Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeChuyển độngXu hướngNhảy vào cuộc chiến thị phần với Starbucks, Highlands, Trung Nguyên… và...

Nhảy vào cuộc chiến thị phần với Starbucks, Highlands, Trung Nguyên… và tuyên bố muốn phủ khắp Việt Nam, thế lực đằng sau chuỗi Café Amazon là ai?

Tương tự tại Việt Nam, PTTOR cũng phát triển chuỗi trong liên doanh với đối tác Central Group, với 60% do PTTOR góp và 40% của Central Group. Ban đầu, Café Amazon dự kiến đầu tư 3,5 triệu USD vào Việt Nam từ cuối năm 2019. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đến tháng 11/2020 Café Amazon mới mở cửa hàng đầu tiên tại Trung tâm thương mại Big C Go! Bến Tre.

[crp]

Mới đây, Café Amazon – chuỗi cà phê hàng đầu tại Thái Lan và khu vực Đông Nam Á – đã lựa chọn Việt Nam là điểm đến thứ 10 trong kế hoạch mở rộng toàn cầu và chính thức mở 5 cửa hàng, gồm 2 cửa hàng tại Tp.HCM và 3 cửa hàng nằm trong hệ thống siêu thị Go! tại Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh.

Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, Việt Nam vẫn là điểm sáng của đầu tư với tiềm năng phát triển lâu dài, Café Amazon đã có kế hoạch mở rộng hệ thống cửa hàng trên khắp cả nước trong tương lai. Riêng năm 2021, Café Amazon dự định mở thêm nhiều cửa hàng tại Tp.HCM và các tỉnh lân cận.

Cần nhấn mạnh, Việt Nam với văn hoá cà phê phong phú từ lâu đã trở thành điểm đến của hàng loạt tên tuổi lớn trên thế giới Starbuck, Coffee Beans and Tea Leaf, My Life Coffee, McCafe… hiện đang chia phần và cạnh tranh song song với các doanh nghiệp lớn nội địa gồm Trung Nguyên, Phúc Long, Highlands, Coffee House, King Coffee…

Ghi nhận, hầu hết các đơn vị đều đang chịu lỗ, tuy nhiên chưa một tay chơi nào có dấu hiệu sẽ dừng mở rộng và chiếm thị phần. Dĩ nhiên, thế lực phía sau của mỗi thương hiệu đều khá vững mạnh, đặc biệt ở khía cạnh trường vốn.

Như vậy, trong cuộc đua ấy, chiến lược đầu tư lâu dài, thậm chí tuyên bố phủ khắp đất nước Việt Nam của Café Amazon được đánh giá là khá hiếu chiến. Là thương hiệu mới mẻ, Café Amazon chắc hẳn sẽ gặp không ít thách thức cho tham vọng tại thị trường Việt Nam. Câu hỏi đặt ra, chuỗi cà phê Thái Lan đang được hậu thuẫn bởi ai?

Tiền thân là cửa hàng tiện dụng

Cửa hàng Café Amazon đặt cạnh các cây xăng tại Thái.
Cửa hàng Café Amazon đặt cạnh các cây xăng tại Thái.
Ghi nhận, Café Amazon thành lập vào năm 2002, xuất phát điểm đơn thuần là cửa hàng bán các mặt hàng tiện dụng cho người lái xe tại các trạm xăng như bánh kẹo, cà phê và vật dụng cá nhân. Được phát triển bởi Công ty kinh doanh bán lẻ và dầu mỏ (PTTOR), chủ trương của người đứng đầu, Giám đốc điều hành Jiraporn Kaosawad, muốn rót cả tỷ USD để hình thành hàng ngàn quán cà phê ở Thái Lan và nước ngoài, hướng đến đa dạng hóa doanh thu bên cạnh lĩnh vực dầu mỏ.

Trong đó, Café Amazon đặt mục tiêu sẽ phát triển mạnh để tối đa hóa lợi nhuận từ các trạm sạc điện trong tương lai. Khi mà, không chỉ cung cấp nhiên liệu, khách hàng của PTTOR trong thời gian chờ đợi sạc điện xe hơi trong khoảng 20 phút sẽ được phục vụ giải khát, mua sắm tại Café Amazon.

Hiện, PTTOR có 2.000 trạm xăng khắp Thái Lan, dự kiến mở thêm 500 trạm đến năm 2025. Tương ứng, Tập đoàn sẽ tăng nhanh số cây xăng có trạm sạc điện từ 30 hiện nay lên 300 đơn vị đến năm 2022. Chiến lược này đi cùng với chủ trương của Chính phủ Thái Lan rằng số xe điện sẽ đạt 1,05 triệu xe vào năm 2025.

Dần phát triển, Café Amazon hiện sở hữu hơn 3.000 cửa hàng trong nước và 9 quốc gia khác trên thế giới. Chuỗi đặt mục tiêu đạt 5.200 cửa hàng trong thời gian tới tại 11 quốc gia, gồm: Thái Lan, Lào, Campuchia, Nhật, Philippines và Myanmar, Oman, Trung Quốc, Malaysia, Singapore và Việt Nam. Trong đó, PTTOR sẽ liên doanh đầu tư chuỗi với các đối tác địa phương.

