Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeChuyện nghềChuỗi nhà hàng Golden Gate quy mô 4.000 tỷ đồng: Cơ duyên...

Chuỗi nhà hàng Golden Gate quy mô 4.000 tỷ đồng: Cơ duyên bắt nguồn từ sở thích ăn ngon và khám phá vùng đất mới

Tháng 4/2008, Mekong Capital rót vốn vào công ty Cổng Vàng (Golden Gate). Tại thời điểm đó, công ty có vốn điều lệ 32 tỷ đồng, đang sở hữu 6 nhà hàng mang thương hiệu Ashima, chuyên về lẩu nấm.

[crp]

Năm 2014, Mekong Capital thoái vốn hoàn toàn khỏi Golden Gate, thu về khoản lãi gấp 9 lần giá trị đầu tư ban đầu với tỷ suất hoàn vốn nội bộ gộp đạt hơn 45%. Trong khoảng thời gian 6 năm đồng hành cùng nhau, Mekong Capital đã mời cựu CEO chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh KFC khu vực Châu Á về làm cố vấn cho Golden Gate, phát triển chuỗi cung ứng, giảm chi phí đầu vào.

Golden Gate tại thời điểm năm 2014 đã mở rộng thành 67 nhà hàng với 11 chuỗi thương hiệu lớn gồm Ashima; Kichi-Kichi; SumoBBQ; Vuvuzela; Ba con cừu; 37th Street; Daruma; Gogi House; City Beer Station; Icook; Isushi.

Tuy nhiên nếu nhìn lại những gì Golden Gate đã làm được trong thời gian qua, Mekong Capital có thể sẽ có một chút tiếc nuối vì đã thoái vốn khoản đầu tư này quá sớm.

Năm đầu tiên sau khi Mekong Capital thoái vốn (2015), Golden Gate phát triển thêm 7 thương hiệu mới bao gồm Cowboy Jack’s, Hutong Hotpot Paradise, Itacho Ramen, Kintaro Udon, K-pub, Magic Pan Food Palace và Crystal Jade Kitchen (nhà hàng dimsum đặt tại TP.HCM, khác với nhà hàng dimsum Crystal Jade Palace tại khách sạn Marriott Hà Nội).

Với mục tiêu dẫn dắt thị trường F&B đang phát triển tại Việt Nam, Golden Gate kỳ vọng mở rộng 400 nhà hàng vào năm 2018. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, chuỗi nhà hàng lớn nhất Việt Nam đang sở hữu 278 nhà hàng tại 25 tỉnh thành phố lớn, với 22 thương hiệu.

Với chiến lược “kinh doanh cảm xúc của khách hàng”, Golden Gate đi tắt đón đầu các xu hướng trải nghiệm ẩm thực tại hầu hết các phân khúc. Ban đầu từ lẩu nấm Ashima (sản phẩm sức khỏe cho khách hàng trung, thượng lưu), lẩu băng chuyền Kichi Kichi (lẩu tự chọn giá rẻ cho khách hàng trẻ), nhà hàng Nhật (iSushi, Durama, Icook), lẩu nướng đón đầu xu hướng các món ăn Hàn Quốc (Gogi House, Sumo BBQ), pizza cho giới trẻ (Cowboy Jack’s), dimsum (nhận nhượng quyền Crystal Jade), chuỗi nhà hàng bia (Vuvuzela, citybeer)…

Chuỗi nhà hàng Golden Gate quy mô 4.000 tỷ đồng: Cơ duyên bắt nguồn từ sở thích ăn ngon và khám phá vùng đất mới - Ảnh 1.
Các thương hiệu của Golden Gate

Nhờ việc mở rộng chuỗi, doanh thu của Golden Gate trong 10 năm qua đã tăng gần 100 lần, đạt 3.970 tỷ vào năm 2018, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân trong 10 năm qua đạt 58,5%. Lợi nhuận sau thuế năm 2018 đạt 269 tỷ trong khi năm 2008 đạt 8 tỷ, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân trong 10 năm qua đạt 42,1%/năm. Mặc dù vậy, nếu so với năm 2017, mặc dù doanh thu tăng 17% song lợi nhuận sau thuế của Golden Gate chỉ tăng 5%.

Trong khi đó với hai khoản đầu tư trong lĩnh vực ăn uống của Mekong Capital hiện tại là Pizza 4P’s và Chảo Đỏ, số liệu của chúng tôi cho thấy trong 4 năm gần đây Chảo Đỏ lỗ liên tiếp, mức lỗ năm 2018 lên tới 64 tỷ đồng, trong khi đó Pizza 4P’s đang có đà tăng trưởng ấn tượng dù quy mô vẫn còn khiêm tốn.

Golden Gate cho biết trong bối cảnh thị trường có nhiều cạnh tranh, công ty đã ban hành một số quy chế và quản lý nội bộ nhằm quản lý chặt chẽ các chi phí phát sinh một cách kịp thời và hiệu quả, nhằm duy trì sự ổn định và nâng cao chất lượng dịch vụ với khách hàng. Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 21% doanh thu trong năm 2019, đạt 4.821 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 345 tỷ, tăng 28%.

Chuỗi nhà hàng Golden Gate quy mô 4.000 tỷ đồng: Cơ duyên bắt nguồn từ sở thích ăn ngon và khám phá vùng đất mới - Ảnh 2.

