Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeChuyển độngXu Hướng Kinh Doanh Nhà Hàng Trong Giai Đoạn “Bình Thường Mới”...

Xu Hướng Kinh Doanh Nhà Hàng Trong Giai Đoạn “Bình Thường Mới” Sau Đại Dịch

Sự xuất hiện của dịch bệnh trong thời gian vừa qua đã giáng đòn mạnh mẽ xuống ngành F&B, đưa các chủ nhà hàng rơi vào tình trạng lao đao trước rất nhiều biến động như tạm đóng cửa vì chỉ thị giãn cách xã hội, thắt chặt quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, gián đoạn chuỗi cung ứng, giá cả tăng vọt, thiếu hụt nhân sự, cùng rất nhiều khó khăn khác. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian dài đối diện với những thách thức đó từ đại dịch, thì bước vào giai đoạn “bình thường mới” lại là một tương lai sáng sủa hơn với nhiều thay đổi, cơ hội cũng như tiềm năng mới cho các chủ nhà hàng. Rất nhiều xu hướng kinh doanh F&B mới cho phép mọi người vừa bắt kịp thị hiếu thời đại, vừa cải tiến và nâng cao hoạt động vận hành của mình.

[crp]

Xu Hướng Kinh Doanh Nhà Hàng Trong Giai Đoạn “Bình Thường Mới” Sau Đại Dịch
Sự xuất hiện của dịch bệnh trong thời gian vừa qua đã giáng đòn mạnh mẽ xuống ngành F&B (Nguồn: Internet)

Xu hướng bếp trên mây

Dịch bệnh xuất hiện làm hạn chế tần suất dùng bữa tại chỗ và gia tăng nhu cầu mua mang đi khiến nhiều chủ nhà hàng phải gấp rút tìm cách tối đa hóa không gian vật lý của mình, từ đó làm tiền đề cho sự xuất hiện của các căn bếp trên mây. Một bếp trên mây, hay còn có thể gọi là bếp ảo hoặc bếp ma, là những cơ sở thực phẩm chuyên nghiệp được thiết lập để chuẩn bị các món ăn theo đơn đặt hàng online và giao đến tận nơi cho khách hàng. Khác với kinh doanh online quen thuộc, một bếp trên mây có thể là cơ sở cho nhiều thương hiệu nhà hàng khác nhau, giúp các chủ nhà hàng tiết kiệm được công sức xây dựng không gian vật lý lẫn chi phí vận hành.

Hiện tại, mô hình kinh doanh bếp trên mây đang bùng nổ tại thị trường Châu Á, trong đó bao gồm cả Việt Nam cũng đang rất phổ biến xu hướng này với nhiều tên tuổi thương hiệu nổi bật như GrabKitchen, Flyfood, Tasty Kitchen, Food Ngon, Chef Station,… Theo báo cáo khu vực Đông Nam Á 2019, doanh thu đặt và giao đồ ăn trực tuyến trong khu vực thị trường vào năm 2020 lên đến 3.492 triệu USD. Riêng tại Việt Nam, con số này lên đến 302 triệu USD với 10,56 triệu người dùng và dự kiến sẽ tăng lên thành 17,37 triệu vào năm 2024. Sự phát triển của các bếp trên mây cũng đồng nghĩa với cơ hội và khả năng vô hạn cho các chủ nhà hàng và thương hiệu kinh doanh F&B.

