Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangKinh doanh & MarketingMở quán trà sữa và tất tần tật những gì cần chuẩn...

Mở quán trà sữa và tất tần tật những gì cần chuẩn bị

Nhiều người bắt đầu kinh doanh quán trà sữa đều tự hỏi mình cần chuẩn bị những gì, học những gì, chọn mặt bằng ở đâu, thiết kế quán như thế nào,…? Hàng ngàn câu hỏi cần giải đáp khác nữa mà đôi khi không khóa học nào có thể dạy bạn tất cả. Tuy nhiên, mình cho rằng trước tất cả, bạn cần biết 12 điều cơ bản dưới đây để tạo nền tảng vững chắc cho thành công của bạn!

[crp]

Chẳng có doanh nhân thành công nào không khởi nghiệp bằng sự tìm tòi, học hỏi, dưới đây là một vài kinh nghiệm được đúc rút dành cho người mới bắt đầu kinh doanh quán trà sữa!

Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng:

Rất nhiều chủ quán khi tìm hiểu về mở quán trà sữa thường bỏ qua bước này. Tuy nhiên, đây là yếu tố then chốt quyết định 99% những gì bạn làm sau này.

Young Man Drink Bubble Milk Tea 40876 737

Nếu bạn không tin thì bạn sẽ buộc phải tin thôi. Bởi vì bất cứ doanh nghiệp nào cũng hiểu rằng để kinh doanh thành công, bạn cần hiểu rõ khách hàng của mình, bằng cách này hay bất kì cách nào khác! Vậy đối tượng khách hàng cho quán trà sữa họ là ai?

Học sinh sinh viên

Trà sữa đang là 1 món đồ rất Hot, với mức giá không quá đắt. Chính vì vậy, đối tượng này chiếm khoảng 60% tập khách hàng của bạn và hay đi theo nhóm.

Các cặp đôi và gia đình:

Chiếm khoảng 20- 30% lượng khách của bạn (tùy địa điểm). Lượng khách này thường tập trung vào buổi tối và các ngày nghỉ, khiến cho những ngày lễ hay buổi tối lượng khách của bạn tăng đột biến. Một người quản lý tốt sẽ chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng cho những giờ cao điểm ấy.

Tải Xuống (2)

Bạn cũng có thể hướng tới một số nhóm khách hàng khác như dân văn phòng ghé qua để làm việc, họp nhóm hay thế hệ trung niên tìm một nơi mát mẻ, rộng rãi có đồ uống. Tuy nhiên, giới trẻ vẫn là đối tượng ưu tiên số 1

Bước 2. Định mức nguồn vốn cần có để mở quán

Bạn có thể dư dả tài chính để đầu tư lớn, cũng có thể có một lượng vốn vừa đủ để mở quán trà sữa nhỏ. Tuy nhiên, dù là vốn lớn hay nhỏ cũng cần kế hoạch. Bạn phải xác định mình sẽ bỏ ra bao nhiêu vốn, và dự toán những khoản cần chi để chủ động cho mọi vấn đề.

Ice Cloud Dessert Bar

Nếu khó khăn, bạn hoàn toàn có thể nhờ đến những công ty tư vấn thiết kế, thi công. Nhìn chung, những chi phí bạn cần bỏ ra bao gồm:

  • Chi phí thuê mặt bằng nếu bạn không có
  • Chi phí nhượng quyền hay mua thương hiệu (nếu bạn lựa chọn cách này)
  • Chi phí thiết kế, thi công quán
  • Chi phí sửa sang quán nếu cần
  • Chi phí trang bị trang thiết bị cần thiết
  • Các chi phí duy trì hoạt động: tiền lương nhân viên, tiền điện nước, tiền thuế
  • Chi phí nguyên liệu
  • Các loại phí khác: chi phí làm giấy phép kinh doanh, chi phí marketing,….

Ngoài những chi phí trong dự tính, bạn vẫn nên chuẩn bị trước một khoản cho những chi phí phát sinh không thể lường trước. Và giai đoạn đầu khai trương, bạn hãy sẵn sàng chi mạnh tay cho việc quảng cáo, khuyến mại để tạo dấu ấn, thu hút khách hàng. Điều này chưa bao giờ là thừa.

