Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeChuyện nghềChủ thương hiệu Cà phê đặc sản Việt Nam trên đất Mỹ:...

Chủ thương hiệu Cà phê đặc sản Việt Nam trên đất Mỹ: “Tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy, Việt Nam không chỉ có cà phê hòa tan!”

“Khi cà phê Việt Nam đến Hoa Kỳ, nó không còn giữ được cái chất của cà phê Việt Nam nữa”. Sarah Nguyễn – CEO Nguyen Coffee Supply nói. “Cà phê đặc sản hiện đã sẵn sàng để bùng nổ, nhưng tại Hoa Kỳ, người ta vẫn sử dụng cà phê Việt Nam một cách pha trộn, ​​không thể hiện được bản sắc một cách rõ nét”.

[crp]

Việt Nam là nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới và cũng xuất khẩu rất nhiều. Nhưng theo như kinh nghiệm của bà Sarah, nhiều người uống cà phê Việt Nam nhưng không nhận ra được nét đặc trưng của nó. Trong trí tưởng tượng của nhiều người, cà phê Việt Nam đơn giản là loại cà phê rang đen pha sữa.

Bà cho rằng, cà phê Việt Nam dường như đang bị mai một, cà phê hòa tan đại trà đã quá phổ biến. Không giống như đại đa số các loại cà phê đặc sản khác trên thế giới, hầu hết các loại cà phê Việt Nam là cà phê Robusta, một loại cà phê có giá rẻ hơn, phổ biến hơn và đôi khi bị cho là có chất lượng thấp hơn.

Chủ thương hiệu Cà phê đặc sản Việt Nam trên đất Mỹ: Tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy, Việt Nam không chỉ có cà phê hòa tan! - Ảnh 1.

“Tôi cảm thấy nỗi đau đó là một sự bất công đối với cà phê đặc sản”. Đối với bà, cà phê Việt Nam cần nâng cấp thương hiệu ở Hoa Kỳ: không phải là để đa dạng hóa thị trường cà phê ở đây, mà là để khôi phục niềm tự hào về một đặc sản đã bị lu mờ bởi các sản phẩm cà phê của Mỹ.

Năm 2018, bà chính thức cho ra mắt Nguyen Coffee Supply – công ty cà phê đặc sản tại Mỹ. Bà nhập hạt cà phê còn xanh từ nông dân tại Việt Nam và rang chúng ở Brooklyn. Công ty hiện đang bán cà phê trực tuyến, nhưng trong tuần này, Nguyen Coffee Supply sẽ mở một quán cà phê có tên Cafe Phin.

Bà Sarah Nguyễn không phải doanh nhân duy nhất nỗ lực đưa cà phê Việt ra thế giới. Ở Philadelphia, một thương hiệu cà phê đặc sản mới có tên Cà Phê Roasters cũng đang bán cà phê rang của Việt Nam.

Sarah Nguyễn từng làm việc như một nhà báo và nhà làm phim. Thời niên thiếu, bà đã tham gia tổ chức một cộng đồng người Mỹ gốc Á, tập trung vào công bằng xã hội. Nguyen Coffee Supply cũng không phải là bước đột phá đầu tiên của bà vào lĩnh vực đồ uống và ẩm thực: vào năm 2014, bà và 3 chủ sở hữu khác đã cho ra mắt Lucy’s Vietnamese Kitchen (Bếp Việt Lucy) ở Brooklyn.

“Thương hiệu Việt Nam trên các phương tiện truyền thông và trong ngành công nghiệp cà phê chưa đạt được đúng mức tiềm năng của nó. Chúng ta thực sự cần phải nâng cao phong trào cà phê đặc sản. Tôi muốn cho mọi người thấy rằng Việt Nam không chỉ có cà phê hòa tan.” – Sarah Nguyễn nói.

Nguyen Coffee Supply hiện cung cấp hai loại cà phê nguyên hạt: loại thứ nhất tên là “Courage” – 100% Arabica nguyên chất và loại thứ hai là “Loyalty”, pha trộn tỉ lệ 50-50 của Arabica và Robusta.

Chủ thương hiệu Cà phê đặc sản Việt Nam trên đất Mỹ: Tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy, Việt Nam không chỉ có cà phê hòa tan! - Ảnh 2.

Theo bà Sarah Nguyễn, một phần quan trọng của việc nâng cao thương hiệu cà phê Việt Nam là phải xử lý được cà phê Robusta. Theo Rob Frith, một chuyên gia cà phê, Robusta không được giới cà phê chú trọng, bởi vì các quy định xuất khẩu cho Robusta lỏng lẻo hơn so với Arabica, nên nó có xu hướng được rang nhiều hơn. Nhưng bà Sarah nhận ra rằng, hạt cà phê Robusta xanh nếu được rang lên, nó sẽ có hương vị hạt dẻ.

Arabica và Robusta được trồng trên hai trang trại riêng biệt, nhưng nguồn cung cà phê của Nguyen Supply Coffee là từ một nguồn duy nhất. Họ nhập khẩu trực tiếp không qua trung gian từ vườn của ông Thiên. Mặc dù nhà ông Thiên đã bốn đời trồng cà phê, nhưng bán cho Nguyen Supply Coffee là lần đầu tiên ông xuất khẩu hạt cà phê còn xanh.

Sự hợp tác giữa Nguyen Coffee Supply và nông dân cà phê trong nước mang lại kinh nghiệm quý giá cho cả hai bên. Đây là một ngành công nghiệp truyền thống lâu năm. Để đưa cà phê Việt Nam sang Hòa Kỳ có rất nhiều rào cản, đặc biệt là rào cản văn hóa. Nhưng bà Sarah cho rằng cần phải nỗ lực để mở ra những cơ hội mới cho người nông dân Việt Nam.

Theo ông Rob Frith, cầu trong nước đối với cà phê đặc sản ở các thành phố lớn như Sài Gòn đang ngày một cao. Vì thế xuất khẩu có thể không phải là ưu tiên hàng đầu của các nhà sản xuất nhỏ: “Cầu trong nước với cà phê Arabica đặc sản rất mạnh, bởi vì so với việc mua cà phê đặc sản từ Ethiopia, thì bạn không phải trả thêm phí vận chuyển và logistic. Đó là một phần lí do cho việc ta không thấy nhiều cà phê đặc sản Việt Nam hơn ở Hoa Kỳ”.

Từ năm 2015, ông Frith đã nhận thấy sự quan tâm và sáng tạo ở thị trường cà phê Sài Gòn đang bùng nổ. Các công ty như “Là Việt Coffee” hay “The Workshop – Specialty coffee” đang nỗ lực đa dạng hóa và phát triển thương hiệu cà phê trong khu vực: “Hiện nay, về cơ bản, bạn có thể tìm thấy bất kỳ loại trải nghiệm cà phê nào bạn muốn ở ngay Sài Gòn”.

Ông Frith cũng cho rằng, sự bùng nổ đó có thể gia tăng lợi nhuận cho các nhà sản xuất cà phê Việt Nam. Từ đó giúp họ có nhiều nguồn lực hơn để theo đuổi việc phát triển cà phê đặc sản

Có thể bạn quan tâm:
Tự truyện Anthony Bourdain (kỳ ba): Chiến trường trong gian bếp
Tự truyện Anthony Bourdain (kỳ hai); Những lời nguyền rủa ở trường học đầu bếp
Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img