Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeChuyển độngXu hướngNhìn lại thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam 2019

Nhìn lại thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam 2019

Trong tương lai sẽ chứng kiến sự trỗi dậy của thị trường giao đồ ăn trực tuyến qua ứng dụng khi mà các ứng dụng giao đồ ăn ngày càng hoàn thiện hơn, tích hợp với ví điện tử thanh toán tiện dụng hơn, người dùng cũng sẵn sàng với việc trả tiền mua đồ ăn online hơn.

[crp]

1. Thị trường giao đồ ăn trực tuyến

No alt text provided for this image

Doanh thu thị trường giao đồ ăn trực tuyến Việt Nam năm 2018 là 148 triệu USD và có tốc độ tăng trưởng trung bình 28.5%/ năm. Trong đó, doanh thu từ mảng Restaurant – to – Consumer Delivery khoảng 117 triệu USD (chiếm 79%) và doanh thu của Platform – to – Consumer Delivery khoảng 32 triệu USD ( chiếm 21%). Doanh thu năm 2023 ước tính có thể lên tới 449 triệu USD.

No alt text provided for this image

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng hằng năm của thị trường có xu hướng giảm dần từ 45.1%/năm vào năm 2018 xuống còn 13.3%/năm vào năm 2023. Nguyên nhân có thể là do một số vấn đề như:

  • Nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi, người dùng muốn trải nghiệm thức ăn ngay tại chỗ
  • Do thị trường đã đã vượt qua thời kì tăng trưởng đỉnh cao và dần đi về mức tăng trưởng ổn định.

2. Số lượng người sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến

No alt text provided for this image

Trong năm 2019 ước tính số lượng người sử dụng Restaurent -to- Consumer Delivery khoảng 6,2 triệu người (Chiếm 81.6%) và số người sử dụng Platform -to- Consumer Delivery khoảng 1.4 triệu người (chiếm 18.4%). Dự báo đến năm 2023 số người sử dụng dịch vụ giao đồ ăn có thể đạt đến hơn 13 triệu người. Tốc độ tăng trưởng của dịch vụ có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 32.1% năm 2019 xuống còn 10.2% năm 2023.

No alt text provided for this image

Tốc độ tăng trưởng người dùng hằng năm có xu hướng giảm dần từ 35.1%/năm vào năm 2018 xuống còn 10.2%/năm vào năm 2023. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng doanh số thị trường này giảm dần.

3. Đặc điểm người sử dụng dịch vụ

No alt text provided for this image

Năm 2018, trung bình mỗi khách hàng chi tiêu trùng bình cho dịch vụ Restaurant-to-consumers delivery 23,82$ và 35,81$ cho dịch vụ Platform-to-delivery Delivery. Dự kiến đến cuối năm 2019 sẽ lần lượt là 25,05$ và 35,81$.

Đến cuối năm 2023, dự kiến người tiêu dùng sẽ chi tiêu trung bình 28,39 $ cho dịch vụ Restaurant-to-cunsumer Delivery và 39,66$ cho dịch vụ Platform-to-consumer Delivery.

No alt text provided for this image

Những người sử dụng dịch vụ này nhiều nhất nằm trong khoảng độ tuổi từ 25 – 34 tuổi chiếm 32.8%, hầu hết là nữ. Nguyên nhân là do đây là thế hệ dành nhiều thời gian cho smartphone có thu nhập ổn định, khá bận rộn với công việc. Đa số những người có thu nhập cao thường sử dịch này nhiều hơn (chiếm 46.4%).

No alt text provided for this image

4. Thương hiệu nào đang dẫn đầu Platform-to-consumer Delivery ở Việt Nam

No alt text provided for this image

Với tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh về cả doanh thu lẫn chi tiêu trung bình trên mỗi khách hàng, có thể thấy rằng, Giao đồ ăn trực tuyến là miếng bánh vô cùng béo bở mà bản thân các nhà kinh doanh F&B lẫn các ông lớn như Grabfood , Goviet hay Now không thể ngó lơ.

Grab Food đứng đầu thị trường giao đồ ăn, có doanh số khoảng 96 triệu USD (chiếm 65% thị phần) năm 2018 với tốc độ tăng trưởng bình quân 197%/năm trong giai đoạn 2016 – 2018. Theo khảo sát của Kantar TNS, GrabFood đang là ứng dụng gọi món phổ biến nhất tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, chiếm khoảng 68% đơn hàng.
Đứng vị trí thứ hai, Now có doanh thu khoảng 11 triệu USD (chiếm 7%) năm 2018 với tốc độ tăng trưởng bình quân 182%/năm trong giai đoạn 2016 – 2018.
Thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam không phân mảnh. Chính vì vậy, việc chiếm lĩnh thị phần trong thị trường của các công ty mới sẽ vô cùng khó khăn trong tương lai.

Nguồn tham khảo: Statista, Kantar

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img