Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangBar/bếpÝ Nghĩa Ẩn Sau Trong Câu Trả Lời “Yes, Chef” 

Ý Nghĩa Ẩn Sau Trong Câu Trả Lời “Yes, Chef” 

“Yes, Chef” là câu nói quen thuộc có thể dễ dàng nghe thấy trong bất kỳ căn bếp nào. Từ “Chef” thật ra được bắt nguồn từ thuật ngữ “Chef De Cuisine” trong tiếng Pháp thay vì tiếng Anh như mọi người vẫn nghĩ, dùng để chỉ những người đứng đầu một nhà bếp, hay còn gọi là Bếp trưởng – người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các khu vực bếp trong một nhà hàng hoặc một khách sạn nào đó. Bất cứ khi nào Bếp trưởng giao nhiệm vụ hoặc phân công công việc, chúng ta thường sẽ ngay lập tức nghe thấy câu trả lời “Yes, Chef”, và không chỉ mang ý nghãi là một câu phản hồi, “Yes, Chef” còn thể hiện cả một hệ thống cấp bậc được tổ chức chuyên nghiệp.

[crp]

Chính Georges Auguste Escoffier, một đầu bếp nổi tiếng người Pháp, được mệnh danh là “vị vua của các đầu bếp, đầu bếp của các vị vua” (roi des cuisiniers, le cuisinier des rois) – là người đầu tiên phát triển khái niệm “đội đầu bếp”, hợp lý hóa việc phân chia các nhiệm vụ trong một căn bếp chuyên nghiệp. Với cách nghĩ của mình, ông mong muốn các công việc cần thực hiện trong bếp đều phải được phân chia một cách rõ ràng nhất, xác định đúng người sẽ chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ công việc và tạo ra một mô hình giao tiếp giữa Bếp trưởng cùng các thành viên khác. Phương thức phân cấp này ban đầu được thiết kế nhằm tạo ra hệ thống hoạt động sản xuất hiệu quả. Về bản chất, các nhiệm vụ và mục tiêu của mọi người sẽ xuất phát từ tầm nhìn và chỉ thị của người đứng đầu – trong trường hợp này chính là mục tiêu để phát triển hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Mặc dù đâu đó vẫn còn tồn tại những thách thức cố hữu với cách tiếp cận có tính chuyên quyền này, nhưng đồng thời cũng mang lại rất nhiều lợi thế nếu được áp dụng một cách hợp lý, do đó hình thức này vẫn được sử dụng phổ biến trong suốt hơn 140 năm qua.
Ý Nghĩa Ẩn Sau Trong Câu Trả Lời “Yes, Chef”
Huyền thoại Auguste Escoffier (người bên phải) – thế hệ đầu bếp tài năng nhất ở mọi thời đại đã tạo ra “cuộc cách mạng” trong ẩm thực Pháp và cả thế giới (Nguồn: Internet)

Thể hiện trách nhiệm và quyền hạn của bếp trưởng

Chính hệ thống “đội đầu bếp” này là tiền đề để xem xét giữa trách nhiệm và quyền hạn, hiệu quả và tinh thần của nhân viên. Vì lý do đó, “Yes, Chef” không chỉ là một câu phản hồi mà còn là một lời đảm bảo với trách nhiệm được giao của mình. Auguste Escoffier biết rằng nếu một cá nhân được giao trách nhiệm nhưng lại không có quyền quyết định sẽ dễ dẫn đến sự thất bại của tập thể. Vì vậy, trái ngược với kiểu chỉ huy bảo thủ mà ông từng được trải nghiệm trong quân đội, các vị trí giám sát sẽ được phép quyết định các hoạt động trong bộ phận của mình, miễn là quyết định đó đều được mọi người cùng đồng lòng ủng hộ. Đối với các hoạt động trong bếp nhà hàng, bếp trưởng chính là người sẽ giám sát tiến độ làm việc của các nhân viên bếp khác và chủ động điều chỉnh để mọi hoạt động đều đạt được hiệu quả tốt nhất.

