Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangNhững Cách Xử Lý Để Hạn Chế Ứng Viên “Biến Mất” Ngay...

Những Cách Xử Lý Để Hạn Chế Ứng Viên “Biến Mất” Ngay Ngày Đầu Đi Làm

Trước khi gửi một lời đề nghị làm việc – offer letter, các chủ quán đã phải tốn không ít công sức. Dù vậy, khi ứng viên đã chấp nhận thư mời làm việc, điều này cũng không thể đảm bảo việc ứng viên sẽ đến làm việc cho bạn. Bởi có những trường hợp ứng viên “biến mất” ngay ngày đầu nhận việc.

[crp]

Tình trạng nhân viên “biến mất” vào hôm nhận việc đầu tiên đang ngày một phổ biến khi một cuộc khảo sát thực tế đã ghi nhận có đến 28% người lao động sẵn sàng cắt đứt các liên lạc và không đến nhận việc như thỏa thuận từ trước. Chính vì thế, để có thể tránh được tình huống ứng viên “bốc hơi” khiến cho quy trình hoạt động của quán bị ảnh hưởng, các chủ quán cần có những cách xử lý phù hợp. Nếu không có sự chuẩn bị về phương án giải quyết, bạn sẽ phải chịu nhiều thiệt hại liên quan từ thời gian, chi phí cho đến công sức.  

1. Hãy chọn thời gian nhận việc hợp lý

Một cách xử lý mà các chủ quán nên triển khai để tránh trường hợp chẳng may bị ứng viên “bùng kèo” đó chính là hãy quyết định thời gian nhận việc hợp lý. Mức độ hợp lý của thời gian nhận việc không chỉ dựa trên thời điểm mà ứng viên có thể chấp nhận. Cụ thể là khoảng thời gian sau khi ứng viên đã hoàn thành công tác bàn giao ở công ty cũ (nếu có) hoặc nhận được sự đồng ý cho quyết định thôi việc từ quản lý ở nơi làm cũ.

Mà còn phải phù hợp với giai đoạn của thương hiệu bạn. Nghĩa là bạn nên chọn khoảng thời gian nhận việc cho ứng viên nằm trong khoảng thời gian nhân viên hiện tại đang chuyển giao công việc. Vì lúc này, nếu ứng viên có không đến nhận việc thì bạn vẫn có đủ nhân sự để duy trì hoạt động của thương hiệu.

Những Cách Xử Lý Để Hạn Chế Ứng Viên “Biến Mất” Ngay Ngày Đầu Đi Làm
Chọn thời gian nhận việc hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng ứng viên không đến nhận việc (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, một lời khuyên về thời gian nhận việc hợp lý đó là hãy đề nghị ứng viên đến làm việc càng sớm càng tốt. Quy tắc này sẽ phát huy hiệu quả đối với những ứng viên mới hoặc không phải bàn giao công việc ở nơi làm việc cũ. Bởi nếu kéo dài thời gian nhận việc, các ứng viên sẽ dễ “lỡ hẹn” với thương hiệu của bạn hơn. Vì khi đó, việc phải chờ đợi một khoảng thời gian quá dài sẽ khiến họ mất hứng thú với công việc, từ đó, họ có thể lựa chọn không đến nhận việc.

Cũng có những trường hợp, trong thời gian chờ nhận việc, các ứng viên sẽ tìm kiếm việc làm khác, và nếu họ nhận được đề nghị hấp dẫn hơn, họ sẵn sàng từ chối đến nhận việc tại thương hiệu của bạn. Chính vì thế, nếu ngay từ đầu ứng viên chia sẻ họ không cần bàn giao công việc cũ, bạn hãy tạo điều kiện để họ đến nhận việc trong khoảng thời gian từ 3 đến 7 ngày kể từ sau khi phỏng vấn. 

2. Nên thường xuyên nhắc nhở ứng viên

Một biện pháp nữa mà các chủ quán nên thực hiện để hạn chế tình huống ứng viên không đến nhận việc chính là nên giữ liên lạc và nhắc nhở thường xuyên đối với nhân sự. Vì có không ít trường hợp, các chủ quán nhận được cái “gật đầu” về việc đồng ý đến làm việc của ứng viên, nhưng sau đó, không tiếp tục liên hệ với họ, dẫn đến việc nhân sự bất ngờ không đến nhận việc. Trong khi đó, nếu bạn duy trì liên hệ với ứng viên thông qua email hoặc cuộc gọi điện thoại, cũng có thể là cả 2, bạn sẽ tránh được việc các ứng viên “lặn mất tăm” vào ngày nhận việc. Bởi khi bạn liên tục nhắc nhở và trao đổi, nhân sự sẽ buộc phải trả lời, và nếu có bất kỳ sự thay đổi nào, họ cũng sẽ nhanh chóng thông báo với bạn.

Những Cách Xử Lý Để Hạn Chế Ứng Viên “Biến Mất” Ngay Ngày Đầu Đi Làm
Duy trì liên lạc với ứng viên sẽ giúp bạn sớm nhận ra liệu họ có dự định không đến nhận việc ngày đầu tiên hay không (Nguồn: Internet)

Dĩ nhiên, việc bạn giữ liên lạc với ứng viên thường xuyên không có nghĩa sẽ đảm bảo các nhân sự luôn đến nhận việc như đã trao đổi. Bởi nếu ứng viên đã muốn “biến mất” theo kiểu cắt đứt liên lạc vào đúng ngày nhận việc, thì dù có nhắc nhở thế nào, bạn vẫn không thể ngăn được họ. Tuy nhiên, việc bạn giữ liên lạc sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn, vì thông qua một số cách phản ứng của ứng viên, bạn có thể lường trước việc nhân sự có thực sự muốn làm việc cho thương hiệu hay không. Bởi thông thường, nếu ứng viên thật sự yêu thích công việc, họ sẽ phản hồi bạn liên tục. Nhưng nếu ứng viên đã có ý cho thấy họ không “mặn mà” với vị trí làm việc, họ có thể sẽ không tiếp tục duy trì liên lạc với bạn bằng việc khóa máy hay không trả lời tin nhắn.

Tuy vậy, với các chủ quán, một lưu ý dành cho bạn là giữ liên lạc một cách chừng mực, tránh thể hiện cho ứng viên thấy rằng bạn đang rất cần họ. Bởi điều này có thể là lý do khiến cho nhân sự đòi hỏi những phúc lợi không hợp lý. Vì có những trường hợp, ứng viên thấy bạn liên lạc nhiều và vô tình cho thấy thương hiệu đang muốn họ đảm nhận công việc, nhân sự sẽ đề nghị thương lượng lại để có đãi ngộ tốt hơn. Khi này, bạn sẽ rơi vào tình thế khó xử, bởi dù cho là bạn hay ứng viên từ chối đề nghị làm việc, thì bạn vẫn là người chịu thiệt. Vì bạn sẽ lại phải tốn thời gian tìm thêm người mới, khiến cho việc vận hành bị ảnh hưởng không nhỏ.

Việc ứng viên không đến nhận việc dù đã chấp nhận lời đề nghị làm việc dù không diễn ra quá thường xuyên, tuy nhiên, đây không phải là điều không hiếm gặp. Chính vì vậy, các chủ quán hãy nắm rõ một số biện pháp đối phó được chia sẻ trong bài viết để giúp cho hoạt động của quán không bị ảnh hưởng nếu chẳng may ứng viên “biến mất” ngay từ ngày đầu tiên.

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img