Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangLàm Thế Nào Để Kinh Doanh Theo Mô Hình Nhà Hàng Lành...

Làm Thế Nào Để Kinh Doanh Theo Mô Hình Nhà Hàng Lành Mạnh?

Thực khách hiện nay đang ngày càng chú trọng nhiều hơn đến tình lành mạnh trong bữa ăn của mình, đặc là sau khi chịu sự tác động từ đại dịch thì việc sử dụng thực phẩm an toàn và có lợi cho sức khỏe càng được ưu tiên lựa chọn hơn. Chính nhu cầu này đã hình thành nên xu hướng kinh doanh mới trong ngành F&B với những nhà hàng cung cấp thực phẩm lành mạnh, từ đồ ăn thuần chay hữu cơ đến các loại thịt và sản phẩm có nguồn gốc từ địa phương. Tuy nhiên, cho đến nay, đây vẫn chỉ một phân khúc nhỏ trong ngành F&B, mô hình kinh doanh nhà hàng lành mạnh mang nhiều lợi ích nhưng cũng đi kèm không ít thách thức. Do vậy, cần tìm hiểu đúng thị trường, xác định đúng đối tượng khách hàng để có thể hoạt động thành công.

[crp]

Làm Thế Nào Để Kinh Doanh Theo Mô Hình Nhà Hàng Lành Mạnh?
Thực khách ngày càng chú trọng nhiều hơn đến tình lành mạnh trong bữa ăn của mình (Nguồn: Internet)

Đối tượng thực khách cho những nhà hàng lành mạnh

Một trong những đối tượng tác động nhiều nhất đến sự gia tăng tính lành mạnh trong thực đơn của các nhà hàng cũng như hình thành nên khái niệm nhà hàng lành mạnh chính là thế hệ Millennials. Nhóm khách hàng này thường trải dài trong độ tuổi từ 20 đến giữa 30, so với thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh (Baby Boomer từ 60 đến giữa 70) thì Millennials phát triển vượt bậc cả trong nhu cầu chi tiêu lẫn định hình cách ăn uống ngày nay. 

Thực khách Millennials rất quan tâm về nguồn gốc thực phẩm được sử dụng trong bữa ăn của mình, bao gồm cả nơi sản xuất lẫn quy trình sản xuất như được nuôi hay trồng như thế nào. Theo một báo cáo từ Nielsen Perishables Group cho biết, 30% Millennials có xu hướng lựa chọn những thực phẩm được chứng nhận là thực phẩm hữu cơ. Với sức mua vượt trội so với thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh thì đây vẫn là nhóm đối tượng khách hàng tiếp tục định hình cho ngành công nghiệp nhà hàng nói chung trong tương lai. 

Để đáp ứng nhu cầu nâng cao tính lành mạnh trong bữa ăn của các thực khách, nhà hàng có thể sử dụng thực phẩm hữu cơ hoặc có nguồn gốc từ địa phương để xây dựng cho thực đơn của mình. Tuy nhiên, một điều quan trọng cần lưu ý rằng, nhu cầu và sở thích của khách hàng luôn biến động theo từng ngày, do vậy bạn cần có phương án dự trù để có thể linh hoạt thích nghi với bất kỳ xu hướng mới nào của thị trường. Ngoài ra, các thực phẩm tươi sống hoặc có nguồn gốc địa phương sẽ có mức giá nhập cao hơn so với thực phẩm đóng hộp, đông lạnh và chế biến sẵn, điều này đòi hỏi bạn phải có chiến lược thiết kế menu kỹ lưỡng để đảm bảo kinh doanh có lợi nhuận. 

