Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangKinh doanh & MarketingHướng dẫn quy trình, thủ tục xin giấy phép hoạt động ngành...

Hướng dẫn quy trình, thủ tục xin giấy phép hoạt động ngành nhà hàng và dịch vụ ăn uống

Tùy theo mô hình kinh doanh và mục đích mà mỗi nhà hàng cần có những loại giấy phép kinh doanh khác nhau. Nhà hàng có thể lựa kinh doanh theo các dạng mô hình: Cá nhân kinh doanh, Hộ kinh doanh cá thể; Doanh nghiệp tư nhân; công ty.

Để giúp chủ nhà hàng “gỡ rối” những vấn đề liên quan đến vấn đề pháp lý, FnBVietnam.vn gửi đến bạn đọc những tổng hợp về quy trình, cũng như hướng dẫn chi tiết các vấn đề pháp lý liên quan trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống

1. Giấy phép kinh doanh

Document

Cá nhân kinh doanh

Trường hợp cá nhân kinh doanh không cần có giấy phép chứng minh đã đăng ký kinh doanh, nhưng hàng tháng cá nhân vẫn phải kê khai thu nhập để nộp thuế theo hình thức khoán đúng quy định của pháp luật. Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh rất nhỏ.

Hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể là một loại hình Doanh Nghiệp được thu nhỏ, vẫn được pháp luật công nhận và bảo vệ. Phù hợp với quy mô kinh doanh nhỏ lẻ

Những lưu ý:

  • Không được mở thêm chi nhánh, hoặc văn phòng đại diện
  • Không được phép sử dụng quá 10 lao động
  • Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu;
  • Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ đối với mọi hoạt động kinh doanh;
  • Không được phép xuất hóa đơn đỏ
  • Vẫn được xuất hóa đơn bán hàng

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
  • Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
  • Trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập: bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh.
  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp

Đặc điểm của DNTN:

Doanh nghiệp tư nhân có ưu điểm là thủ tục thành lập đơn giản, dễ dàng thay đổi hoặc bổ sung cập nhật thông tin. Nếu Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn với tất cả tài sản mà chủ doanh nghiệp sở hữu. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm :

  • Giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân
  • Giấy chứng nhận ngân hàng về số tiền VNĐ, ngoại tệ , vàng của chủ doanh nghiệp;
  • Giấy chứng nhận về giá trị tài sản hiện vật của doanh nghiệp ứng với số vốn đã đăng ký ban đầu;
  • Giấy chứng thực về trụ sở doanh nghiệp

Công ty có 3 hình thức: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần:

Công ty TNHH 1 thành viên (được nhiều người chọn): có thể do 1 cá nhân hay 1 tổ chức làm chủ, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: có từ 2 đến 50 thành viên góp vốn (có thể là cá nhân hoặc tổ chức), chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp.

Công ty cổ phần: có ít nhất từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên, không hạn chế tối đa cổ đông góp vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp. Ưu điểm của công ty cổ phần là có thể phát hành được cổ phiếu.

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty gồm có:

  • Điều lệ công ty (nên soạn theo mẫu điều lệ có sẵn)
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên kèm theo danh sách thành viên và Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu đại diện pháp luật không đi nộp hồ sơ)
  • Kèm theo danh sách phải có các giấy tờ sau: Bản sao công chứng không quá 03 tháng CMND hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân còn hiệu lực của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ. Ngoài ra, chuẩn bị thêm Mục lục hồ sơ, Bìa hồ sơ.

2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Giay Phep An Toan Ve Sinh Thuc Pham

Để được chứng nhân là doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hợp pháp, cần những giấy tờ sau đây:

Trước tiên bạn liên hệ với Trung tâm y tế dự phòng quận (huyên) để tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến ( trả lời đúng 80% câu hỏi mới được xác nhận là vượt qua)

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp bạn đặt trụ sở (tùy vào loại hình doanh nghiệp mà bên bạn đăng ký để thực hiện chuẩn bị hồ sơ thủ tục đăng ký doanh nghiệp).

Hồ sơ đăng ký giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền.
  • Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm.
  • Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.
  • Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.
  • Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.
  • Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
  • Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
  • Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.

Nơi nộp hồ sơ:

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 

Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.

Thời hạn của giấy phép :

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

3. Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu và đồ uống có cồn:

Ban Rươu

Trường hợp nhà hàng ăn uống có kinh doanh thêm hoạt động bán lẻ rượu thì bạn còn phải xin thêm giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu theo quy định.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ.
  • Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
  • Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh.
  • Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán lẻ rượu.

Đối với trường hợp chỉ kinh doanh rượu tiêu dùng tại chỗ ăn kèm đối với đồ ăn thì anh không cần phải xin giấy phép bán lẻ rượu mà chỉ phải thông báo với Phòng Công Thương (Phòng Kinh tế) trên địa bàn trước khi thực hiện kinh doanh

4. Giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá:

Smoke14

Trong trường hợp nhà hàng ăn uống của bạn có bán thêm thuốc lá, bạn sẽ phải xin thêm giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá tại Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế (cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá;
  • Bản sao công chứng đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận mã số thuế;
  • Phương án kinh doanh của Doanh nghiệp;
Có thể bạn quan tâm:
Tự kinh doanh quán cà phê: Những lãng phí chết người mà dân "tay ngang" không hề hay biết
5 bước để nhượng quyền thương mại thành công
Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img