Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangBar/bếpNhững Lời Khuyên Nghề Nghiệp Hữu Ích Cho Các Đầu Bếp Trẻ

Những Lời Khuyên Nghề Nghiệp Hữu Ích Cho Các Đầu Bếp Trẻ

Sự phát triển không ngừng của ngành F&B trong những năm qua đã mở rộng phạm vị hoạt động cho các đầu bếp. Giờ đây, các đầu bếp vốn chỉ luôn giới hạn phạm vi của mình trong khu vực nấu ăn, nay đã trở thành điểm thu hút chính của nhà hàng, có thể biến quá trình nấu nướng của mình trở thành một màn biểu diễn hay ho và có nhiều cơ hội tương tác cùng thực khách của mình hơn. Sức hấp dẫn từ nghề bếp đã thu hút nhiều bạn trẻ lựa chọn đến với công việc “cầm chảo” này. Tuy nhiên, quả thật không dễ gì để có thể chinh phục được vị trí này, đặc biệt là các bạn trẻ mới vào nghề có thể sẽ phải mất đến rất nhiều năm và cần những lời khuyên hữu ích để ổn định sự nghiệp của mình.

[crp]

Những Lời Khuyên Nghề Nghiệp Hữu Ích Cho Các Đầu Bếp Trẻ
Sức hấp dẫn từ nghề bếp đã thu hút nhiều bạn trẻ lựa chọn đến với công việc “cầm chảo” này (Nguồn: Internet)

Không ngừng tiến lên, nhưng phải kiên nhẫn

Công việc nghề bếp thực tế rất nhiều áp lực, hoàn toàn không hoa mỹ như những gì được tô vẽ thường thấy trên TV. Làm việc trong nhà bếp giống như “đứng làm văn phòng” vậy, thậm chí còn hơn cả vậy, vì bạn sẽ phải đứng liên tục trên đôi chân của mình lên đến 10-12 tiếng mỗi ngày, chưa kể vào những giờ cao điểm thì bạn sẽ còn phải hoạt động với năng suất gấp đôi. Nấu ăn là một niềm vui đấy, nhưng để trở thành đầu bếp thì lại cần có đủ tinh thần và thể lực để vượt qua nhiều thử thách cũng như áp lực. Mỗi khi cảm thấy đôi tay đau nhức hay đôi chân rã rời, thì hãy nhớ đến điều gì đã đưa bạn đến quyết định lựa chọn nghề bếp, niềm đam mê thuở ban đầu của bạn được hình thành như thế nào,… những điều này sẽ giúp bạn đốc thúc lại bản thân và quay trở lại với nhịp công việc của mình.

Làm quen với sự hối hả

Một bí quyết hàng đầu mà bất kỳ đầu bếp nào cũng đều phải làm quen để có thể thành công trong nghề này, chính là học cách làm việc mau chóng hơn nhưng vẫn phải đảm bảo được sự cẩn trọng và chất lượng thành quả. Khoảng thời gian làm việc trong nhà bếp bao giờ cũng đều rất vội vã, mọi công việc cứ liên tục đến dồn dập đến mức không có khoảng trống nghỉ ngơi, rất nhiều đầu bếp khi mới vào nghề chưa thể bắt kịp với nhịp độ này sẽ cảm thấy có phần bối rối và ngột ngạt. Chính vì vậy mà nếu một đầu bếp có thể giữ được điềm tĩnh để xử lý và kiểm soát mọi vấn đề xảy ra trong nhà bếp thì nhất định sẽ nhận được sự tôn trọng từ mọi người.

Học cách làm quen với sự hối hả là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với các đầu bếp trẻ. Có một lý thuyết cho rằng “thời gian bạn hoàn thành công việc sẽ được kéo dài hoặc rút ngắn phụ thuộc vào thời gian bạn phân bổ công việc đó”. Thực tế điều này được áp dụng khá hiệu quả trong nghề bếp. Tức nếu bạn muốn nâng cao hiệu suất làm việc của mình thì trước hết phải biết cách phân bổ công việc sao cho hợp lý và tiết kiệm thời gian nhất. Ngay cả khi bạn là đầu bếp mới vào nghề có thể vẫn chưa được giao cho nhiều trách nhiệm thế nhưng đây cũng là lúc thích hợp để bạn bắt đầu xây dựng cho mình thói quen này. Một thuật ngữ quen thuộc trong nghề bếp là “mise en place”, luôn phải đưa mọi thứ về đúng vị trí của chúng nếu bạn muốn trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp.

