Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangKhi Nào Là Lúc Bạn Nên Ngừng Giữ Chân Nhân Viên Hiện...

Khi Nào Là Lúc Bạn Nên Ngừng Giữ Chân Nhân Viên Hiện Tại?

Đối với việc quản lý nhân sự, giữ chân nhân viên luôn là mục tiêu nên được ưu tiên. Dù vậy, có nhiều trường hợp, các chủ quán không nên tiếp tục nỗ lực giữ chân nhân sự hiện tại, bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung cũng như tốn kém không ít chi phí.

[crp]

Giữ chân nhân sự là phương án được các chủ quán ưu tiên thực hiện để đảm bảo quá trình vận hành được trơn tru và xuyên suốt, không bị gián đoạn. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc tiếp tục hợp tác với nhân viên cũng mang đến hiệu quả tốt và tiết kiệm chi phí hơn so với việc tuyển dụng và thuê nhân sự mới. 

Chính vì vậy, các chủ quán cần đánh giá và xem xét tình hình thực tế, để đưa ra quyết định sáng suốt trong việc giữ chân hay ngừng làm việc với nhân sự hiện tại. Nếu bạn đang rơi vào những tình huống dưới đây, hãy dừng tìm cách giữ chân và dứt khoát nói “lời tạm biệt” với nhân viên hiện tại để tìm kiếm các nhân sự mới.

1. Khi chi phí giữ chân quá cao

Việc giữ chân nhân sự sẽ chỉ phát huy hiệu quả nếu chi phí không bị tăng lên quá nhiều. Có không ít trường hợp, các chủ quán nghĩ rằng phải giữ chân nhân sự bằng mọi giá bởi chi phí tuyển dụng và đào tạo mới sẽ đắt hơn. Tuy nhiên, các chủ quán cần tính toán lại thật cẩn thận, vì trong một số tình huống, việc bạn tăng lương quá cao chỉ để nhân sự hiện tại chấp nhận tiếp tục làm việc sẽ phá vỡ cấu trúc lương. Đồng thời, mức lương này nếu kéo dài, lại còn tốn kém hơn cả việc bạn tuyển dụng và đào tạo cho nhân viên mới.

Vì vậy, nếu nhận thấy nhân viên vẫn làm tốt nhiệm vụ của mình và có thể đóng góp thêm cho công ty, bạn hãy trao đổi cụ thể về một mức lương mới hoặc các phúc lợi mà nhân sự mong muốn. Với khoản chi phí phù hợp, bạn hãy tiếp tục giữ chân nhân sự cũ. Dù vậy, để tránh tạo nên những cảm xúc tiêu cực cho nhân viên khác, các chủ quán hãy xem xét việc thăng tiến trước thời hạn cho nhân sự để làm tiền đề cho việc tăng lương. Bởi nếu tăng lương để giữ chân nhân sự mà không có lý do hợp lý, điều này có thể trở thành lý do để các nhân viên khác đòi quyền lợi không phù hợp. Khi đó, bạn sẽ gặp khó khăn đáng kể trong việc giữ chân nhân sự. 

Nhưng nếu trong trường hợp bạn nhận thấy mức lương nhân sự đề nghị vượt quá chi phí mà bạn có thể chi trả, hãy mạnh dạn để nhân viên ra đi. Bởi việc nhân sự “hét lương”, đôi khi không xuất phát từ việc họ nhận được đề nghị với mức lương tương ứng tại công ty khác. Mà chỉ đơn giản họ không còn muốn làm việc với thương hiệu thêm nữa. Do đó, dù bạn có tốn nhiều chi phí để giữ chân đi chăng nữa, họ cũng chỉ gắn bó thêm với bạn 1 thời gian ngắn. Lúc này, bạn sẽ rơi vào tình cảnh “tiền mất tật mang”, bởi bạn vừa mất khoản chi phí giữ chân không nhỏ, nhưng cuối cùng vẫn cần tốn thêm một số tiền để tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới.

2. Khi nhân viên hết động lực cống hiến

Đối với các chủ quán, nếu sau khi nhận được chia sẻ về ý định thôi việc của nhân sự, bạn nhận thấy được kết quả công việc của nhân viên chỉ ở mức đạt. Mà họ không có bất kỳ sự hào hứng nào để cải thiện công việc của bản thân trở nên tốt hơn. Lúc này, bạn nên chấp thuận lời đề nghị ngừng làm việc của nhân sự. Bởi nếu nhân sự đã mất đi động lực làm việc, thì dù bạn có nỗ lực giữ chân ra sao, việc họ tiếp tục gắn bó với công việc cũng không thực sự đạt được hiệu quả. Thay vào đó, bạn nên tìm kiếm các ứng viên phù hợp và có khả năng cống hiến nhiều hơn.

