Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeNgành nghềNhững Điều Cần Biết Về Nhượng Quyền Thương Mại Trong Kinh Doanh...

Những Điều Cần Biết Về Nhượng Quyền Thương Mại Trong Kinh Doanh F&B

Kinh doanh nhà hàng của riêng mình có thể là một bước đi đúng đắn, thế nhưng đồng thời, cũng có nhiều chủ nhà hàng cho rằng mô hình nhượng quyền thương mại sẽ mang lại nhiều lợi ích với những kinh nghiệm họ cần và có được sự hỗ trợ đáng kể trong thời gian kinh doanh. Có thể nói, mô hình nhượng quyền thương mại sẽ cho phép bạn được sở hữu một nhà hàng mà không cần phải đầu tư quá nhiều ngân sách, thời gian, công sức hay rủi ro.

[crp]

Những Điều Cần Biết Về Nhượng Quyền Thương Mại Trong Kinh Doanh F&B FnB Việt Nam
Nhiều chủ nhà hàng cho rằng mô hình nhượng quyền thương mại sẽ mang lại nhiều lợi ích cho họ (Nguồn: Internet)

Nhượng quyền thương mại và chuỗi nhà hàng không giống nhau

Starbucks là một chuỗi cửa hàng nhưng lại hoàn toàn không phải thương hiệu nhượng quyền tất cả chúng đều thuộc hệ thống quản lý của một công ty mẹ duy nhất. Bạn sẽ không thể mua cửa hàng của Starbucks được vì thương hiệu này không áp dụng mô hình nhượng quyền trong kinh doanh của mình. Ngược lại, Burger King là một chuỗi các nhà hàng và cũng là thương hiệu nhượng quyền bởi bạn có thể mua các cửa hàng riêng lẻ của chuỗi. Do vậy, tất cả các thương hiệu nhượng quyền đều là chuỗi, nhưng không phải tất cả các chuỗi đều là thương hiệu nhượng quyền. 

Nhượng quyền nhà hàng không rẻ

Hầu hết nhượng quyền của các thương hiệu nhà hàng đều đi kèm với một mức giá không hề thấp. Chẳng hạn với Dunkin’ Donuts yêu cầu đối tác nhượng quyền tiềm năng phải có tối thiểu 1,5 triệu đô la giá trị tài sản ròng và 750.000 đô la dự trữ tiền mặt. Hoặc như Wendy’s yêu cầu phải có 1 triệu đô la giá trị tài sản ròng và 500.000 đô la tài sản lưu động. Ngoài ra, một số thương hiệu vẫn có điều kiện nhượng quyền “dễ thở” hơn như với Pizza Hut chỉ yêu cầu 700.000 đô la giá trị tài sản ròng, và khoảng 350.000 đô la tài sản lưu động. Tuy nhiên, đây vẫn là một con số đáng kể và đòi hỏi bạn phải chuẩn bị ngân sách thật tốt trước khi tham gia nhượng quyền. 

Những Điều Cần Biết Về Nhượng Quyền Thương Mại Trong Kinh Doanh F&B FnB Việt Nam
Nhượng quyền thương mại sẽ cho phép bạn không cần phải đầu tư quá nhiều hay đối diện với rủi ro (Nguồn: Internet)

Yêu cầu phải có kinh nghiệm trong kinh doanh

Dù là quy mô nhượng quyền lớn hay nhỏ thì hầu hết bất kỳ thương hiệu nào cũng đều nào yêu cầu bên nhận quyền phải là người có kinh nghiệm trong ngành nhà hàng hoặc ít nhất là kinh nghiệm trong các lĩnh vực kinh doanh khác. Điều này giúp họ đảm bảo bên nhận quyền có đủ kiến thức và năng lực để vận hành nhà hàng một cách hiệu quả nhất và không làm ảnh hưởng đến hình ảnh cũng như uy tín dưới tên thương hiệu của mình trên thị trường. 

Có thể yêu cầu nhượng quyền nhiều cửa hàng

Cả Pizza Hut và Taco Bell đều yêu cầu nhượng quyền tối thiểu ba cửa hàng mới trong vòng ba năm, và Dunkin’ Donuts yêu cầu đầu tư tối thiểu năm nhà hàng mới cùng một lúc. Việc đầu tư nhiều cửa hàng nhượng quyền cùng một lúc đòi hỏi phải cân nhắc thật nghiêm túc, đánh giá khả năng điều hành và ngân sách của mình có thể đáp ứng hay không, bởi đôi khi việc quản lý một nhà hàng thôi cũng đã chiếm rất nhiều thời gian và công sức của bạn rồi. 

