Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangCách Quản Lý Chuỗi Nhà Hàng, Quán Cà Phê Hiệu Quả

Cách Quản Lý Chuỗi Nhà Hàng, Quán Cà Phê Hiệu Quả

Nếu như bạn đang quản lý chuỗi nhà hàng, quán cà phê thì điều này đồng nghĩa bạn là một trong số ít những người chủ thành công nhất trong việc phát triển thương hiệu của mình. Hầu hết các chủ nhà hàng, quán cà phê đều mong muốn có thể mở rộng tên tuổi kinh doanh với nhiều cơ sở trên nhiều địa điểm khác nhau, thế nhưng không phải ai cũng làm được điều này. Quản lý một nhà hàng, quán cà phê đã khó, thì quản lý chuỗi nhà hàng, hay chuỗi cửa hàng cà phê lại càng thử thách hơn rất nhiều lần. Chính vì thế bạn cần có chiến lược quản lý đúng đắn để duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả cho tất cả chi nhánh của mình. 

Cách Quản Lý Chuỗi Nhà Hàng, Quán Cà Phê Hiệu Quả
Hầu hết các chủ nhà hàng, quán cà phê đều mong muốn có thể mở rộng tên tuổi của mình (Nguồn: Internet)

1. Cân bằng giữa cơ sở hiện tại và cơ sở mới

Nhiều chủ nhà hàng thường bị cuốn theo sự tất bật của việc mở rộng tên tuổi thương hiệu mà đôi lúc có thể sẽ vô tình bỏ qua những yếu tố quan trọng để đảm bảo kinh doanh chuỗi đạt hiệu quả. Điển hình như việc phải dồn lực để phát triển cơ sở mới, cùng với lòng tin vào sự thành công của cơ sở hiện tại đã khiến nhiều người ít chú ý đến việc cân bằng hiệu quả hoạt động kinh doanh cho tất cả cơ sở. Điều này có thể tác động tiêu cực đến tính bền vững để duy trì và phát triển chuỗi nhà hàng, quán cà phê. 

Do vậy, trong quá trình xây dựng cơ sở mới, bạn cần quan tâm đồng đều tất cả cơ sở, đảm bảo dù tập trung phát triển chi nhánh mới nhưng vẫn theo sát các hoạt động của chi nhánh hiện có, đặc biệt là các báo cáo về doanh số bán hàng và lợi nhuận. Đồng thời, để cơ sở mới đạt được tốc độ phát triển hiệu quả hơn, bạn có thể tạm thời kéo tài nguyên từ các cơ sở hiện tại của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Thực tế, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm chính là nguồn tài sản vô giá với bất cứ nhà hàng, hay quán cà phê nào. Bố trí nhân lực chủ chốt của mình sang cơ sở mới sẽ giúp bạn tối ưu hóa quy trình vận hành trong thời gian đầu, ổn định hoạt động kinh doanh nhanh chóng và ít phức tạp hơn khi mọi người trong đội ngũ nhân viên đều hiểu rõ nhiệm vụ và chủ động trong công việc của mình.

Xem thêm: Bí Quyết Vận Hành Kế Toán Nhà Hàng Hiệu Quả

2. Quản lý hiệu suất tổng thể của chuỗi nhà hàng, quán cà phê

Sau khi vận hành chuỗi nhà hàng, quán cà phê thành công, trọng tâm của bạn sẽ chuyển từ quản lý hoạt động kinh doanh hàng ngày, sang xử lý các vấn đề lớn hơn của toàn chuỗi hệ thống. Như vậy có nghĩa, bạn không chỉ phải quan tâm đến doanh số bán hàng của một địa điểm, mà còn cần xem xét toàn diện mọi khía cạnh tác động đến doanh số bán hàng trên tất cả chi nhánh. Giờ đây, mọi quyết định của bạn đều phải đảm bảo phù hợp và đem lại lợi ích cho toàn chuỗi nhà hàng, quán cà phê của mình, thay vì chỉ dựa trên tình hình kinh doanh của một cơ sở như trước. 

