Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangSet upGợi ý 8 mô hình nhà hàng phổ biến

Gợi ý 8 mô hình nhà hàng phổ biến

Khi bắt tay mở một nhà hàng mới, kiểu cách hay mô hình nào phù hợp cho quán của mình là câu hỏi đau đầu của không ít chủ quán. Lựa chọn một hướng đi đúng đắn ảnh hưởng nhiều đến công việc kinh doanh. Trước khi đưa ra quyết định gắn bó với một mô hình nào đó, các chủ quán có lẽ sẽ cần cân nhắc những câu hỏi như: Đâu là tệp khách hàng tiềm năng của mình? Mức giá nào là phù hợp? Quán sẽ đi theo hướng sang trọng, cao cấp, hay bình dân? Có ý tưởng về món ăn đặc biệt nào sẽ nâng tầm thành signature không?

[crp]

Dưới đây là 8 gợi ý phong cách nhà hàng khác nhau, từ chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh cho đến nhà hàng ẩm thực cao cấp. Lựa chọn một trong số này hoặc kết hợp chúng với nhau, xóa mờ đi ranh giới giữa chúng cũng đều là những lựa chọn không tồi cho các nhà hàng.

1. Fast casual – Nhà hàng bình dân

Một trong những xu hướng đang nổi lên trong những năm gần đây là các cửa hàng mang phong cách Fast Casual, hay còn gọi là nhà hàng bình dân. Mô hình này được cho là cao cấp hơn các chuỗi bán đồ ăn nhanh với mức giá cũng sẽ nhỉnh hơn đôi chút.

Mo Hinh Nha Hang 1
Panara Bread là một ví dụ của Fast casual – nhà hàng bình dân

Các nhà hàng bình dân vẫn hướng tới sự tiện lợi khi sử dụng vật dụng bát, đĩa, thìa, cốc dùng một lần, nhưng hương vị các món ăn thì vượt trội hơn khi được chế biến bằng các nguyên liệu chất lượng cao như bánh mì cao cấp và thực phẩm hữu cơ.

Thiết kế bếp mở là xu hướng thịnh hành đối với các quán mang mô hình nhà hàng bình dân, cho phép khách hàng quan sát được toàn bộ quá trình chế biến thức ăn được phục vụ. Panara Bread là một ví dụ của mô hình này.

2. Family style – Nhà hàng gia đình

Mô hình nhà hàng gia đình là một nhánh của kiểu hàng ăn bình dân tại Mỹ, nơi phục vụ từ các món kinh điển với nhiều loại sốt đặc trưng đến các món ăn phụ khác với mức giá phải chăng. Với mô hình nhà hàng gia đình này, chủ quán có thể lựa chọn bất kì phong cách ẩm thực nào, từ thịt nướng BBQ (như chuỗi nhà hàng Long Horns), bữa ăn kiểu Mỹ (nhà hàng Ruby Tuesday’s), hay phong cách bữa ăn kiểu Mexico (nhà hàng On the Border).

Mo Hinh Nha Hang 2
Nhà hàng gia đình – bình dân, gần gũi với mức giá phải chăng

Tại đây, khách hàng sẽ được phục vụ tận bàn, thưởng thức bữa ăn giản dị như tại chính gia đình mình với mức giá không quá cao. Không phô trương và giá cả vừa phải chính là tiêu chí của kiểu mô hình hàng ăn này.

3. Fine Dining – Nhà hàng cao cấp phương Tây

Với những người am hiểu về lĩnh vực ẩm thực, thuật ngữ Fine Dining có thể gợi nhắc ngay về những chiếc khăn trải bàn trắng với họa tiết sắc nét cho đến những người phục vụ trong bộ đồ tuxedo. Mô hình nhà hàng cao cấp theo phong cách phương Tây, đúng như cái tên gọi của nó, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm về ẩm thực, dịch vụ, không gian sang trọng và tuyệt vời nhất.

Mo Hinh Nha Hang 3
Fine Dining – nhà hàng cao cấp với những dịch vụ hảo hạng nhất

Đây cũng là kiểu nhà hàng có mức giá dịch vụ cao nhất mà một chủ quán có thể vận hành. Những nhà hàng cao cấp kiểu này thường chỉ có một địa chỉ duy nhất, ngay cả khi thuộc sở hữu của cùng một người hay một công ty nào.

4. Café hay Bistro

Thuật ngữ Café được dùng để chỉ kiểu nhà hàng không cung cấp dịch vụ phục vụ tại bàn cho khách. Đến với một quán Café, khách hàng sẽ gọi món tại quầy và tự phục vụ khi đồ ăn ra. Thực đơn tại các mô hình nhà hàng này thường bao gồm cà phê thường, cà phê Ý, bánh ngọt hay bánh sandwich.

Ra đời tại các nước Châu Âu và phổ biến nhất ở Pháp, các quán Café thường để lại ấn tượng về bầu không khí thân mật, ấm cúng và thoải mái. Chỗ ngồi ngoài trời cũng là một đặc trưng khác của kiểu mô hình nhà hàng này.

