Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangNgành F&B Đã Làm Gì Để Tạo Môi Trường Làm Việc Lành...

Ngành F&B Đã Làm Gì Để Tạo Môi Trường Làm Việc Lành Mạnh Cho Nhân Viên?

Bất cứ ngành nghề nào cũng đều có những áp lực riêng, thế nhưng có vẻ như với ngành F&B lại càng áp lực hơn gấp bội khi các vị trí trong ngành này luôn được biết đến là có cường độ công việc cao, nhiều căng thẳng, và theo thời gian dài có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Đây cũng chính là một trong những lý do hàng đầu khiến ngành F&B có tốc độ đào thải lớn và thường xuyên phải thay mới đội ngũ nhân lực. May mắn thay, đến hiện tại các nhà hàng đã dần chú trọng nhiều hơn đến vấn đề cải thiện môi trường làm việc cũng như triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe cho nhân viên của mình. 

[crp]

Ngành F&B Đã Làm Gì Để Tạo Môi Trường Làm Việc Lành Mạnh Cho Nhân Viên?
Các nhà hàng đang dần chú trọng nhiều hơn đến vấn đề cải thiện môi trường làm việc cho nhân viên (Nguồn: Internet)

Sức khỏe ở đây là trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, chứ không chỉ là ốm đau hay bệnh tật. Tùy thuộc vào mỗi nhà hàng sẽ có những chiến lược khác nhau để cung cấp môi trường làm việc lành mạnh cho nhân viên của mình. Điểm chung của tất cả chương trình chăm sóc sức khỏe này đều đặt mục tiêu rằng nếu đội ngũ nhân lực khỏe mạnh và hạnh phúc sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi hơn. Ví dụ như Christine San Juan, Phó Chủ tịch phụ trách phát triển nhân lực của Boloco (một chuỗi thương hiệu nhà hàng của Mỹ) đã tổ chức các cuộc đua xe đạp hoặc cung cấp phúc lợi hội viên phòng gym cho đội ngũ nhân viên của mình. Ông chia sẻ, “Nếu các chiến lược được triển khai hiệu quả sẽ tạo nên môi trường làm việc tốt hơn cho sức khỏe tinh thần của nhân viên, từ đó tác động trực tiếp đến trải nghiệm khách hàng của chúng tôi.”

Ngoài ra, một số chuỗi nhà hàng khác cũng không ngừng nỗ lực tìm ra những cách sáng tạo mới để cải thiện chương trình chăm sóc sức khỏe cho nhân viên. Chẳng hạn như Qdoba Mexican Grill đã hỗ trợ các ưu đãi tài chính để thúc đẩy nhân viên sinh hoạt lành mạnh. Chuỗi đã cung cấp dịch vụ kiểm tra sinh trắc học để đo lường nhân viên có nghiện thuốc lá hay không, làm báo cáo về chỉ số glucose và cholesterol. Erica Kitzman, Giám đốc Nhân sự của chuỗi cho biết “Nếu một nhân viên trong đội ngũ của chúng tôi sau khi thực hiện kiểm tra sinh trắc học và không đáp ứng tiêu chí yêu cầu, họ sẽ phải trả phí bảo hiểm cơ bản cho bảo hiểm y tế vào lần nhận lương của mình.” 

Bên cạnh đó, nếu nhân viên của Qdoba tham gia vào chương trình theo dõi hoạt động thể chất, họ có thể kiếm được phần thưởng lên đến 400 đô một năm tùy thuộc vào mức độ vận động của mình. “Qdoba hy vọng với mục tiêu chú trọng vào sức khỏe cá nhân của từng nhân viên có thể ngăn ngừa được vấn đề bệnh tật tiềm ẩn, giảm thiểu nghỉ phép kéo dài và kiểm soát phần chi phí chăm sóc sức khỏe tốt hơn.” – Kitzman chia sẻ. Mặc dù không tiết lộ số liệu cụ thể, thế nhưng Kitzman cho biết để triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe nhân viên này đòi hỏi chuỗi phải đầu tư một khoản ngân sách đáng kể vào hành chính cũng như công nghệ thông tin. Cụ thể, chuỗi đã tạo một cổng thông tin trực tiếp để có thể quảng bá chương trình chăm sóc sức khỏe của mình cho nhân viên, đồng thời hướng dẫn đăng ký, gửi lời nhắc qua email và tổ chức hội thảo trên web hàng tháng. 

Hoặc như Noodles & Company cũng thực hiện sàng lọc sinh trắc học giữa các nhân viên. Ngoài ra, chuỗi cửa hàng chuyên phục vụ món ăn bình dân này từ lâu vẫn luôn triển khai một chương trình cho phép các bộ phận nhân viên và quản lý được tự do lựa chọn phương thức đầu tư sức khỏe cho mình. Mandy Melby, Giám đốc Truyền thông của chuỗi cho biết, Mỗi nhân viên trong hệ thống công ty sẽ nhận được một khoản tiền nhất cứ vào mỗi sáu tháng để chi tiêu cho bất cứ thứ gì có thể đầu tư cho sức khỏe của mình, từ mua thẻ hội viên trượt tuyết, đăng ký thành viên phòng gym đến mua giày chạy mới.”

Dĩ nhiên, các chương trình chăm sóc sức khỏe này sẽ không thể nào bù đắp hoàn toàn được tác động từ áp lực công việc, cũng như có thể sẽ khiến nhà hàng phải dành thêm một khoản chi phí đầu tư cho phương diện này. Tuy nhiên, nếu như quản lý nhân sự có chiến lược phát triển đúng cách và hiệu quả chắc chắn không chỉ có thể cải thiện môi trường làm việc của nhân viên, mà còn thông qua đó còn thúc đẩy lợi nhuận của hoạt động kinh doanh theo thời gian. Melby nhấn mạnh, “Sự cân bằng giữa công việc và môi trường lành mạnh sẽ tạo nên văn hóa doanh nghiệp lý tưởng hơn, mang đến sự hài lòng cao hơn, và điều này sẽ là tiền đề để nâng cao hiệu suất hoạt động.”

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img