Việc quản lý hiệu suất tổng thể cho một chuỗi nhà hàng hay chuỗi cửa hàng cà phê là một trong những vấn đề vô cùng đau đầu cho người làm chủ. Quản lý kém hiệu quả không chỉ không thể phát triển cơ sở mới, mà còn có thể ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh của những cơ sở hiện có. Chính vì thế, hãy chỉ bắt đầu kinh doanh chuỗi nhà hàng, quán cà phê khi đảm bảo mình có khả năng xử lý công việc và quản lý hiệu suất tổng thể cho tất cả địa điểm. 

Cách Quản Lý Chuỗi Nhà Hàng, Quán Cà Phê Hiệu Quả
Quản lý chuỗi nhà hàng, hay chuỗi cửa hàng cà phê tồn tại rất nhiều thách thức (Nguồn: Internet)

3. Tạo trải nghiệm đồng nhất cho khách hàng

Một phần thiết yếu để đem đến sự thành công cho một hoạt động kinh doanh nhà hàng, quán cà phê chính là duy trì chất lượng dịch vụ và mang đến trải nghiệm đồng nhất cho khách hàng. Bản thân là một chủ nhà hàng, chắc hẳn bạn cũng hiểu được tính nhất quán đóng vai trò quan trọng như thế nào trong hiệu quả kinh doanh. Yếu tố này càng quan trọng hơn bao giờ hết khi bạn mở rộng hoạt động của mình với nhiều cơ sở khác nhau. 

Nói đến việc xây dựng chất lượng dịch vụ nhất quán cho trải nghiệm ăn uống của khách hàng thì tiêu chuẩn hóa quy trình vận hành chính là chìa khóa hàng đầu. Theo đó, mọi yếu tố tại tất cả chi nhánh của bạn từ quy trình tuyển dụng, đào tạo nhân viên, đến công thức chế biến hay danh sách kiểm tra bảo trì định kỳ, đều phải tương tự như nhau. Tuy nhiên vẫn sẽ có một số điểm khác biệt nhất định giữa từng địa điểm như sở thích khách hàng, hay mức độ cạnh tranh trong khu vực cũng sẽ tác động ít nhiều đến chiến lược tiêu chuẩn hóa quy trình. 

Xem thêm: Vì Sao Nhiều Nhà Hàng Thất Bại Ngay Trong Năm Đầu Tiên Kinh Doanh?

4. Kiểm soát chuỗi cung ứng

Trong lĩnh vực kinh doanh F&B, quản lý chuỗi cung ứng là yếu tố không thể thiếu cho hiệu quả kinh doanh tổng thể. Chuỗi cung ứng của một nhà hàng, quán cà phê phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như biến động thị trường, tình hình xã hội, hay nhu cầu đặt hàng, bất kỳ thay đổi nào cũng đều có thể làm gián đoạn dây chuyền hoạt động của toàn bộ chuỗi cung ứng. 

Chuỗi cung ứng trong ngành F&B thường đến từ các trang trại, xưởng sản xuất, hoặc cũng có thể từ chính khu vực bếp của nhà hàng. Mỗi sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng đều sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn trong chất lượng dịch vụ của nhà hàng, cuối cùng là ảnh hưởng đến trải nghiệm dùng bữa của thực khách. Do đó, việc kiểm soát chặt chẽ chuỗi cung ứng trên tất cả chi nhánh để tránh tình trạng đứt gãy hoặc chậm trễ cũng là một trong những thách thức rất lớn với những người chủ quản lý chuỗi nhà hàng, quán cà phê.

5. Đầu tư vào hệ thống máy POS

Sau khi mở rộng nhà hàng, quán cà phê lên thành chuỗi thì bạn nên cân nhắc đầu tư vào các công nghệ hỗ trợ như hệ thống máy POS để có thể tự động hóa các quy trình hàng ngày, quản lý hiệu quả khối lượng dữ liệu lớn và duy trì hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru. Với hệ thống máy POS, bạn có thể dễ dàng quản lý hoạt động của tất cả địa điểm theo thời gian thực mà không cần phải trực tiếp đến từng cơ sở cụ thể. Nhờ đó giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức của mình, đồng thời vận hành nhà hàng có tổ chức hơn. 

Ngoài khả năng quản lý dữ liệu và tạo báo cáo kinh doanh, các hệ thống máy POS còn sở hữu nhiều tính năng nổi bật khác như giám sát tình hình hàng tồn kho, quản lý đội ngũ nhân viên, đánh giá hiệu quả của các chương trình khách hàng thân thiết và ưu đãi,… Tận dụng những tính năng này sẽ giúp việc quản lý chuỗi nhà hàng, quán cà phê của bạn trở nên tối ưu hơn, nâng cao hiệu suất hoạt động, và tăng lợi thế cạnh tranh với những đối thủ khác. 