Khi Nào Là Lúc Bạn Nên Ngừng Giữ Chân Nhân Viên Hiện Tại?
Khi nhân viên đã không còn động lực cống hiến, đây là lúc bạn không nên giữ chân họ tiếp tục làm việc mà hãy chấp thuận đề nghị thôi việc từ họ (Nguồn: Internet)

Và để biết được liệu nhân viên đã hết động lực cống hiến hay chưa, các chủ quán hãy xem xét cách nhân sự có nỗ lực đưa ra những ý kiến đóng góp vào tình hình chung của thương hiệu hay không. Bởi khi còn sự hào hứng và động lực làm việc, mọi nhân sự đều sẽ mong muốn cải thiện quá trình vận hành của công ty tốt hơn, cũng như hy vọng nhận được sự ghi nhận của ban lãnh đạo và cấp trên. Còn với những nhân sự đã hết động lực làm việc và có dự định tìm kiếm nơi làm việc mới, họ sẽ chỉ cố gắng hoàn thành những nhiệm vụ được giao để chứng tỏ sự chuyên nghiệp. Nhưng họ sẽ ít khi đưa ra những ý kiến thay đổi, bởi họ lo ngại rằng nếu ý tưởng được chấp thuận, họ sẽ phải gắn bó thêm với thương hiệu một thời gian nữa.

3. Khi liên tục trao đổi về vấn đề thôi việc

Một điểm nữa ở nhân sự cho thấy việc bạn nỗ lực giữ chân họ cũng sẽ không đạt hiệu quả, chính là việc các nhân viên liên tục bày tỏ ý định thôi việc. Chẳng hạn, dù bạn đưa ra các mức lương, thưởng hay phúc lợi như mong đợi để họ không còn lý do thôi việc. Nhưng khi đến khoảng thời gian cần đánh giá lại hiệu quả công việc, nhân viên vẫn sẽ nhắc lại về quyết định thôi việc. Nếu tình huống này diễn ra từ lần thứ 3 trở lên, lời khuyên cho các chủ quán là hãy đồng ý với quyết định của họ. Bởi điều này cho thấy, nhân sự của bạn thực sự nghiêm túc về vấn đề nghỉ việc và những yếu tố như lương bổng, phúc lợi… không phải là yếu tố quan trọng. 

Thay vào đó, sẽ có những lý do khác mà nhân viên buộc phải thôi việc, vì có những nguyên nhân mà bản thân thương hiệu sẽ không thể nào thay đổi được. Cụ thể như nhân sự đang phải chuyển nơi ở và chỗ làm việc hiện tại cách quá xa nhà, hoặc có thể thời gian làm việc không còn phù hợp… Do đó, việc họ đã cố gắng khắc phục bằng việc đồng ý tiếp tục làm việc. Dù vậy, các khó khăn này không hề dễ dàng để nhân sự này có thể vượt qua bất chấp những đãi ngộ đã được bạn thực hiện. Và chính việc họ thường xuyên trao đổi về mong muốn thôi việc cho thấy những vấn đề này không giải quyết được. Lúc này, bạn nên chấp thuận yêu cầu này, thay vì ra sức giữ chân nhân viên khiến họ khó xử. Bởi khi nhân sự miễn cưỡng làm việc do nhìn thấy sự nỗ lực từ bạn, kết quả công việc sẽ không thể ở mức tốt nhất.

Lẽ dĩ nhiên, việc giữ chân nhân sự luôn là mong muốn của bất kỳ chủ quán, bởi bạn đã phải tốn rất nhiều chi phí và thời gian để đào tạo nhân viên đạt đến trình độ như hiện tại. Dù vậy, trong một số trường hợp, bạn cần phải dứt khoát đồng ý yêu cầu thôi việc từ nhân viên. Bởi nếu tiếp tục giữ chân nhân sự, không chỉ kết quả công việc bị ảnh hưởng, mà còn gây lãng phí. Nhất là khi chi phí giữ chân còn tốn kém hơn cả việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img