Bước 3: Tìm hiểu về việc kinh doanh và chuẩn bị menu cho quán:

Có thể bạn có rằng bước này nên để sau cùng. Tuy nhiên, sự thật là bạn nên chuẩn bị nó khi lên ý tưởng kinh doanh quán trà sữa. Tại sao ư?

  • Học hỏi kinh nghiệm sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho các bước sau này
  • Bạn sẽ kiếm được các nguồn liên hệ với giá tốt về thi công, thiết kế, nguyên liệu
  • Bạn sẽ hiểu khách hàng hơn và đây cũng sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của việc thiết kế phong cách, làm menu đồ uống cho quán.

0114 Feattea Jb 900x597

Kinh nghiệm của nhiều chủ đầu tư là bạn nên tham gia những khóa học kinh doanh đầu tư, để có cái nhìn tổng quát và chuẩn bị sẵn sàng cho việc kinh doanh của mình. Học tập không bao giờ là phung phí cả!

Bước 4: Lựa chọn địa điểm quán

Điều này sẽ góp phần quyết định sự thành công trong kinh doanh của bạn.

Có 2 hình thức mà các chủ đầu tư thường chọn: Tận dụng mặt bằng gia đình có sẵn hoặc Thuê mặt bằng

Chatime Soho

Từ bước 1, sau khi đã phác thảo chân dung khách hàng, hãy tìm địa điểm phù hợp với tiêu chí:

  • Giới trẻ, độ tuổi dưới 30
  • Các cặp đôi và các gia đình

Vậy địa điểm mở quán thế nào là đẹp?

  • Gần các trường học
  • Khu vực tập trung dân cư, đặc biệt là gần các khu chung cư
  • Tại các tụ điểm vui chơi giải trí, các con phố đông đúc

Tất nhiên, nếu không thể tìm được những địa điểm thật đẹp, thì kinh doanh ở những vị trí ít người cạnh tranh cũng là 1 giải pháp không tệ. Nhưng nên nhớ khu vực đó phải có khách hàng tiềm năng của bạn.

Bước 5: Lên ý tưởng quán:

Vậy là bạn đã hoàn thành các bước quan trọng bậc nhất khi mở quán. Tiếp theo, hãy lên ý tưởng cho quán của bạn. Có 2 hướng bạn có thể tham khảo:

Mua thương hiệu

Hiện nay rất nhiều chuỗi trà sữa lớn bán thương hiệu: Dingtea, Gongcha, Heekcaa, Toco Toco,…

Shop Gong Cha 0002 Ttt

Ưu điểm của hình thức này là bạn sẽ có thương hiệu nổi tiếng, dễ dàng kinh doanh hơn. Và bạn sẽ được cung cấp chuẩn của chuỗi, vì vậy vấn đề chất lượng cũng khá yên tâm.

Tuy nhiên, hình thức này thường đòi hỏi đầu tư lớn. Riêng tiền đầu tư để mua thương hiệu và công thức thường đã lên tới hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng.

Hơn nữa, không phải ở khu vực nào thương hiệu mà bạn mua cũng đã Hot. Các thương hiệu nổi tiếng thường vẫn được biết tới ở các thành phố hơn ở các tỉnh ngoài.

Xây dựng thương hiệu riêng:

Hình thức này sẽ giúp bạn chủ động trong kinh doanh và tiết kiệm vốn đầu tư để chi trả cho các khoản phí xây dựng và duy trì quán.

Tra Sua

Bạn có thể chỉ tốn khoảng 5 triệu để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, tham gia 1 khóa học pha chế trà sữa chất lượng với mức học phí khoảng 4 triệu, còn lại là chi phí thiết kế và thi công cho quán.

Bước 6: Thiết kế và thi công quán:

Bạn có thể lên mạng để tham khảo các mẫu thiết kế quán đẹp

Sau khi đã có ý tưởng cho quán, bạn cần hiện thực hóa ý tưởng đó, trước hết là trên bản vẽ.