Cách Quản Lý Chuỗi Nhà Hàng, Quán Cà Phê Hiệu Quả
Cần có chiến lược quản lý đúng đắn để duy trì hiệu quả cho tất cả chi nhánh nhà hàng (Nguồn: Internet)

6. Xây dựng cơ cấu tổ chức

Xây dựng một cơ cấu tổ chức phù hợp rất quan trọng với hoạt động kinh doanh nhà hàng, quán cà phê đa chi nhánh. Quá trình này sẽ giúp mỗi nhân viên đều hiểu rõ trách nhiệm vai trò của mình, chủ động trong công việc để hướng đến mục tiêu chung là phát triển nhà hàng. Bên cạnh đó, xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý cũng sẽ cho phép bạn có đủ linh hoạt trong việc đưa ra các quyết định cần thiết để gắn kết mối quan hệ trong đội ngũ nhân viên và tạo môi trường nội bộ lành mạnh.

Để xây dựng cơ cấu tổ chức hiệu quả, bạn có thể giao trách nhiệm cho một người quản lý để giám sát mọi hoạt động của từng chi nhánh, đảm bảo mọi người đều thực hiện theo đúng chương trình đào tạo và nghiêm túc tuân thủ theo các nguyên tắc làm việc. Nếu không thiết lập cơ cấu tổ chức, đội ngũ nhân viên có thể gặp khó khăn trong quá trình làm việc vì không biết nên báo cáo cho ai, hoặc không có người chịu trách nhiệm về các vấn đề xảy ra trong nhà hàng. 

7. Theo dõi doanh số bán hàng hàng ngày

Đã kinh doanh nhà hàng, quán cà phê thì dù là hệ thống chuỗi hay chỉ một cơ sở đơn lẻ thì bất cứ ai cũng đều mong muốn đạt được doanh thu và lợi nhuận mục tiêu. Ngay cả khi bạn áp dụng chiến lược kinh doanh đồng nhất cho tất cả chi nhánh thì mỗi địa điểm vẫn có thể sẽ đạt được doanh số bán hàng không giống nhau. Do vậy, bạn cần theo dõi chặt chẽ doanh số bán hàng hàng ngày của từng cơ sở để biết được tình hình kinh doanh có đang đạt hiệu quả như mục tiêu hay không. Như vậy sẽ giúp bạn biết được cơ sở nào đang bán chậm hơn, hoặc so sánh doanh số bán hàng qua từng tháng để đo lường hiệu quả hoạt động, từ đó tìm hiểu nguyên do nếu có sự sụt giảm doanh số và tiến hành điều chỉnh để đạt được hiệu suất hoạt động cũ.

Một cách lý tưởng để tăng doanh số bán hàng của bạn là hợp tác với các dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của bên thứ ba. Khi hợp tác cùng các nền tảng này, chuỗi nhà hàng, quán cà phê của bạn sẽ nghiễm nhiên sở hữu một lượng khách hàng khổng lồ sẵn có của họ, đồng thời mở rộng phạm vi tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng hơn, và đa dạng kênh kinh doanh để nâng cao trải nghiệm dịch vụ của mình. Đặc biệt, nếu bạn đã trang bị hệ thống máy POS thì việc quản lý bán hàng đa kênh cũng sẽ không còn quá phức tạp, mọi đơn hàng và hoạt động giao dịch đều sẽ được thông báo đầy đủ qua phần mềm. 

Việc quản lý chuỗi nhà hàng, quán cà phê là một nhiệm vụ đầy thách thức và trở ngại với những người làm chủ, đòi hỏi bạn phải có được chiến lược kinh doanh đúng đắn, cách tiếp cận phù hợp, cũng như đầu tư chính xác để đạt được thành công như mong muốn. Hy vọng với những gợi ý này sẽ giúp bạn có thể định hướng tốt hơn để phát triển cho chuỗi nhà hàng, quán cà phê của mình. 

Xem thêm: Top App Đặt Đồ Ăn Online Giá Rẻ, Nhiều Ưu Đãi Cho Các Chủ Quán
Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img