kinh doanh thành công, bạn hãy có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và trong đó, 2 yếu tố bạn cần chú ý. Đó là chi phí kinh doanh nhà hàng và học hỏi từ những kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng ăn uống từ câu chuyện thành công cho đến những thất bại để đảm bảo bạn hiểu rõ các vấn đề sẽ đối mặt.

1. Lập kế hoạch phân bổ chi phí kinh doanh

kinh doanh nha hang nho
Lập kế hoạch chi phí kinh doanh giúp bạn có những chiến lược phù hợp để vận hành nhà hàng và tránh tình trạng chi tiêu quá mức

Một trong những vấn đề các chủ sở hữu thường gặp khi mới bắt đầu kinh doanh đó là sử dụng chi phí quá mức khiến cho việc vận hành sau này gặp nhiều khó khăn. Tình trạng này đến từ việc họ thiếu tính toán chi tiết và lập ra kế hoạch để có thể phân bổ chi phí kinh doanh nhà hàng một cách hợp lý nhằm duy trì hoạt động. Đặc biệt là khi kinh doanh nhà hàng nhỏ, việc kiểm soát không tốt chi phí từ lúc đầu sẽ dễ khiến các chủ quán rơi vào tình trạng thiếu hụt tài chính để đầu tư hoặc nâng cấp. Cũng như chuẩn bị cho những trường hợp bất khả kháng xảy ra như dịch bệnh bởi bạn sẽ dễ thiếu hụt khoản dự phòng, trong khi  các doanh nghiệp lớn hay chuỗi sẽ có kế hoạch để phân chia chi phí phù hợp cho từng giai đoạn. Chính vì vậy, một bản kế hoạch tài chính sẽ giúp bạn tập trung hơn và chi tiêu có chừng mực. Nhất là khi mới thành lập, bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng tốn quá nhiều chi phí cho phần nội thất, đồ trang trí hoặc dụng cụ. Vì nếu như bạn không xây dựng kế hoạch, bạn sẽ thường mua sắm theo sở thích và cảm tính. Không chỉ vậy, một bản mô tả chi phí kinh doanh nhà hàng sẽ là công cụ đắc lực hỗ trợ bạn khi kêu gọi sự hợp tác hoặc vốn đầu tư. Do đây là những thông tin mà người đầu tư hoặc đồng hành cùng bạn sẽ sử dụng để đánh giá mức độ khả thi của dự án. Cùng với đó, đây cũng là cơ sở xác định thời gian hòa vốn cần thiết. Để có bản mô tả chi phí phù hợp với nhu cầu, bạn cần xác định rõ được mô hình kinh doanh của mình nhằm lựa chọn được những mục cần chi tiêu. Vì kinh doanh nhà hàng nhỏ theo đuổi phong cách fine-dining sẽ có những sự đầu tư chi phí khác với một nhà hàng hữu cơ. Ngoài ra, việc lập kế hoạch chi phí sẽ giúp bạn xác định được mức độ hiệu quả hoạt động kinh doanh dựa trên phần trăm chi phí cho từng mục như mặt bằng, vận hành, trang thiết bị, nhân sự, … Đồng thời khi tính toán chi phí kinh doanh nhà hàng từ trước khi đưa vào vận hành sẽ giúp bạn có sự điều chỉnh. Chẳng hạn, với chi phí lương nhân viên, bạn sẽ dự báo được mức phần trăm của khoản tiền này và nếu vượt quá mức mong muốn, bạn có thể cân nhắc giảm chi phí. Bằng cách thay vì thuê thêm 1 vị trí khác thì hãy chia từng công việc cho những nhân viên còn lại và phụ cấp thêm cho họ. Hãy nhớ rằng, khi kinh doanh, mọi quyết định đều được dựa trên mức tài chính và lợi nhuận. Vì thế, hãy dành thời gian và công sức để lập bản phân bổ chi phí nếu bạn muốn kinh doanh thành công, có lợi nhuận và bền vững.

