Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangNâng Cao Chất Lượng Quản Lý Để Giảm Tỷ Lệ Nhân Viên...

Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Để Giảm Tỷ Lệ Nhân Viên Nghỉ Việc

Giữ chân nhân viên luôn là một trong những vấn đề đau đầu của người làm chủ. Bởi mỗi khi thay mới đội ngũ của mình, bạn không chỉ tốn thời gian và công sức đào tạo, mà còn cả tiền bạc của mình khi khoản tiền dành để tuyển dụng nhân viên mới luôn tốn kém hơn rất nhiều so với việc giữ chân nhân viên cũ. Theo nghiên cứu từ Gallup Inc cho thấy, có đến 50% nhân viên cho biết họ nghỉ việc vì quản lý của mình. Chính vì thế mà, thay vì tập trung vào việc “khắc phục” các vấn đề của nhân viên, hãy khắc phục các vấn đề trong quản lý để nhà hàng hoạt động tốt hơn.

[crp]

Theo Black Box Intelligence, các nhà hàng phục vụ ăn uống đang phải vật lộn với tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao kỷ lục. Vốn là một ngành có khả năng giữ chân nhân viên kém, nay kinh doanh F&B lại càng chịu nhiều khó khăn trong vấn đề này khi phải đối mặt với tình hình kinh tế bất ổn, thêm vào đó, việc giữ chân nhân viên cũng không còn chỉ xoay quanh những thứ như tiền lương hay phúc lợi nữa. Các chủ nhà hàng giờ đây phải xem xét sâu hơn để tìm cách giải quyết vấn đề gây ra những khó khăn như hiện tại. 

Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Để Giảm Tỷ Lệ Nhân Viên Nghỉ Việc FnB Việt Nam
Giữ chân nhân viên luôn là một trong những vấn đề đau đầu của các chủ nhà hàng (Nguồn: Internet)

Đầu tư vào phát triển đội ngũ lãnh đạo

Mặc dù quản lý nhà hàng là vị trí vô cùng quan trọng và là cánh tay phải đắc lực cho các chủ nhà hàng trong việc điều hành tổng thể dây chuyền hoạt động, thế nhưng thực tế lại cho thấy vẫn còn tồn tại trường hợp đề bạt các cá nhân không có nhiều kinh nghiệm về quản lý. Nhất là trong thời điểm đại dịch khi tình trạng “nghỉ việc đồng loạt” diễn ra, vấn đề thăng tiến nội bộ ngày càng nhiều để đảm bảo nhà hàng có đủ nhân viên cho mọi vị trí.

Hầu hết với các trường hợp được thăng chức lên quản lý thường rất ít hoặc không được đào tạo để chuẩn bị cho vai trò mới của mình. Nếu vị trí quản lý không được đào tạo bài bản sẽ rất khó để có thể thu hút cũng như tác động tích cực đến những cá nhân khác trong đội ngũ nhân viên. Là một nhân viên thu ngân giỏi nhất hay một đầu bếp giỏi nhất không có nghĩa họ sẽ là người quản lý giỏi nhất. Và việc quản lý yếu kém, thiếu kinh nghiệm chính là nguyên nhân góp phần khiến tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao hơn.

Do vậy, đầu tư vào đào tạo kỹ năng mềm cho vị trí quản lý một cách toàn diện từ giao tiếp, hướng dẫn, xử lý vấn đề,… đồng thời kết hợp truyền tải các giá trị và văn hóa thương hiệu sẽ là cách để bạn có thể chuẩn bị kỹ lưỡng cho các quản lý có đủ năng lực đảm nhận trách nhiệm tại vị trí của mình. Điều này không chỉ giúp bạn đảm bảo nhà hàng được điều hành một cách vững chắc hơn, mà còn tăng cơ hội giữ chân nhân viên hiệu quả. 

Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Để Giảm Tỷ Lệ Nhân Viên Nghỉ Việc FnB Việt Nam
Khắc phục các thiếu sót trong vấn đề quản lý để nhà hàng hoạt động hiệu quả hơn (Nguồn: Internet)

Cải thiện mức độ tương tác trong quá trình tuyển dụng

Với sự phát triển của công nghệ thì các buổi đào tạo trực tuyến cho nhân viên mới đã không còn quá xa lạ, đây là một cách tuyệt vời để giới thiệu các chương trình đào tạo và phát triển đến đội ngũ nhân viên cũng như vị trí quản lý một cách thuận tiện, nhanh chóng. Tuy nhiên, các nhà hàng không nên phụ thuộc hoàn toàn vào phương pháp này, bởi chúng có thể sẽ là sai lầm nghiêm trọng khi nhân viên không thực sự tiếp nhận được trọn vẹn nội dung đào tạo, tương tác trực tiếp giữa người với người luôn đạt hiệu quả cao hơn so với tương tác trực tuyến.  