Làm Thế Nào Để Kinh Doanh Theo Mô Hình Nhà Hàng Lành Mạnh?
Ngành F&B hình thành xu hướng kinh doanh mới với mô hình nhà hàng lành mạnh (Nguồn: Internet)

Lợi ích của mô hình nhà hàng lành mạnh 

Phát triển kinh doanh theo mô hình nhà hàng lành mạnh mang lại rất nhiều lợi ích khác nhau, từ cơ hội tiếp thị cho nhà hàng, thúc đẩy nền kinh tế địa phương, đến nâng cao trải nghiệm dùng bữa của thực khách. Vốn dĩ sức khỏe đang là xu hướng chung hiện nay của toàn xã hội, không chỉ riêng gì ngành F&B, bao gồm ăn sạch uống sạch, sử dụng thực phẩm không chứa chất gluten, cắt giảm tinh bột,… nhờ đó việc tiếp thị mô hình nhà hàng lành mạnh chưa bao giờ dễ dàng hơn thế. 

Thêm vào đó, khách hàng mong muốn thực phẩm lành mạnh, tươi ngon và hợp túi tiền nhưng vẫn sẵn sàng chấp nhận chi trả cao hơn nếu cảm thấy xứng đáng. Việc sử dụng thực phẩm địa phương sẽ khiến nhóm khách hàng Millennials cảm thấy hài lòng về nguồn gốc cũng như khoản tiền mà mình phải bỏ ra. Đây là lợi ích rõ rệt nhất vì thực phẩm địa phương thường được đánh giá tươi ngon và đạt chất lượng cao hơn so với những thực phẩm phải trải qua vận chuyển hàng nghìn km và chịu sự tác động từ bên ngoài ít nhiều trong quá trình vận chuyển. 

Hạn chế của mô hình nhà hàng lành mạnh 

Mặc dù có rất nhiều lợi ích và cơ hội để phát triển nhà hàng theo mô hình này, tuy nhiên đâu đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế như chi phí vận hành cao, thị phần nhỏ và thói quen tiêu dùng đầy biến động. Cụ thể, để phục vụ một thực đơn lành mạnh sẽ cần sử dụng nhiều thực phẩm tươi sống, thịt, cá, gia cầm từ địa phương cũng như các sản phẩm được nuôi trồng hữu cơ, và tất cả những loại thực phẩm này đều có giá đắt hơn so với thực phẩm đông lạnh, đóng hộp hoặc chế biến sẵn có thời hạn sử dụng lâu hơn. 

Đồng thời, nhu cầu về việc nâng cao tính lành mạnh trong bữa ăn của mình cũng còn nhiều tranh cãi. Tuy rằng đã có nhiều người chuyển sang ưu tiên các lựa chọn lành mạnh hơn khi đi ăn ngoài, thế nhưng liệu họ có thật sự gọi các lựa chọn lành mạnh hay không? Một số nghiên cứu về thói quen ăn uống của người tiêu dùng đã phát hiện được mọi người sẽ lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe trên menu nếu chúng được trình bày theo một cách rõ ràng. Tức đối với những nhà hàng phục vụ nhiều lựa chọn trên thực đơn, cho phép khách hàng có quyền chọn salad thịt gà hoặc hamburger và khoai tây chiên, thì họ vẫn có khả năng chọn hamburger và khoai tây chiên cao hơn nếu trên menu có hình ảnh minh họa của hamburger. Như vậy có thể sẽ khiến các mặt hàng lành mạnh khó cạnh tranh được với các món vốn đã rất quen thuộc với khách hàng. Để hạn chế điều này, hãy điều chỉnh thực đơn để các món ăn lành mạnh có thể luôn trong tầm nhìn của khách hàng ngay khi vừa đọc menu, giúp các gợi ý lành mạnh dễ dàng được lựa chọn hơn.

Sự nổi lên của các nhà hàng kinh doanh thực phẩm lành mạnh hiện đang là cơ hội đầy tiềm năng. Tuy nhiên, nhìn chung mô hình này vẫn chỉ là một phần nhỏ trong ngành F&B so với chuỗi các thương hiệu thức ăn nhanh lớn. Nếu như bạn cũng đang có dự định mở một nhà hàng lành mạnh cho riêng mình, hãy đảm bảo là bạn có chiến lược phát triển đúng đắn, biết được khách hàng của mình là ai và nên làm gì để thu hút mọi người. 

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img