Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangBar/bếpPhụ Bếp Là Công Việc Như Thế Nào Và Các Bước Trở...

Phụ Bếp Là Công Việc Như Thế Nào Và Các Bước Trở Thành Một Phụ Bếp

Phụ bếp bao giờ cũng sẽ là vai trò đầu tiên trên con đường theo đuổi nghề bếp, bất kể là đầu bếp chuyên nghiệp hay nổi tiếng đến mấy thì chắc chắn cũng đều sẽ trải qua một khoảng thời gian ở vị trí phụ bếp. Nếu bạn mong muốn được làm việc trong một nhà hàng cao cấp hay một vị trí cao hơn trong bộ phận bếp thì một phụ bếp sẽ là điểm khởi đầu lý tưởng. Ở vị trí này sẽ cho phép bạn có cơ hội quan sát và học hỏi từ những điều cơ bản nhất, hình thành nên cho mình một nền tảng vững chắc trước khi đảm nhận vai trò mang nhiều trách nhiệm hơn. 

[crp]

Phụ Bếp Là Công Việc Như Thế Nào Và Các Bước Trở Thành Một Phụ Bếp
Đầu bếp thành công nào cũng đều sẽ trải qua khoảng thời gian ở vị trí phụ bếp (Nguồn: Internet)

Phụ bếp là công việc như thế nào?

Giống như bao công việc hay lĩnh vực khác,  vị trí phụ bếp cũng sẽ phải bắt đầu từ vị trí thấp nhất, làm quen và hoạt động cho đến khi đã có đủ kinh nghiệm mới từ từ tăng cấp lên các vị trí cao hơn. Điều này có nghĩa khi trở thành một phụ bếp, bạn vẫn chưa được đứng bếp chính thức, mà thay vào đó sẽ hỗ trợ cho những đầu bếp chính để chuẩn bị từng giai đoạn hoạt động. Tùy thuộc vào bố trí của từng nhà hàng mà các phụ bếp có thể được chỉ định vào một bộ phận cụ thể, hoặc di chuyển qua lại giữa các bộ phận khác nhau, hỗ trợ bất cứ khi nào cần thiết. 

Tuy nói là vị trí thấp nhất, thế nhưng phụ bếp là một phần không thể thiếu trong hệ thống bộ phận nhà bếp (một hệ thống phân cấp tổ chức nhân viên nhà bếp theo từng bộ phận và trách nhiệm cụ thể) để giúp dây chuyền vận hành trong toàn bộ nhà bếp có thể diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả. Trong hệ thống này, phụ bếp sẽ làm việc trực tiếp dưới sự chỉ dẫn và giám sát của các đầu bếp ở vị trí cao hơn, cũng như chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa khu vực bếp (Kitchen Porter).

Phụ Bếp Là Công Việc Như Thế Nào Và Các Bước Trở Thành Một Phụ Bếp
Vị trí phụ bếp sẽ cho phép bạn có cơ hội quan sát và học hỏi từ những điều cơ bản nhất (Nguồn: Internet)

Phụ bếp sẽ làm những công việc gì?

Trở thành một phụ bếp thì công việc của bạn thường sẽ đảm nhận những trách nhiệm sau.

Hỗ trợ các đầu bếp khác: Với tư cách là một phụ bếp, bạn sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ cho nhiều vị trí đầu bếp khác trong nhà bếp, với các công việc như giúp chuẩn bị nguyên liệu, giám sát hàng tồn kho, theo dõi chất lượng thực phẩm, đảm bảo nguồn cung ứng và tất nhiên là cả quan sát, học hỏi để nâng cao tay nghề của mình. Bạn có thể được chỉ định làm phụ bếp cho một bộ phận cụ thể nào đó, hoặc di chuyển qua lại giữa các bộ phận khác nhau mà bếp trường cảm thấy cần thiết.

Chuẩn bị nguyên liệu: Vai trò một phụ bếp liên quan rất nhiều đến các công tác chuẩn bị trước khi nhà hàng mở cửa. Bạn sẽ phải đo lường chính xác các thành phần nguyên liệu theo công thức nấu ăn ở bộ phận mà bạn được phân công nhằm đảm bảo đầu bếp chính luôn có sẵn những gì cần thiết để bắt đầu công việc. Sau đó, thực hiện các công tác chuẩn bị khác như tẩm ướp gia vị, cắt miếng, thái lát hoặc xay trộn. Công việc này của phụ bếp sẽ giúp bạn có cơ hội được học hỏi nhiều kỹ thuật cắt khác nhau.

Quản lý tình trạng kho hàng: Ngoài các công việc ở bộ phận làm bếp thì bạn cũng sẽ chịu trách nhiệm trong khu vực kho hàng. Cụ thể, bạn sẽ làm việc với nhân viên cung ứng và nhân viên vận chuyển hàng hóa để quản lý tình trạng hàng tồn kho, xử lý các trường hợp thiếu hụt nguồn cung. thường xuyên kiểm tra nguyên liệu thực phẩm và đảm bảo đầu bếp chính luôn có đủ số lượng cần dùng cho thực đơn của mình, cũng như sử dụng chúng trước khi hết hạn để tránh lãng phí thực phẩm hoặc làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.