Mặc dù đào tạo trực tuyến là một cách tuyệt vời để triển khai các chương trình phát triển cho nhân viên cũng như người quản lý, nhưng nó không bao giờ nên là phương pháp đào tạo duy nhất trong nhà hàng. Trong thời gian gấp rút đưa các thành viên mới vào nhóm càng nhanh càng tốt, các nhà quản lý có xu hướng phụ thuộc quá nhiều vào đào tạo trực tuyến hoặc vào các thành viên khác trong nhóm để nhận gánh nặng đào tạo nhân viên mới. Đây có thể là một sai lầm đắt giá vì những ngày đầu tiên nhân viên trải nghiệm công việc rất quan trọng đối với việc giữ chân họ trong ngắn hạn và dài hạn. 

Trải nghiệm công việc trong những ngày đầu tiên rất quan trọng trong việc giữ chân nhân viên dù là ngắn hạn hay dài hạn. Chính vì thế, là một chủ nhà hàng, bạn nên tìm cách cải thiện mức độ tương tác giữa quản lý cùng đội ngũ nhân viên mới. Cho họ cảm nhận được sự tận tâm và trân trọng của bên lãnh đạo đối với mình sẽ tăng khả năng để nhân viên gắn bó lâu dài hơn với bạn. Đồng thời, tương tác trực tiếp cùng là cơ hội đã bản truyền đạt cặn kẽ hơn các giá trị, mục tiêu phát triển của nhà hàng và xây dựng mối quan hệ bền chặt với đội ngũ nhân viên. Tất cả đều là những yếu tố cần thiết để gắn kết tích cực, mang đến môi trường làm việc lý tưởng và hạn chế được từ tỷ lệ nhân việc nghỉ việc. 

Quyết định loại bỏ nhân lực đúng lúc

Hiển nhiên rằng tất cả những nỗ lực thay đổi của bạn sẽ trở thành công cốc nếu bạn có một người quản lý năng lực kém. Không phải ai cũng phù hợp với vị trí quản lý, và theo Gallup cho biết, cứ 10 người thì sẽ chỉ có khoảng một người sở hữu năng lực quản lý người khác. Đối với những trường hợp như vậy, quyết định sa thải một người quản lý yếu kém sẽ là sự lựa chọn đúng đắn hơn việc tiếp diễn một vòng lặp nỗ lực cải thiện vô tận mà không nhìn thấy kết quả. 

Mọi người có thể dựa vào việc phân tích tỷ lệ nhân viên nghỉ việc để đánh giá năng lực quản lý của người bạn chọn cho vị trí này. Tuy rằng tỷ lệ nhân viên nghỉ việc không phải thước đo duy nhất để đánh giá khả năng của một người, nhưng với những thách thức về lao động tác động đến sự thành công của một hoạt động kinh doanh như hiện nay thì có lẽ tỷ lệ nhân viên nghỉ việc càng cao sẽ càng thúc đẩy bạn phải nhanh chóng đánh giá lại năng lực của người quản lý và cân nhắc có nên thay đổi người mới phù hợp hơn hay không.

So với chi phí thay mới nhân viên, thì việc sa thải một người quản lý yếu kém sẽ là quyết định hiệu quả hơn rất nhiều. Theo Black Box Intelligence, chi phí thuyên chuyển (bao gồm thôi việc, thay mới và đào tạo) sẽ là 1.956 đô la cho mỗi nhân viên theo giờ. Lấy ví dụ một cửa hàng có 50 nhân viên với tỷ lệ nghỉ việc lên đến 150%, thì chi phí thuyên chuyển sẽ là 146.700 đô la hàng năm. Và đối với một cửa hàng dưới sự quản lý của người năng lực yếu kém khiến tỷ lệ nghỉ việc đạt mức 200% thì chi phí thuyên chuyển sẽ tăng thêm 48.900 đô la. Khoản chi phí này chưa bao gồm những ảnh hưởng tiêu cực đến sự gắn kết trong nội bộ nhân viên và năng suất cho những người ở lại. 

Nhân viên nghỉ việc là vấn đề phổ biến trong kinh doanh nhà hàng nói riêng và ngành F&B nói chúng. Thay vì chỉ tập trung vào nhân viên, hãy dành chút thời gian để xem xét tác động từ quản lý của bạn đến tỷ lệ nghỉ việc như thế nào. Bằng cách đầu tư vào phát triển cá nhân, gia tăng tương tác giữa quản lý và đội ngũ cũng như loại bỏ đúng lúc những người có năng lực yếu kém sẽ giúp bạn giảm tỷ lệ nghỉ việc hàng loạt và tăng cơ hội giữ chân nhân viên của mình. 

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img