Thực tế biên lợi nhuận gộp của Chảo Đỏ đều vượt trội so với chuỗi nhà hàng của Golden Gate hay Pizza 4P’s, đạt quanh mức 63%, nhưng chuỗi nhà hàng này vẫn lỗ do chi phí bán hàng lớn. Trong khi đó, Golden Gate duy trì biên lợi nhuận gộp trên 60% trong một thời gian dài, biên lợi nhuận gộp của Pizza 4P’s khoảng 48%.

Mặc dù vậy, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của Golden Gate đang đi ngang trong suốt 3 năm trở lại đây, ở mức 7% trong khi giai đoạn 2011-2014 đều đạt hai con số.

Chuỗi nhà hàng Golden Gate quy mô 4.000 tỷ đồng: Cơ duyên bắt nguồn từ sở thích ăn ngon và khám phá vùng đất mới - Ảnh 3.

Năm 2019, Golden Gate sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới nhà hàng trên toàn quốc, nhằm mục tiêu mở 80 nhà hàng mới ở tầng 1, thành phố cấp 2 và các tỉnh của Việt Nam. Công ty tập trung vào việc cải thiện tỷ suất lợi nhuận bằng cách cắt giảm chi phí nguyên liệu thô và tăng cường các số liệu hoạt động để tiếp tục mang lại sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các mục tiêu lợi nhuận và doanh thu thuần.

Từ “kẻ ngoại đạo” đến ông chủ chuỗi nhà hàng lớn nhất Việt Nam

Số liệu cho biết hiện tại vốn điều lệ của Golden Gate là 76,3 tỷ đồng. Theo số liệu tại ngày 22/5/2019, cổ đông lớn nhất của Golden Gates là Golden Gate Parterns chiếm 44,2%. Đây là công ty đầu tư do 3 thành viên sáng lập của Golden Gate là ông Đào Thế Vinh, Trần Việt Trung và Nguyễn Xuân Trường góp vốn. Trong đó ông Đào Thế Vinh là cổ đông chính.

Bên cạnh phần vốn gián tiếp nắm giữ thông qua Golden Partners, 3 lãnh đạo chủ chốt này cũng trực tiếp nắm giữ gần 15% cổ phần.

Công ty có một cổ đông ngoại nắm 37,9% vốn là Prosperity Food Concepts Pte Ltd, một công ty được mở tại Singapore. Cuối năm 2018, công ty này đã mua lại phần vốn của SCPE (quỹ đầu tư ngày trước đã mua lại từ Mekong Capital) cũng như mua lại một phần vốn từ 3 lãnh đạo công ty.

Chuỗi nhà hàng Golden Gate quy mô 4.000 tỷ đồng: Cơ duyên bắt nguồn từ sở thích ăn ngon và khám phá vùng đất mới - Ảnh 4.

Đáng chú ý trong kỳ họp ĐHCĐ vừa qua của Đầu tư Thế giới di động (MWG), chủ tịch kiêm TGĐ Golden Gate Đào Thế Vinh được bầu làm thành viên HĐQT độc lập của công ty này.

Trước khi thành lập chuỗi nhà hàng Ashima, ông Vinh đã từng học tập tại Nga và về nước làm Phó Giám đốc phụ trách Marketing sau đó là CEO của công ty cổ phần Eco – Product, chuyên đóng gói và phân phối trà túi lọc Cozy. Cơ duyên đến với ngành ẩm thực của ông Vinh, một người học về chuyên ngành Dự báo mô hình số trị, Trường ĐH Quốc gia Khí tượng thủy văn, TP. Saint Peterburg, CHLB Nga lại bắt nguồn từ sở thích được ăn ngon và khám phá những vùng đất mới.

Trong chuyến đi Shangrila, ông Vinh lần đầu tiên được nếm thử món lẩu nấm đặc sản ở đây. Vị ngọt thanh nhẹ của nước dùng kết hợp với các loại nấm bổ dưỡng đã khiến người đàn ông Hà Thành quyết định mở nhà hàng lẩu nấm tại Hà Nội với tên Ashima. Đây là tên của một cô gái xinh đẹp trong truyền thuyết cổ về Rừng đá Thạch Lâm, nằm trên vùng cao nguyên 1.800m của Shangrila, vì không lấy được người mình yêu mà tự vẫn và hóa thân thành Tiểu Thạch Lâm. Và Ashima đã trở thành tên gọi chung của người dân Shangrila khi nói về những người trinh nữ xinh đẹp.

Là một người ngoại đạo trong lĩnh vực nhà hàng, ông Vinh xác định rõ chỉ là tham gia quản trị công ty, còn việc quản lý nhà hàng và chất lượng món ăn nhà sáng lập Golden Gate để những người chuyên nghiệp đảm trách. Trong một lần trả lời báo giới, ông Vinh cho biết: “Mình cần phải bán sản phẩm được mọi người ưa thích chứ không thể bán sản phẩm để thỏa mãn ý thích của cá nhân. Nếu làm được điều đó, chuyện biến sở thích cá nhân thành mô hình kinh doanh sẽ không còn mạo hiểm nữa”.

Khởi đầu tốt đẹp, Ashima đã mang lại thành công rực rỡ cho Golden Gate và các ông chủ của chuỗi nhà hàng đã đúc rút ra được nhiều kinh nghiệm để áp dụng cho các chuỗi khác sau này. Hiện tại Golden Gate đang có đối thủ cạnh tranh là Red Sun, chuỗi nhà hàng sở hữu các thương hiệu như King BBQ, Thai Express, Seoul Garden…

Có thể bạn quan tâm:
Chủ thương hiệu Cà phê đặc sản Việt Nam trên đất Mỹ
Tự truyện Anthony Bourdain (kỳ ba): Chiến trường trong gian bếp
Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img