Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeChuyện nghềMô Hình Phi Truyền Thống Là Chìa Khóa Để Dunkin’ Donuts Tăng...

Mô Hình Phi Truyền Thống Là Chìa Khóa Để Dunkin’ Donuts Tăng Trưởng Mạnh

Mô hình phi truyền thống đã phát triển nhờ vào việc có không gian quán nhỏ hơn nhưng lại phục vụ được đông đảo khách hàng, nhờ nằm ở các vị trí thuận lợi như sân bay, các khu ăn uống – food court, trung tâm thương mại, văn phòng… Dù dịch bệnh đã khiến kiểu quán phi truyền thống gặp lao đao, dù vậy đây vẫn hứa hẹn là phương án phát triển tốt trong tương lai.

[crp]

Điển hình, Dunkin’ Donuts dù phải đóng cửa hàng trăm cửa hàng và ghi nhận sự sụt giảm của doanh thu, nhưng họ vẫn kịp mở mới 27 cửa hàng phi truyền thống ở các sân bay, trung tâm thương mại và ký túc xá các đại học lớn. Bởi mô hình này được xem là tương lai của ngành F&B, khi mà loại hình phi truyền thống mang đến tiềm năng lớn, với doanh thu vượt bậc, thậm chí mức tăng có thể lên đến 2 con số bất chấp tình hình khó khăn.

Chris Burr, Giám đốc phát triển mảng phi truyền thống của Inspire Brands – tập đoàn đã mua lại thương hiệu Dunkin’ Donuts vào tháng 10/2020, cho biết chiến lược này là một yếu tố thiết yếu trong câu chuyện tăng trưởng của Dunkin’ trong hơn một thập kỷ qua. COVID có thể đã ngăn chặn sự phát triển trong ngắn hạn nhưng về lâu dài, đây vẫn là chìa khóa cho sự tăng trưởng của thương hiệu.

Bởi theo Chris Burr: “Theo quan sát tổng thể của Dunkin’, các khách hàng di chuyển ngày một nhiều hơn, vì thế, chúng tôi mong muốn đem đến một trải nghiệm hiện đại hóa cho họ. Khách hàng ngày nay ưu ái cho những quán họ có thể dễ dàng ghé vào trên đường đi làm, du lịch và gọi món một cách nhanh chóng. Và mô hình phi truyền thống đáp ứng được hoàn toàn mong muốn này của khách. Bên cạnh đó, một trong những ưu điểm của mô hình này là chúng tôi có thể mở cửa với nhiều thiết kế và kích thước khác nhau, nhờ đó, giúp chúng tôi chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh này.”

Với đại dịch, dù mô hình này chịu ảnh hưởng khá lớn nhưng bù lại, khi các sân bay và các cửa hàng khác bắt đầu hoạt động trở lại, Dunkin’ sẽ là một trong những thương hiệu đầu tiên phục hồi. Bởi khi chờ đợi đến lượt bay của mình, khách hàng thường có xu hướng thưởng thức một ly cà phê, hoặc ăn một ít bánh ngọt. Với mô hình này, cửa hàng của họ không phải lo lắng về việc sắp xếp chỗ ngồi tuân theo quy tắc xã hội. Vì khách hàng sẽ mang những ly đồ uống, những chiếc bánh ngọt đến khu vực chờ để thưởng thức. Đồng thời, với mô hình này, khách hàng hoàn toàn có thể hạn chế tối đa tiếp xúc bằng việc đặt hàng trước qua ứng dụng điện thoại.

Một điều nữa khiến mô hình phi truyền thống phát triển là nhờ số lượng khách ổn định và thói quen ít bị tác động. Chẳng hạn, với các cửa hàng truyền thống, trước đại dịch, khách hàng xem việc ghé đến quán cà phê như của Dunkin’ là một thói quen. Nhưng do các giới hạn của giãn cách xã hội, việc mua một ly đồ uống hay chiếc bánh đã trở thành 1 dịp đặc biệt hiếm hoi. Trong khi đó, tại các cửa hàng phi truyền thống đặt tại sân bay, thói quen thưởng thức không bị ảnh hưởng, bởi chỉ cần họ đến sân bay thì chắc chắn họ sẽ gọi món.

Một điểm nữa là với mô hình phi truyền thống, bạn có thể phục vụ khách gần như suốt 24/24 và không bị quá tải trong một khung thời gian nhất định. Trong khi với hình thức truyền thống, những giờ cao điểm sẽ thường dao động vào 3 khung giờ 7 – 9 giờ sáng, thời điểm mà khách hàng đi làm, đi học, khoảng nghỉ trưa từ 11 – 1 giờ trưa, và buổi tối là 6 – 8 giờ. Điều này có nghĩa là việc điều hành sẽ “dễ thở” hơn bởi bạn không phải lo lắng về việc thiếu hụt nhân sự vào giờ cao điểm. Cũng như tình trạng “quá tải” công việc khiến nhân viên có thể mắc phải những sai lầm khiến trải nghiệm của khách hàng bị ảnh hưởng.

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img