Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangKinh doanh & MarketingNhượng quyền thương hiệu hay tự mở quán

Nhượng quyền thương hiệu hay tự mở quán

Liên tiếp chứng kiến sự xuất hiện của những thương hiệu lớn trên thế giới như KFC, McDonald’s, starbucks,.. đến những thương hiệu nhỏ hơn đến từ châu Á: Jollibee, BreadTalk, The Pizza Company, Thai Express v.v… bên cạnh không quên sự góp mặt của những cái tên nội địa như Milano Coffee, Trung Nguyên, … tất cả những cái tên đó thêm một minh chứng khẳng định sức hấp dẫn của thị trường nhượng quyền Việt nam.
Nhưng vẫn đó những bài học đắt giá từ quá khứ, NYDC, gloria jean’s,.. những chuỗi nhượng quyền lớn trên thế giới cũng đành phải ngậm ngùi chấp nhận thất bại ở thị trường Việt Nam. Nhượng quyền không “dễ ăn” như người ta vẫn tưởng.
Trong khi đó mô hình tự xây dựng thương hiệu riêng cũng sẽ có những ưu điểm như được làm chủ, được tự quyết định công việc của mình. Nhưng đi cùng với đó là những rủi ro, và những khó khăn đặc biệt đối với những nhà đầu tư tay ngang.

Lựa chọn nhượng quyền hay tự xây dựng thương hiệu riêng chưa bao giờ là câu hỏi dễ trả lời. Sẽ không có công thức chung cho tất cả, nhưng vẫn có cách để giảm bớt rủi ro, tăng tỷ lệ thành công cho nhà hàng của bạn. Hãy cùng FnBVietnam nhìn nhận vấn đề này qua lăng kính những rủi ro phải đối mặt trước khi quyết định mô hình nào.

Phạm vị trách nhiệm với thương hiệu

Nhuong Quyen

Khi quyết định tự làm chủ thì có nghĩa là bạn được toàn quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh của mình. Bạn phải chịu trách nhiệm cả về những sai lầm của mình.
Đối với mô hình nhượng quyền là được trao cho một thương hiệu cùng với toàn bộ các quy chuẩn, trách nhiệm, ràng buộc đi kèm. Đối với nhượng quyền, mọi thứ gần như đã được hoạch định sẵn, một chiến lược xây dựng thương hiệu, chiến lược tiếp thị. Việc của bạn là mở quán và tuân thủ các nguyên tắc mà đơn vị chủ quản đưa ra.

Xem thêm: 5 bước nhượng quyền thương mại thành công

Tự xây dựng thương hiệu riêng nếu:

  • Đã có hiểu biết nhất định về công việc quản lý kinh doanh, làm thương hiệu, Marketing
  • Muốn làm chủ toàn bộ hoạt động của nhà hàng
  • Không muốn chịu chi phối bởi quá nhiều quy định từ phía đơn vị chủ quản của thương hiệu
  • Mong muốn tạo dựng nên một thương hiệu mang dấu ấn phong cách cá nhân chính mình

Nhượng quyền khi:

  • Không có quá nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng
  • Tin tưởng những nguyên tắc, quy trình đã được chứng minh thành công
  • Không muốn đầu tư quá nhiều chi phí cho việc tiếp thị, và xây dựng thương hiệu
  • Đánh giá cao những chiến lược tiếp thị, xây dựng thương hiệu sẵn có

Kiểm soát các ý tưởng

Được toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp là một trong những hấp dẫn khiến họ muốn dấn thân vào con đường xây dựng thương hiệu riêng. Nhà hàng nhượng quyền, sẽ không có được cảm giác mạo hiểm và làm chủ nhưng bù lại vẫn có những thứ “hấp dẫn” khác.

Nhương Quyen 1

Tư kinh doanh khi:

  • Có được tầm nhìn chiến lược và cụ thể cho nhà hàng
  • Muốn tự định hình phong cách quán
  • Tự tin rằng có thể tạo ra một menu đủ hấp dẫn được thực khách và bắt kịp với xu hướng thị trường
  • Định hướng mở rộng quy mô nhà hàng trong tương lai

Chi phí vận hành

Thông thưởng đối với 2 mô hình có quy mô, thực đơn và nhóm đối tượng tương tự nhau thì nhượng quyền có chi phí vận hành tốn kém hơn so với tự kinh doanh.

Đối với mô hình nhượng quyền, bên nhận nhượng quyền sẽ nhận được sự hỗ trợ từ bên nhượng quyền về việc hoạch định kế hoạch tài chính ban đầu. Ngoài ra thông thường việc tìm kiếm nhà đầu tư, vay vốn ngân hàng cũng sẽ dễ dàng hơn, thêm vào đó bạn sẽ được mua nguyên liệu với giả rẻ hơn.
Tuy nhiên, phải chịu một số khoản chi phí ban đầu như phí nhượng quyền, phí bản quyền, chi phí vận hành, chi phí quảng bá thương hiệu, và một số chi phí cố định khác.

Đôi khi việc phải tuân thủ chặt chẽ các quy chuẩn của nhượng quyền trở thành áp lực đối với dòng tiền của bạn. Còn mô hình nhà hàng tự vận hành thì có thể chủ động linh hoạt dòng tiền.

Nhương Quyen 2

Tự kinh doanh khi:

  • Có được sự chuẩn bị và thứ tự ưu tiên đầu tư cho những yếu tố nào
  • Chấp nhận các chi phí phát sinh ban đầu, như giấy phép kinh doanh, giấy phép xây dựng, tuyển dụng và đào tạo nhân viên …
  • Không muốn đóng các chi phí thường niên, chi phí vận hành
  • Muốn tự lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu

Xem thêm: 6 bí quyết nhượng quyền thành công của Mcdonalds

Nhượng quyền:

  • Vốn ban đầu đủ mạnh
  • Không tự tin với các quyết định tài chính
  • Cần có người tư vấn hoạch định chiến lược tài chính
  • Sẵn sàng với việc trả phí bản quyền và các phí cố định

Kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng

Mô hình của nhượng quyền đã được chứng minh thành công, do đó nếu bạn vẫn chưa có quá nhiều kinh nghiệm trước đây trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, tiếp thị, vận hành thì vẫn có thể thành công. Đối với mô hình nhà hàng tự vận hành thì bạn phải tự mình làm tất cả những điều đó.

Nhuong Quyen 3

Trên đây là phân tích một vài yếu tố rủi ro trong 2 mô hình nhượng quyền và tự xây dựng thương hiệu riêng, mỗi mô hình đều có những ưu – nhược điểm nhất định. Với tư cách là chủ nhà hàng xem xét mục tiêu của bạn kết hợp với các phân tích ở trên để lựa chọn cho mình một mô hình kinh doanh phù hợp. Chúc các bạn thành công

Nhương Quyen Final

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img