Xu Hướng Kinh Doanh Nhà Hàng Trong Giai Đoạn “Bình Thường Mới” Sau Đại Dịch
Thế nhưng, giai đoạn “bình thường mới” lại là cơ hội phát triển mới cho các chủ nhà hàng (Nguồn: Internet)

“Trải nghiệm” ăn uống

Sở thích cũng như thói quen ăn uống của khách hàng đang không ngừng thay đổi theo từng ngày. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Single Platform cho biết 75% người được khảo sát chia sẻ họ sẽ chi nhiều tiền vào bữa ăn của mình để có được trải nghiệm dùng bữa hay ho và độc đáo. Cho dù đó chất lượng món ăn, thực đơn mới lạ, phong cách chủ đạo ấn tượng, cách trang trí hay bầu không khí mang lại, tất cả đều là những yếu tố được khách hàng chú trọng để tìm kiếm trải nghiệm thú vị đáp ứng nhu cầu thị hiếu của mình. Nhất là trong giai đoạn “bình thường mới”, khi việc dùng bữa tại chỗ được phép hoạt động trở lại thì mọi người càng đặt nhiều kỳ vọng hơn vào các trải nghiệm ăn uống mới.

Bằng cách thêm yếu tố trải nghiệm, các nhà hàng có thể mang đến những ấn tượng dùng bữa đáng nhớ cho khách hàng, qua đó tạo thiện cảm và tăng cơ hội để họ quay trở lại vào lần tiếp theo. Đồng thời, không có phương pháp tiếp thị nào tốt hơn bằng những lời truyền miệng từ khách hàng, ấn tượng tốt đẹp sẽ giúp bạn nhận được sự sẵn lòng giới thiệu từ khách hàng đến bạn bè và người thân của mình, có thể xem như một chiến lược quảng bá “miễn phí” nhưng vẫn có thể thu hút thêm không ít khách hàng tiềm năng. Khách hàng là chìa khóa cốt lõi của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, do đó, khiến khách hàng hài lòng với những trải nghiệm dùng bữa tuyệt vời cũng là mở ra cánh cửa chứa đựng nhiều cơ hội tốt đẹp để phát triển nhà hàng của mình.

Công nghệ tích hợp và AI 

Sự xuất hiện của dịch bệnh khiến hầu hết các ngành đều rơi vào tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng. Trong đó với ngành F&B, sau ảnh hưởng từ đại dịch, nhiều nhà hàng cho biết không tìm được nhân viên để đáp ứng lượng cầu dù cho đã áp dụng hình thức tăng lương, thêm phúc lợi cùng rất nhiều đãi ngộ khác để thu hút và giữ chân nhân viên. Trong một nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia, có đến 7 trong số 10 chủ nhà hàng được khảo sát đã cho biết họ gặp khó khăn với đội ngũ nhân viên của mình. Nhằm để bù đắp sự thiếu hụt trong lực lượng lao động, xu hướng sử dụng công nghệ tích hợp bắt đầu phổ biến trong ngành F&B. Nhiều nhà hàng lựa chọn giải pháp công nghệ vừa có thể quản lý tốt hơn các vấn đề về chi phí thực phẩm và nhân công, mà còn có thể gia tăng tỷ suất lợi nhuận. 

Một số công nghệ nhà hàng đang được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như ứng dụng đặt món trực tuyến, hệ thống máy POS bán hàng, thanh toán không tiền mặt, thực đơn kỹ thuật số,… và đặc biệt là công nghệ robot với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo. Việc sử dụng robot phục vụ tuy vẫn chưa thật sự phổ biến tại Việt Nam, nhưng lại không hề xa lạ với các nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ,… Trước đây ngành F&B vẫn còn nhiều lạc hậu trong tiến bộ công nghệ, nhưng một phần nào đấy nhờ tác động từ đại dịch cũng đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực trong kinh doanh nhà hàng, thúc đẩy sự phát triển của các giải pháp công nghệ để nâng cao năng suất, gia tăng độ chính xác và chất lượng để đưa nhà hàng hoạt động hiệu quả hơn trong bối cảnh sau đại dịch. 

“Bình thường mới” là cuộc chiến chưa từng có với các chủ nhà hàng khi vừa phải thích nghi với những thay đổi của thị trường vừa phải đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, một khi đã có thể nắm bắt các xu hướng cũng như sự thay đổi trong ngành để đáp ứng nhu cầu khách hàng sẽ cho phép các thương hiệu có thể tồn tại và phát triển lâu dài.

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img