Mang lại tinh thần làm việc cho nhân viên

Bất kỳ tập thể nào nếu không có hệ thống tổ chức rõ ràng hoặc một người quản lý cố định sẽ khiến mọi công việc dễ rơi vào hỗn loạn, nhân viên không biết mình phải làm gì và cũng không biết nên hoàn thành ra sao. Từ thực tế cho thấy, nhân viên ngày nay thường có xu hướng lựa chọn những môi trường làm việc có tiêu chuẩn làm việc rõ ràng, hiệu quả và nhất quán, chính sự bất cập trong lối tổ chức sẽ là lý do khiến các nhân viên cảm thấy chán nản và thất vọng với môi trường làm việc của mình. Quan trọng hơn hết, xây dựng một hệ thống hoạt động có tổ chức không chỉ mang đến môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên mà còn nhấn mạnh rằng tất cả những người làm việc trong hệ thống đều tuân theo chỉ thị của người giám sát. Câu phản hồi “Yes, Chef” khi nhận được nhiệm vụ từ bếp trường vừa là lời đảm bảo sẽ hoàn thành trách nhiệm, vừa là câu nói đem đến sự tin tưởng, tôn trọng vị trí và cam kết vì mục tiêu chung, thể hiện sự thống nhất và trật tự trong nhà bếp ở mức độ cao nhất để mang đến những trải nghiệm ăn uống tuyệt vời cho khách hàng.

Ý Nghĩa Ẩn Sau Trong Câu Trả Lời “Yes, Chef”
“Yes, Chef” không chỉ là một câu phản hồi mà còn là một lời đảm bảo với trách nhiệm được giao của mình (Nguồn: Internet)

Là niềm tự hào của các Đầu bếp

Danh hiệu “Chef” không phải dễ dàng mà có được, là cả quá trình làm việc và tích lũy kinh nghiệm sau nhiều năm làm việc miệt mài. Quá trình ấy đòi hỏi người Đầu bếp phải chuyên tâm tuyệt đối và thật sự đam mê với ẩm thực, không ngừng trau dồi kiến thức và thành thục các kỹ thuật nấu nướng của mình. Đồng thời, để trở thành một “Chef” cũng phải có đủ các năng lực cần thiết bao gồm quản lý vận hành, lên kế hoạch công việc, sáng tạo thực đơn, quản lý nguồn nhân lực, tài chính và cả hiệu quả của tập thể. Có thể nói, mỗi lời phản hồi “Yes, Chef” được xem như mỗi lời bày tỏ lòng tôn trọng với những gì mà họ đã trải qua để có được chức danh đó.

Lời cam kết hướng đến mục tiêu chung

Mục tiêu chung của bộ phận bếp trong một nhà hàng chính là luôn mang đến những món ăn tuyệt vời nhất, làm hài lòng khách hàng bằng hương vị và chất lượng của món ăn, xây dựng niềm tự hào của đầu bếp với món ăn do mình làm ra và tạo ra hiệu quả cho hoạt động kinh doanh, góp phần duy trì và phát triển nhà hàng. “Yes, Chef” chính là lời cam kết để mọi nhân viên bếp cùng đồng lòng làm việc và luôn tuân theo sự điều động của Bếp trưởng để đạt được những mục tiêu chung đó.

Điều cuối cùng, để mọi hoạt động đều có thể diễn ra thuận lợi không chỉ cần có sự dẫn dắt đúng đắn của Bếp trưởng, mà các nhân viên bếp cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mỗi cá nhân trong “đội đầu bếp” đều phải có nền tảng kinh nghiệm vững vàng, thái độ tích cực và cũng mong muốn phát triển lâu dài với công việc này. Tất cả quyết định của Bếp trưởng đều trở nên vô nghĩa nếu không nhận được sự tin tưởng từ mọi người. Sự thành công của tập thể là sự cố gắng hướng đến mục tiêu chung của mỗi cá nhân chứ không phải của riêng bất kỳ ai.

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img