Bản chất là một dự án trao tay

Dự án trao tay (Turnkey Operations) là thuật ngữ khá phổ biến hiện nay dùng để chỉ các dự án hợp tác đều sẽ được doanh nghiệp hoàn thành tất cả khía cạnh và bàn giao cho chủ đầu tư để sử dụng ngay mà không cần đầu tư thêm bất kỳ khoản nào khác để hoàn thiện. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến nhượng quyền thương mại nhà hàng thường đi kèm với mức chi phí khá cao và yêu cầu gắt gao vì chúng là những “dự án trao tay”. Mọi yếu tố cần thiết để nhà hàng sẵn sàng đi vào hoạt động từ cách bố trí nhà bếp, thiết kế phòng ăn, xây dựng thực đơn, cho đến ngay cả chiến lược tiếp thị đều sẽ được bên thương hiệu nhượng quyền thực hiện cho bạn. Và quan trọng nhất là bên nhận quyền cũng sẽ không cần phải nỗ lực xây dựng tên tuổi cho mình bởi tất cả đều có sẵn và tên tuổi thương hiệu là một phần nằm trong những gì bạn bỏ chi phí để mua. 

Nhượng quyền thương mại cũng cần tuân theo nguyên tắc chung

Tính nhất quán là chìa khóa không thể thiếu khi nhắc đến mô hình nhượng quyền thương mại. Khách hàng luôn mong đợi chất lượng món ăn, dịch vụ cũng như trải nghiệm dùng bữa đều đồng nhất như nhau bất kể họ đến địa điểm cửa hàng nào. Và để giữ cho mọi thứ luôn nhất quán tại mỗi cửa hàng, thì yêu cầu nhượng quyền sẽ bao gồm các điều khoản nêu rõ bên nhận quyền nên và không nên làm gì trong suốt quá trình hợp tác nhượng quyền để đảm bảo tất cả đều hoạt động theo đúng tiêu chuẩn của thương hiệu mẹ. Và khi bạn đã đồng ký mua nhượng quyền nhà hàng thì đồng nghĩa bạn sẽ phải chấp nhận tuân thủ theo toàn bộ điều khoản đó của họ. 

Nhượng quyền hạn chế sáng tạo

Nếu bạn thích thử nghiệm các món ăn mới hay có nhiều ý tưởng trong chiến lược phát triển nhà hàng của mình thì mô hình nhượng quyền có thể sẽ không phù hợp với các mong muốn sáng tạo của bạn. Bởi như đã nói thì mô hình này yêu cầu bạn phải tuân theo tiêu chuẩn chung của thương hiệu để đảm bảo mọi thứ nhất quán, do vậy rất khó để bạn có thể thoải mái sáng tạo trong quá trình hợp tác nhượng quyền theo ý muốn của mình. Điều này cũng tương tự nếu bạn muốn đặt ra các quy định hay tiêu chuẩn hoạt động mới. Tuy nhiên, nếu bạn có đủ tự tin thì vẫn hoàn toàn có thể đề xuất với phía thương hiệu, và nếu họ nhìn thấy tiềm năng và lợi ích từ những ý tưởng đó thì biết đâu bạn sẽ được chấp thuận để triển khai sáng tạo của mình. 

Vẫn cần có chiến lược kinh doanh

Mặc dù nhượng quyền thương mại được xem là một dự án trao tay, thế nhưng bạn vẫn nên xây dựng chiến lược phát triển chặt chẽ và bài bản cho mình, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào bên nhượng quyền. Hơn hết, bạn nên có đội ngũ chuyên nghiệp riêng để cùng nhau lựa chọn phương án tốt nhất trước khi đem ra trao đổi với thương hiệu. 

Có nhiều loại hình sở hữu khác nhau

Nhượng quyền thương mại có rất nhiều loại hình khác nhau, bao gồm nhượng quyền đơn lẻ một cửa hàng, nhượng quyền nhiều địa điểm, và nhượng quyền phát triển theo khu vực hoặc đại lý nhượng quyền độc quyền. Việc lựa chọn nhượng quyền theo loại hình nào sẽ phụ thuộc vào tài sản cá nhân và năng lực điều hành của bạn. Bạn có thể xây dựng một nhóm các nhà đầu tư cùng chí hướng để tìm kiếm cơ hội mở rộng quy mô nhượng quyền lớn hơn. 

McDonald’s là thương hiệu nhượng quyền phổ biến nhất

McDonald’s là chuỗi nhà hàng lớn nhất thế giới khi tính theo doanh thu, và nhượng quyền cũng là mô hình kinh doanh chính của McDonald’s khi chiếm đến 93% trên tổng số 40.000 nhà hàng của chuỗi (Theo số liệu năm 2021). Chính sự tiên phong của McDonald’s trong mô hình nhượng quyền thương mại này đã tạo nên tiền lệ cho các chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh khác, làm thay đổi cục diện của ngành F&B tại Mỹ. Cùng với McDonald’s, Subway cũng là một “gã khổng lồ” khác trong cuộc chơi nhượng quyền này, là hai trong số những thương hiệu lớn nhất thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img