Quan sát và học hỏi: Như đã nói thì ở vị trí phụ bếp sẽ cho phép bạn có cơ hội học hỏi từ những điều cơ bản nhất. Có rất nhiều điều bạn cần phải và có thể học được từng những người đầu bếp đi trước, như các công thức nấu ăn, kỹ thuật sơ chế, trình bày thực phẩm, tìm hiểu thêm về nhiều loại nguyên liệu, tinh thần làm việc tập thể, và cả thúc đẩy niềm đam mê dành cho nghề bếp. Vì bạn có thể bắt đầu với nền tảng chưa có nhiều kinh nghiệm, vậy nên trong những tháng đầu tiên sẽ là thời điểm vô cùng quan trọng để bạn tiếp nhận một lượng kiến thức khổng lồ và cần thiết.

Giữ vệ sinh khu vực làm việc: Hiển nhiên rằng làm việc trong ngành thực phẩm sẽ không thể bỏ qua vấn đề vệ sinh được, và chính xác thì đây là một trong những trách nhiệm công việc mà bạn phải làm hằng ngày. Cụ thể như giữ vệ sinh khu vực làm việc, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe trong nhà bếp cũng như luôn dọn dẹp sạch sẽ trong quá trình nấu nướng. Điều này không chỉ giúp bạn duy trì tiêu chuẩn vệ sinh trong ngành thực phẩm, mà còn hỗ trợ dây chuyền làm việc diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng hơn khi mọi thứ đều được sắp xếp ngăn nắp. 

Các bước để trở thành một phụ bếp

Có rất nhiều cách để bạn trở thành một phụ bếp, tùy thuộc vào điều kiện, dự định hay khả năng mà mỗi người sẽ có các lựa chọn và hướng đi khác. Tuy nhiên, những yếu tố sau đây có thể sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi theo đuổi nghề bếp.

Theo học trường dạy nghề: Tuy rằng phụ bếp là vị trí dành cho những người chưa có kinh nghiệm, thế nhưng bạn vẫn cần phải có sự hiểu biết nhất định về nghề bếp. Sẽ không ai tuyển dụng một “trang giấy trắng” để phải mất thời gian đào tạo từ những cái đơn giản nhất cả. Do vậy, hãy theo học tại một trường ẩm thực sẽ giúp bạn có được nền tảng cơ bản về nghề bếp nếu không muốn bỡ ngỡ khi bước vào môi trường chuyên nghiệp. Đồng thời, sau mỗi khóa học tại các trường dạy nghề, bạn sẽ được cấp chứng chỉ tương ứng với chương trình học đã lựa chọn, các chứng chỉ này sẽ trở thành tấm vé thông hành tuyệt vời cho bạn trong hồ sơ xin việc, cũng như hỗ trợ rất nhiều trên chặng đường thăng tiến sau này. 

Làm quen với các quy định về sức khỏe và an toàn: Trước khi nộp hồ sơ ứng tuyển vào một nhà hàng nào đó, hãy tìm hiểu thật kỹ các quy định và nguyên tắc về an toàn thực phẩm, dù là theo văn bản pháp luật nói chung hay của nhà hàng nói riêng. Hiểu biết chung về các quy định này sẽ giúp bạn mở rộng kiến ​​thức của mình khi cần trao đổi về vị trí ứng tuyển với phía nhà hàng. Đôi khi tại một số nơi như các nhà hàng cao cấp, khách sạn trang trọng còn có thể yêu cầu phụ bếp cũng phải có thẻ xử lý thực phẩm.

Tìm kiếm nhà hàng phù hợp: Dành thời gian để tìm cho mình một nơi làm việc phù hợp nhất. Hãy đảm bảo rằng nhà hàng bạn lựa chọn đang kinh doanh phong cách ẩm thực mà bạn muốn theo đuổi, thêm vào đó môi trường làm việc hiệu quả và chính sách phúc lợi nhân viên lý tưởng cũng không kém phần quan trọng. Tìm một nơi bạn có thể gắn bó lâu dài để đảm bảo có nhiều cơ hội thăng tiến hơn so với thường xuyên nhảy việc khắp nơi.

Học hỏi càng nhiều càng tốt: Mặc dù phụ bếp là vị trí cơ bản khi mới vào nghề, vậy nhưng công việc này sẽ cho phép bạn có nhiều không gian để trau dồi kỹ năng nấu nướng của mình. Có thể kể đến bao gồm, được làm quen với mọi thành phần nguyên liệu trong thực đơn, thực hành nhiều phương pháp và kỹ thuật nấu ăn như áp chảo, rang, chần, om,… Và còn cả học hỏi từ các đầu bếp chuyên nghiệp ở nhiều nhóm khác nhau như nhóm cá, nhóm thịt, nhóm chiên, nhóm món tráng miệng,.. Hãy sử dụng thời gian khi là phụ bếp để nâng cao năng lực của chính mình và xác định mục tiêu hướng đến cho bản thân, cho dù đó là đầu bếp bánh ngọt, đầu bếp món mặn, vị trí bếp trưởng hay cũng có thể là tự điều hành một nhà hàng của riêng mình.

Không có công việc nào khi vừa bắt đầu đã có thể ở ngay vị trí mình muốn cả. Với nghề bếp cũng vậy, bạn sẽ phải bắt đầu từ vị trí thấp nhất là một phụ bếp đi lên. Quá trình sẽ có thể mất nhiều thời gian để bạn đạt được mục tiêu của mình, thế nhưng, chỉ cần bạn có đủ đam mê và lòng kiên trì để bước tiếp thì không có lý do gì cản trở bạn chạm đến thành công với lựa chọn của mình.

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img