Những Lời Khuyên Nghề Nghiệp Hữu Ích Cho Các Đầu Bếp Trẻ
Các đầu bếp trẻ cần có định hướng đúng đắn để vững bước với lựa chọn nghề nghiệp của mình (Nguồn: Internet)

Luôn phản hồi khi được giao việc

Trong những năm đầu khi bước chân vào nghề bếp thì nhiệm vụ của bạn là làm việc và học hỏi. Đừng bao giờ ngại đặt câu hỏi nếu như có thắc mắc, tuy nhiên đồng thời, cũng đừng bao giờ hỏi ngược lại những công việc được giao. Đôi khi cũng sẽ có những công việc với khối lượng lớn khiến bạn không kiềm được phải hỏi lại “Tận 30kg hành băm ạ? Rửa sạch toàn bộ chỗ thịt này ạ? Vác hết 20 túi hạt luôn ạ?” nhưng sau đó bạn phải luôn trả lời “Vâng, em biết rồi” hoặc “Vâng, thưa bếp trưởng”. Câu trả lời ngắn gọn này không chỉ thể hiện bạn nhận việc, mà còn là sự tôn trọng đối với cấp trên, sự hiểu biết và sẵn sàng đối với công việc của mình. Mỗi công việc được giao đều sẽ góp phần vào quá trình bạn luyện tập để nâng cao tay nghề của mình, dù chỉ là những việc đơn giản nhất như băm tỏi hay thái hành đi nữa.

Thành thục từ những điều cơ bản

Làm quen với sự hối hả trong quỹ đạo công việc, nhưng đừng vội vàng trong tiến độ phát triển của mình. Bất kỳ người mới nào cũng đều có suy nghĩ mình phải tiến bộ thật nhanh, rồi tìm hiểu và thử nghiệm hết với tất cả những kỹ thuật “khó nhằn”, xem nhẹ những kỹ thuật cơ bản vì chúng dễ nhớ và dễ thực hiện. Thế nhưng trên thực tế, đây lại là suy nghĩ sai lầm sẽ chỉ khiến mỗi bước đi của bạn càng trở nên chông chênh hơn mà thôi. Bạn sẽ chỉ thật sự trở nên ngày càng chuyên nghiệp hơn với tay nghề cao nếu có được nền tảng cơ bản vững chắc, hoặc ngược lại, quá trình bạn học hỏi các kỹ thuật phức tạp sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn do thiếu hụt nền tảng cơ bản. Đừng vội vàng, mà hãy tiếp thu kiến thức theo mục tiêu học đến đâu chắc đến đấy. Và chính sự vững chắc đó sẽ mang đến cho bạn nhiều tự tin để không ngừng tiến lên xa hơn trong nghề bếp.

Tôn trọng mọi thứ và mọi người trong bếp

Mỗi căn bếp đều là những cỗ máy sống được điều khiển hoạt động bởi con người, máy móc thiết bị và sản phẩm làm được. Nếu muốn trở thành một đầu bếp thành công, bạn sẽ phải học cách tôn trọng tuyệt đối với ba điều đó. Trước hết, bạn phải tôn trọng những người đồng nghiệp của mình, đừng bao giờ tự cao hay cư xử thiếu lễ độ nếu bạn không muốn cũng phải nhận lại điều tương tự từ người khác. Sau là bạn phải hiểu được cấu tạo, công dụng cũng như cách sử dụng của những thiết bị máy móc và vật dụng có trong bếp. Bạn phải biết được món beefsteak cần làm sẽ dùng loại chảo nào, trong điều kiện nhiệt độ bao nhiêu và áp chảo trong bao lâu, có như vậy mới cho ra được thành phẩm món ăn đạt chuẩn cả về hương vị lẫn hình ảnh. Từng con người, từng sự vật tồn tại trong căn bếp đều là những kho kiến thức đa dạng khác nhau mà bạn có thể học hỏi được. 

Hầu hết, các đầu bếp mới vào nghề đều sẽ phải trải qua quãng thời gian làm phụ bếp ít nhất một năm rồi mới có thể được thăng tiến lên những vị trí cao hơn. Chặng đường chạm đến mục tiêu đã đặt ra sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào năng lực và thái độ nỗ lực của bạn với nghề này. Tuy rằng chắc chắn sẽ còn nhiều khó khăn với những đầu bếp trẻ, thế nhưng không gì là không thể khi bạn có đam mê và quyết tâm.

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img