12 0

Nếu chưa có chuyên môn thiết kế, bạn nên thuê 1 đơn vị thiết kế chuyên nghiệp. Mức giá thường sẽ tính theo m², dao động trên dưới 200.000đ/m² tùy diện tích. Công ty thiết kế chuyên nghiệp sẽ tư vấn miễn phí cho bạn để tạo ra một không gian phong cách, độc đáo, họ cũng có thể tư vấn về dịch vụ kinh doanh cho bạn.

Bước 7: Hoàn thiện menu cho quán:

Lúc này, bạn đã đủ thời gian tham khảo, tìm hiểu về kinh nghiệm hoặc đã đi học một khóa pha chế trà sữa nên đã khá am hiểu về thức uống này rồi. Bạn hoàn toàn đã có thể tự thiết kế 1 chiếc menu phong phú đồ uống dành riêng cho quán mình. Nhớ là lựa chọn những đồ uống xu hướng để quán không bị lỗi thời nhé!

Chatramue Thai Milk Tea Shop Miri Menu

Một menu quán tốt hoàn chỉnh nên được chia thành các nhóm đồ uống cụ thể, cho khách hàng nhiều sự lựa chọn với từ 30 món trở lên, với các món đồ uống thịnh hành và đa dạng về hương vị, topping.

Một tips mà các quán trà sữa hiện nay đều dùng để tăng lợi nhuận đó là bán trà sữa riêng topping riêng, hãy đa dạng các loại topping để khách chọn và thu thêm tiền với mỗi loại topping thêm. Doanh thu của bạn sẽ tăng đáng kể đấy nhé!

Bước 8: Nhập máy móc, nguyên liệu:

Không phải ai bắt đầu kinh doanh trà sữa cũng hiểu là loại hình đồ uống này cần những loại máy móc nào để vận hành quán? Mở quán trà sữa cần những máy móc và nguyên liệu gì? Đầu tư hết bao nhiêu. Thử xem nhé:

Về máy móc thiết bị:

  • Máy dập nắp:

Có 2 loại máy: dập nắp tự động và máy dập nắp thủ công

Bạn nên mua loại dập nắp tự động bởi mua nó chỉ mất 10-12tr nhưng sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức cho nhân viên rất nhiều, vừa thể hiện sự chuyên nghiệp của quán nữa.

Cho Coc Vao 1 640x320

  • Bình ủ trà:

Vật dụng không thể thiếu nếu bạn muốn bảo quản trà 1 cách tốt nhất.

1 bình ủ trà thường có dung tích 12l. Với chi phí khoảng hơn 1 triệu cho 1 bình, đầu tư từ 2 đến 3 bình là bạn có thể thoải mái phục vụ khách hàng khi cao điểm.

Su Dung Binh U Tra Va May Dinh Luong

  • Nồi nấu trà:

Không to tát nhưng không thể thiếu đâu nhé!

  • Máy xay: (tùy thuộc)

Một số đồ uống có thể cần đến máy xay, hãy cân nhắc menu để quyết định xem nhé.

  • Máy làm lạnh (tùy thuộc)

Máy làm lạnh trà sẽ giúp trà được bảo quản tốt hơn.

Chi phí cho 1 máy làm lạnh đồ uống khoảng trên dưới 20.000.000đ

  • Máy làm đá (tùy thuộc)

Trà sữa không thể không có đá – Đây là 1 khẳng định khá chắc chắn. Bạn có thể đầu tư hẳn 1 máy làm đá cho quán, hoặc mua đá lẻ ở ngoài và bảo quản trong tủ giữ lạnh. Nhưng rõ ràng là mua sẵn 1 máy làm đá sẽ tiết kiệm trong lâu dài rồi.

  • Máy định lượng đường:

Nếu bạn muốn ly trà sữa thật chuẩn vị 100%, hãy sử dụng máy định lượng đường để ước lượng đúng lượng đường cho 1 ly trà sữa. Còn nếu không, đơn giản là sử dụng những vật dụng đong định lượng để có được lượng đường chuẩn nhất.