2. Học hỏi từ kinh nghiệm của những người xung quanh

kinh doanh nha hang nho
Tiếp thu từ những người đã có kinh nghiệm sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm không đáng có

Mặc dù, việc kinh doanh nói chung, đặc biệt là ngành nhà hàng thì thị trường luôn thay đổi liên tục nên sẽ khó một trường hợp nào thực sự sẽ giống nhau. Tuy nhiên việc học hỏi và tham khảo kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng ăn uống từ những chủ quán khác sẽ giúp cho bạn nắm được những vấn đề cốt lõi. Điều sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm không đáng có. Bởi có những lỗi sai gần như mọi chủ quán đều sẽ gặp phải như vấn đề mặt bằng, quản lý nhân viên, chất lượng phục vụ. Mà khi bạn biết sớm hơn thì bạn dễ dàng tránh đi vào vết xe đổ và các hậu quả. Đôi khi nghiêm trọng đến mức phải đóng cửa nhà hàng. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu về những câu chuyện thành công hoặc thất bại sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về thị trường. Đây cũng là cách đánh giá để xem xét mức độ khả thi và hiệu quả cho nhà hàng của bạn. Bởi chắc rằng ý tưởng của bạn có thể sẽ tương tự như cách thành lập và phát triển với một trong những nhà hàng từng có trước đây. Vì vậy, việc học hỏi sẽ hỗ trợ bạn vạch ra những chiến lược và kế hoạch để đối phó nhiều trường hợp có thể xảy đến nhất. Phương pháp này cũng là lựa chọn lý tưởng mà những ai mới kinh doanh lần đầu vốn không có quá nhiều kiến thức về ngành. Bởi những thông tin đã được chia sẻ sẽ là cơ sở để bạn điều chỉnh hoạt động kinh doanh trở nên khả thi và hiệu quả nhất. Để có thể tiếp thu kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng ăn uống, cách đơn giản nhất là bạn nên đọc các quyển sách về bài học kinh doanh. Hoặc lựa chọn tham gia các buổi chia sẻ, tọa đàm. Đây sẽ là nơi bạn có cơ hội được nghe những câu chuyện thực tế và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia hay những chủ sở hữu đã có kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng ăn uống trước đây. Bên cạnh đó, nơi đây cũng cực kỳ hữu ích để bạn thiết lập các mối quan hệ. Thậm chí là tìm kiếm cho mình một người cố vấn – người am hiểu và có kinh nghiệm kinh doanh – nhằm hỗ trợ bạn trong việc định hướng cho dự án kinh doanh của bạn. Và sẽ là một lợi thế cho bạn nếu như may mắn có được người quen hay bạn bè. Bởi họ là những người sẽ cho bạn rất nhiều thông tin thực tế và sẵn sàng chia sẻ với bạn mọi thứ. Nhất là những kinh nghiệm thực tế họ đã từng gặp phải với những lời khuyên chân thành và thiết thực nhất. Đây cũng sẽ là những người bạn có thể tìm kiếm lời khuyên mỗi khi gặp khó khăn trong quá trình vận hành. Lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là nhà hàng ăn uống, cực kỳ phức tạp và mỗi quyết định sai lầm đều phải trả giá bằng tiền. Vì vậy, hãy trang bị những kiến thức cơ bản về thị trường, khách hàng, cách vận hành, … từ những trải nghiệm của người có kinh nghiệm để đạt được thành công bạn mong đợi. 

Kinh doanh nhà hàng nhỏ tuy là một thị trường “màu mỡ” cho các chủ sở hữu và không yêu cầu quá nhiều về vốn nhưng sự thành công với mô hình này không phải là dễ dàng. Do đó, hãy chuẩn bị thật tốt về mặt chi phí cũng như những kiến thức, kinh nghiệm để có thể thu được lợi nhuận từ lĩnh vực này.

Có thể bạn quan tâm:
Hậu Covid, Thị trường kinh doanh nhà hàng ăn uống còn hấp dẫn!
Kinh nghiệm kinh doanh ăn uống
Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img