Tuyên bố rót 3,5 triệu USD vào Việt Nam, Central Group sở hữu 40% vốn

Tương tự tại Việt Nam, PTTOR cũng phát triển chuỗi trong liên doanh với đối tác Central Group, với 60% do PTTOR góp và 40% của Central Group. Ban đầu, Café Amazon dự kiến đầu tư 3,5 triệu USD vào Việt Nam từ cuối năm 2019. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đến tháng 11/2020 Café Amazon mới mở cửa hàng đầu tiên tại Trung tâm thương mại Big C Go! Bến Tre.

Về Central Group – Tập đoàn đa ngành Thái – đã không còn là cái tên xa lạ với hàng loạt thương vụ M&A đình đám cả thập kỷ qua. Chính thức bước vào thị trường Việt Nam từ 7/2011, Central Group đã liên tục thực hiện các thương vụ M&A với tổng giá trị khoảng hơn 6 tỷ USD, chủ yếu trong lĩnh vực bán lẻ.

Điểm lại, Central Group gây chú ý mạnh khi bắt đầu mở 2 trung tâm thương mại thời trang Robins tại Hà Nội và Tp.HCM vào cuối năm 2014. Đầu năm 2015, Central Group đã chi 100 triệu USD để mua lại 49% cổ phần của Công ty Đầu tư phát triển công nghệ và giải pháp mới NKT – chủ sở hữu Công ty thương mại Nguyễn Kim với 21 siêu thị điện máy trên cả nước. Cũng trong năm này, Tập đoàn tiếp tục dậy sóng dư luận khi mua lại chuỗi siêu thị Lan Chi. Sang năm 2016, Central Group mạnh tay chi khoảng 1 tỷ USD để mua lại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam…

Nhảy vào cuộc chiến thị phần với Starbucks, Highlands, Trung Nguyên… và tuyên bố muốn phủ khắp Việt Nam, thế lực đằng sau chuỗi Café Amazon là ai?

Không dừng lại, Central Retail Corporation Public Company Limited (CRC, thành viên của Central Group) mới đây đã công bố kế hoạch 5 năm tại Việt Nam có tổng giá trị đầu tư khoảng 35 tỷ Bath (1,1 tỷ USD) với mục tiêu mở rộng kinh doanh tại 55 tỉnh thành trên toàn quốc.

Theo CRC, ngành dịch vụ tại Việt Nam tăng trưởng 2,34%, đứng đầu là ngành bán sỉ và bán lẻ với 7% tăng trưởng so với cùng kỳ trong quý 4 năm 2020, đóng góp 33,5% vào nền kinh tế. Ngành dịch vụ cũng được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021. Điều này khiến Việt Nam trở thành một trong những thị trường phát triển nhanh nhất và hấp dẫn nhất trên thế giới.

“Kế hoạch 5 năm của chúng tôi sẽ tập trung phát triển đa ngành, đa nền tảng để gia tăng sự hiện diện từ thành thị đến nông thôn, xây dựng các thương hiệu trong lĩnh vực thực phẩm gắn kết chặt chẽ hơn và tập trung nâng cao trải nghiệm người dùng; phát triển các thương hiệu phi thực phẩm cũng như nền tảng đa kênh”, ông Philippe Broianigo, CEO của Central Retail tại Việt Nam chia sẻ.

Năm 2020, CRC đã mở mới 4 trung tâm thương mại GO! tại Trà Vinh, Quảng Ngãi, Buôn Ma Thuột và Bến Tre; tái định vị thương hiệu Big C thành GO! tại 5 chi nhánh, mở mới 1 siêu thị mini go! ở Tam Kỳ Quảng Nam.

Sang năm 2021, Tập đoàn dự đầu tư tiếp 6,6 tỷ Bath (211 triệu USD) để mở mới 4 trung tâm thương mại và đại siêu thị GO! tại Thái Nguyên, Bà Rịa, Thái Bình và Lào Cai và 1 siêu thị mini go! ở Tây Ninh. Bên cạnh đó, Central Retail sẽ tiến hành chuyển đổi 8 đại siêu thị Big C thành đại siêu thị GO! và chuyển đổi 7 siêu thị Big C thành siêu thị Tops Markets. Và, tập đoàn sẽ tiếp tục đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh với mảng phi thực phẩm.

Trở lại với Café Amazon, quan sát, những giới thiệu khai trương của các Trung tâm thương mại Big C Go! gần đây của Central Group thường đi kèm với quảng cáo chuỗi Café Amazone. Điều này đặt nghi vấn sự phát triển song song của hai đơn vị trong thời gian tới.

Trả lời, phía Central Group cho biết thực tế hai bên chỉ có mối quan hệ đầu tư cổ phần, và có những chiến lược phát triển riêng. Dù vậy, được hậu thuẫn bởi hai tập đoàn lớn là PTTOR và Central Group, phần nào phản ánh được những tham chiến của Café Amazon tại Việt Nam là có cơ sở.

Cafe Amazon Min
Thông tin thêm, sản phẩm của chuỗi này mang vào Việt Nam theo giới thiệu là dòng cà phê đặc trưng như Amazon Signature với hương thơm và mùi vị đậm đà. Cà phê được chọn lọc từ các trang trại đạt chuẩn và rang trong nhà máy rang độc quyền “Amazon Inspiring Campus” (Thái Lan).
Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img