  • Một số vật dụng cần dùng khác:

Cốc, màng dập nắp, ống hút là các nguyên liệu bạn sẽ cần chuẩn bị để làm nên được 1 cốc trà sữa hoàn chỉnhKinh Doanh Tra Sua

Bước 9: Hoàn thiện các thủ tục pháp lý

Để đảm bảo quán hoạt động thuận lợi, bạn nên hoàn thiện đầy đủ các thủ tục pháp lý như làm giấy đăng kí kinh doanh cho quán. Đừng nên xem nhẹ bước này trong bí quyết mở quán trà sữa cần những gì nếu bạn muốn làm ăn lâu dài.

Bước 10: Chuẩn bị nhân sự cho quán

Nếu đã có kiến thức về pha chế trà sữa, việc tuyển người của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn cũng sẽ thuận tiện hơn trong việc giám sát và điều hành nhân viên.

Tùy vào hình thức hoạt động, bạn có thể chọn loại hình thuê toàn thời gian hoặc bán thời gian. Về cơ bản, pha chế trà sữa không khó nên bạn có thể thuê nhân viên mới và đào tạo lại.

Máy Móc Royaltea Min

Còn nếu quán có quy mô nhỏ, bạn hoàn toàn có thể trở thành pha chế chính của quán. Giá thuê nhân viên có thể giao động từ 12k-20k/người tùy trình độ.

Bước 11: Đảm bảo quán vận hành tốt

Để đảm bảo cho sự kinh doanh khởi đầu tốt, bạn phải chắc chắn có 1 đội ngũ nhân viên đã được đào tạo bài bản về cả pha chế tốt và phục vụ tốt. Nhân viên là yếu tố níu chân khách hàng quan trọng đấy.

Nhan Vien Phuc Vu Quan Cafe 1

Bạn nên mở quán bán thử trước khi khai trương ít nhất 1 tuần. Bạn có thể mời bạn bè hoặc mở cửa đón khách để nghe lời nhận xét về đồ uống cũng như cung cách phục vụ của nhân viên, để thay đổi, bổ sung hoặc cố gắng làm tốt hơn.

Bước 12: Lên kế hoạch marketing cho quán

Bất kì hình thức kinh doanh nào cũng cần đến marketing. Marketing ở đây chính là quán bạn đã đẹp rồi, đồ uống đã ngon rồi, việc của bạn là khiến cho 100 người khác, 1000 người khác, đến 1 triệu vị khách tin tưởng, công nhận điều đó và đến quán của bạn!

4thweekpromospecial Filler01

Hãy nhớ rằng dịp khai trương là một dịp vô cùng đặc biệt và hợp lý để marketing bùng nổ nhé. Có vô vàn cách PR trong dịp khai trương như Mua 1 tặng 1, giảm giá 50%, tặng voucher, mini game,…

Bạn cũng có thể sử dụng một số cách sau để quảng bá trực tiếp/ gián tiếp phù hợp với xu hướng hiện nay:

  • Phát tờ rơi
  • Quảng cáo trên mạng: facebook, instagram
  • Quảng cáo trên báo: kenh14, foody, lozi
  • Truyền miệng qua bạn bè, qua người nổi tiếng giới thiệu..
  • Foody hay lozi cũng là các kênh quảng cáo hiệu quả Foody và Lozi là 2 kênh quảng cáo khá tốt

Hãy cân nhắc đến tài chính và khách hàng mục tiêu để lựa chọn kênh quảng bá tốt nhất nhé.

Trên đây là 12 bước để mở quán trà sữa thành công cho người mới bắt đầu kinh doanh. Có vẻ mất khá nhiều thời gian và phức tạp, nhưng kinh doanh không bao giờ dễ dàng cả. Để đạt thành công, lợi nhuận cao, doanh thu khổng lồ, bạn buộc phải bỏ ra công sức, tiền bạc, thời gian mà thôi!

Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm:
Mô hình quán cafe Take away
Mở quán cà phê rang xay – nên hay không nên?
Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img