Mo Hinh Nha Hang 4
Không gian nhẹ nhàng, ấm cúng của một quán Bistro

Cũng giống như Café, mô hình Bistro phục vụ đồ ăn đơn giản, giá vừa phải. Tuy nhiên, nếu Café chỉ phục vụ cà phê, bánh mì và bánh ngọt, thì Bistro có thể phục vụ khách hàng với đầy đủ các món dành cho một bữa ăn hoàn chỉnh.

5. Fast food – Nhà hàng đồ ăn nhanh

Mô hình thức ăn nhanh dường như đã không còn quá xa lạ trên thế giới hiện nay. Các chuỗi cửa hàng như McDonald hay Burger King trở nên phổ biến vào những năm 1950 và tiên phong giúp khai sinh ra một loạt các mô hình bán đồ ăn nhanh khác như Taco Bell, KFC hay In-n-Out Burger.

Mo Hinh Nha Hang 5
Fast food được ưa chuộng vì giá rẻ, mua nhanh và tiện lợi

Có thể nói, dịch vụ này thu hút một lượng khách hàng nhờ sự tiện lợi, nhanh chóng trong phục vụ cũng như giá thành rẻ. Chính bởi vậy, các cửa hàng đồ ăn nhanh thường định hướng phát triển thành chuỗi. Tuy nhiên, các chủ quán cần cân nhắc cẩn thận nếu có ý định mở một chuỗi nhà hàng nhượng quyền thương mại, bởi chi phí ban đầu bỏ ra cho nhượng quyền có thể lớn hơn rất nhiều so với việc mở quán ăn độc lập.

6. Food Truck – Xe bán đồ ăn lưu động

Xe bán đồ ăn lưu động cũng là một xu hướng khá phổ biến tại một vài quốc gia hiện nay. Đây có lẽ là một trong những lựa chọn dễ dàng nhất dành cho những người muốn mở một quán ăn, bởi mô hình này cần không nhiều vốn và chi phí vận hành cũng không cao.

Mo Hinh Nha Hang 6
Xe bán đồ ăn lưu động không cần nhiều nhân công và mức vốn đầu tư ban đầu cũng khá phù hợp với người mới bắt đầu

Những lợi thế khác của xe bán đồ ăn lưu động có thể kể đến là không cần thuê nhiều nhân công hay sự linh hoạt di chuyển, giúp chủ quán dễ dàng nắm bắt và di chuyển đến những nơi có khách hàng tiềm năng.

Dù vậy, điều hành một chiếc xe bán đồ ăn lưu động cũng giống như vận hành một doanh nghiệp nhỏ. Công việc này đòi hỏi nhiều công sức để thu hút sự chú ý của khách hàng, nhất là trong vài năm đầu hoạt động.

7. Buffet – Nhà hàng tự chọn

Ra đời từ thời kì Trung Cổ ở phương Tây, khái niệm nhà hàng Buffet, hay nhà hàng tự chọn, đã đứng trước thử thách rất lớn của thời gian để trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều thực khách cho đến tận bây giờ. Thuật ngữ Buffet được dùng để chỉ một bữa ăn bao gồm nhiều món khác nhau, các món ăn được bày sẵn để khách hàng có thể tùy ý lựa chọn và tự phục vụ.

Mo Hinh Nha Hang 7
Mô hình Buffet chưa bao giờ trở nên nhàm chán với các thực khách

Tuy nhiên, mô hình Buffet không chỉ gói gọn giới hạn trong các nhà hàng theo mô hình này mà các nhà hàng khác cũng có thể áp dụng vào các dịp quan trọng. Nếu có dự định khai trương nhà hàng mới, các chủ quán có thể cân nhắc đến việc mở những bữa tiệc Buffet tự chọn đặc biệt hay biến Buffet thành một chương trình khuyến mãi.

8. Nhà hàng Pop-Up

Gần giống với xe bán bán đồ ăn lưu động nhưng Pop-Up có sự khác biệt và nổi lên như một xu hướng mới trong ngành dịch vụ. Theo khảo sát What’s Hot của Hiệp hội Nhà hàng Mỹ, một trong những xu hướng lớn nhất trong năm 2012 chính là các nhà hàng pop-up.

Mặc dù mãi cho đến gần đây, thuật ngữ này mới trở trên phổ biến, nhưng những nhà hàng pop-up không phải là khái niệm quá mới mẻ với nhiều người. Bắt nguồn từ những quán ăn kết hợp với club trong những năm 1960-1970, ngày nay, các mô hình quán ăn pop-up đã thay đổi khá nhiều cả về diện mạo cũng như chức năng của nó.

Mo Hinh Nha Hang 8
Pop-Up có thể mọc lên ở bất cứ đâu, kể cả ở một nhà kho cũ hay một vùng đất trống

Và đúng như tên gọi, các quán ăn kiểu này có thể mọc lên ở bất cứ đâu, kể cả ở một nhà kho cũ hay tầng thượng của một tòa nhà nào đó. Sức hấp dẫn của mô hình nhà hàng Pop-Up đến từ mức yêu cầu thấp về cả thời gian và chi phí đầu tư ban đầu.

Có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn tự thiết kế menu chuyên nghiệp bằng Canva
Tips gia tăng trải nghiệm dùng bữa của thực khách bằng màu sắc
Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img