Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangKinh doanh & MarketingKinh nghiệm xương máu khi mở nhà hàng: Cẩn trọng với các...

Kinh nghiệm xương máu khi mở nhà hàng: Cẩn trọng với các khoản vay tín dụng

Mở nhà hàng bằng các khoản vay nợ tín dụng giống như một con dao 2 lưỡi: Nếu sử dụng đúng cách và có trách nhiệm, chúng có thể là một công cụ hữu hiệu cho việc quản trị các khoản chi phí hàng ngày của nhà hàng.

[crp]

Mở nhà hàng bằng vay tín dụng nên hay không

Các khoản vay nợ tín dụng của các nhà hàng thường tồn tại dưới dạng thức một khoản để dành trả dần cho các nhà cung cấp (thường là bán chịu, trả vào cuối tuần, áp dụng với giao nguyên vật liệu hay dịch vụ giao nhận) hoặc là dưới hình thức vay nợ.

Trong ngành nhà hàng, trước tình hình suy thoái kinh tế, không ít công ty thực hiện việc vay nợ tín dụng tín chấp bằng cam kết lãi trong tương lai. Sau khi đã tiêu hết các khoản tín dụng cá nhân cho việc thanh toán hóa đơn và gia hạn tín dụng với các bên cho vay, nhiều nhà hàng đành phải tìm đến việc vay nợ tín dụng để trang trải các khoản phí.

Mo nha hang bang vay tin dung
Dù biết các khoản vay này có lãi suất cao hơn nhiều so với bình thường, không ít chủ nhà hàng vẫn phải cắn răng dấn thân vào

Lãi suất cho các khoản này thường cao hơn nhiều so với các khoản vay ngân hàng truyền thống hay các khoản vay doanh nghiệp thông thường. Dù thế, nhiều chủ nhà hàng vẫn tìm đến cách thức này do đây vẫn là cách nhanh chóng nhất để giải quyết các khoản vay lớn hơn cần phải trả gấp.

Khi thực hiện giao dịch vay nợ tín dụng, trên thực tế, chúng ta đôi khi mất đi nhiều tiền hơn khoản chúng ta kiếm được, và đó thực sự là một vòng xoáy khó thoát ra được. Trong khi đó, bên cạnh đống hóa đơn cần thanh toán, các nhà hàng thường còn mắc kẹt với các khoản cố định cần phải trả như thuế má. Điều này khiến tình trạng tài chính vốn không khởi sắc lại càng bế tắc hơn.

Thay vì lựa chọn đi vay mượn chỗ này đắp vào chỗ khác, điều các nhà hàng cần làm là cắt giảm dần các khoản chi phí và làm việc với hiệu suất cao hơn (tất nhiên đây không phải điều đơn giản). Đừng chỉ ỉ lại vào suy nghĩ, “lúc này không có, sau thể nào cũng sẽ kiếm bù vào được”. Bởi lẽ, ngay cả khi công việc kinh doanh có thực sự khởi sắc hơn, các khoản bạn kiếm thêm được cũng hầu như không đủ để chi trả cho các khoản đã mất.

Mo nha hang bang vay tin dung
Thương lượng lại với chủ nợ hay xin lời khuyên từ các chuyên gia tài chính là điều cần làm đầu tiên khi rơi vào rắc rối với các khoản nợ

Thay vì đó, hãy gặp và thương lượng lại với chủ nợ để xin giảm khoản lãi một chút hay tìm đến các chuyên gia tài chính để nhận những lời tư vấn tốt hơn. Thay vì chỉ biết đâm đầu vào tường hi vọng một điều kỳ diệu sẽ xảy đến, hãy tự tìm cách cho bản thân mình giữa mịt mù.

Hãy biết thời điểm cần dừng lại

Cũng giống như bất cứ vấn đề phức tạp nào khác, chúng ta hầu như không thể đoán biết trước được khi nào nên tiếp tục và lúc nào cần dừng lại. Nếu bạn biết được đúng điểm dừng, bạn sẽ có thể cứu lấy mình và tình hình tài chính của bản thân kịp thời.

Mo nha hang bang vay tin dung
Đôi khi biết dừng lại đúng lúc là quyết định sáng suốt nhất của một chủ nhà hàng

Nếu bạn đã cố gắng xoay xở nhiều cách mà mọi thứ vẫn chỉ tệ như vậy, có lẽ đó là lúc bạn nên nghĩ đến việc đóng cửa nhà hàng. Đó là lý do các chủ nhà hàng thường nhận được lời khuyên: hãy nghĩ thật kỹ càng và dài hạn về tài chính trước khi bắt đầu bất cứ điều gì. Một người chủ nhà hàng khôn ngoan sẽ biết dừng lại đúng lúc trước khi mất thêm một khoản tiền không cần thiết hay ôm phải một cục nợ lớn vào giờ phút cuối cùng.

Tất nhiên, ra quyết định đóng cửa một cơ sở kinh doanh tâm huyết là một điều không hề dễ dàng, thế nhưng, thà như vậy còn hơn là bị ép phải phá sản bởi các chủ nợ.

Việc đóng cửa một cơ sở kinh doanh không thể hiện rằng bạn là một doanh nghiệp tồi tệ. Trên thực tế, mới đây, Gordon Ramsay và Bobby Flay, các đầu bếp ngôi sao nổi tiếng, cũng vừa mới đóng cửa một số nhà hàng làm ăn không hiệu quả của họ.

Tất nhiên, điều tạo nên sự khác biệt giữa các đầu bếp ngôi sao này với các nhà hàng khác là tiền. Với các chủ nhà hàng có tiềm lực về tài năng, danh tiếng hay tiền bạc, họ không cần quá lo lắng đến vấn đề tài chính sau khi đóng cửa một cơ sở kinh doanh.

Mo nha hang bang vay tin dung
Luôn luôn có các khoản bảo đảm tài chính hay chi tiêu có trách nhiệm là cách để bảo vệ nhà hàng của chính bạn

Còn nếu bạn là một nhà đầu tư thông minh với nhà hàng của mình (khi có các khoản bảo đảm tài chính hay chi tiêu có trách nhiệm trước đó), việc đóng cửa nhà hàng cũng không phải là một điều quá khó chấp nhận. Và điều đó cũng khiến bạn có nhiều can đảm cũng như kinh nghiệm để mở nhà hàng một lần nữa trong tương lai, khi đã cứng cáp hơn trong ngành này.

Có thể bạn quan tâm:
Những điều cần biết khi kinh doanh rượu bia và đồ có cồn tại Việt Nam
Biện pháp phòng chống mất cắp vặt trong nhà hàng quán ăn
Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img