Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangSet upFine Dining, Bistro, Pop-up... rốt cuộc nghĩa là gì?

Fine Dining, Bistro, Pop-up… rốt cuộc nghĩa là gì?

Cùng tìm hiểu về các concept nhà hàng vòng quanh thế giới để xem bạn đã ghé thăm bao nhiêu nơi trong danh sách này nhé!

[crp]

Tôi còn nhớ sự bỡ ngỡ của bố mình khi lần đầu tiên cả nhà cùng đi ăn ở một nhà hàng sang kiểu Âu nhân dịp kỷ niệm của gia đình. Bố nhìn thực đơn và tự hỏi L’ Entrecôte hay Chocolat Liégeois nghĩa là gì.

Là một người quen ăn nhà hàng thuần Việt, ông hỏi đùa: “Ở đây có đậu phộng rang không?” khi phục vụ đặt lên bàn vài lát bánh mì nướng kèm bơ.

Bạn sẽ nhận thấy văn hoá ăn uống của người Việt nhiều khi chẳng cần liên quan đến những concept trên thế giới. Chúng ta tự hào và yêu nét đẹp thấm đẫm hương vị cuộc sống của “ẩm-thực-đường-phố”.

Nhưng trên thực tế, mọi khái niệm ẩm thực được lan truyền đều có khởi nguồn và lý do của riêng nó. Thế hệ trẻ toàn cầu ngày nay sẽ cùng lúc ngồi ăn bún trên vỉa hè buổi sáng, bữa trưa tiếp đối tác tại một Bistro và vào buổi tối, trong những dịp đặc biệt nhất họ sẽ chọn Fine Dining.

Cùng tìm hiểu về các concept nhà hàng vòng quanh thế giới để xem bạn đã ghé thăm bao nhiêu nơi trong danh sách này nhé!

Fine Dining

Các nhà hàng ẩm thực cao cấp – Fine Dining thường được thấy trong những thước phim gắn với sự danh giá và đẳng cấp. Điều đó là sự thật, danh hiệu Fine Dining là một sự bảo chứng hoàn hảo cho: cung cách phục vụ, không gian, và trên hết, món ăn.

fine dining
Nhà hàng EON51

Tóm lại, Fine Dining là nơi phô diễn nghệ thuật ẩm thực ở chuẩn mực cao nhất, cũng là nơi tạo ra và duy trì tiêu chuẩn của nền ẩm thực trên thế giới.

Nếu món ăn của bạn có: nấm truffle, trang điểm bằng lá vàng/bạc, gan ngỗng thượng hạng, trứng cá tầm (caviar)… thì đó là dấu hiệu nhận biết của một nhà hàng Fine Dining.

Khoảng bao nhiêu tiền?

  • Từ 1,500,000 VND/người và cao hơn khi kèm theo đồ uống.
  • Một số nhà hàng gợi ý ở Sài Gòn: OX, Jardin Des Sens Saigon, Quince, Yazawa Saigon, Kobe

Contemporary Casual/Fine Casual

Nhà hàng Fine Casual có không khí thoải mái, gần gũi hơn so với sự trang trọng của Fine Dining, nhưng vẫn được đầu tư chỉn chu. Đặc biệt là về yếu tố thị giác. Fine Casual nằm giữa bình dân và sang trọng, thích hợp để gặp gỡ khách hàng cho các dịp “business lunch”.

Casual
Nhà hàng Mama Sens

Fine Casual vẫn phục vụ những món ăn được làm từ nguyên liệu tươi ngon, chất lượng với tiêu chuẩn cao, tuy nhiên sẽ không bị ràng buộc bởi các quy tắc khắt khe như Fine Dining.

Khoảng bao nhiêu tiền?

Từ 500,000 VND/người.
Một số nhà hàng gợi ý ở Sài Gòn: P’ti, Mama Sens, Esta Eatery

Fast Casual

Đây là một trong những concept nhà hàng phổ biến nhất vào thời điểm hiện nay, khi thời gian ăn uống của chúng ta trở nên ngắn lại nhưng vẫn muốn đảm bảo chất lượng. Thông thường, những nhà hàng Fast Casual (bình dân) phục vụ dụng cụ ăn uống loại dùng 1 lần, hoặc nếu có chén bát thì không quá hoa mĩ, giá cả nói chung cũng dễ chịu.

fast casual
Nhà hàng Danbo Ramen

Định nghĩa thế nào là “bình dân” cũng gắn liền với những đặc thù của khách hàng và hầu bao của họ. Nhà hàng “bình dân” ở khu vực trung tâm sẽ khác so với khi ở một khu nhiều người lao động.

Để phục vụ món ăn cho bạn nhanh nhất có thể, thông thường chủ quán sẽ nấu trước, để sẵn ở trong tủ. Khách gọi món là mang tới ngay, hoặc hâm nóng một chút. Dĩ nhiên là nhanh, nhưng không ngon bằng so với những món chỉ được chế biến khi có yêu cầu.

Khoảng bao nhiêu tiền?

Từ 20,000 VND
Một số nhà hàng gợi ý ở Sài Gòn: Bánh mì 362, Danbo Ramen, Phở Thìn by Sol

Cafe/Bistro

Mô hình Cafe/Bistro có nguồn gốc từ Châu Âu, điển hình là nước Pháp. Những quán ăn kiểu này ra đời từ sự gần gũi, có không gian như một quán quen nhà bên. Đặc trưng của cafe/bistro là không gian ngồi ngoài trời, nơi những vị khách là người quen của chủ quán và là hàng xóm của nhau.

bistro
L’usine

Cafe/bistro cũng không nhất thiết phải có phục vụ tại bàn. Với mô hình này, thực khách sẽ tự đảm nhiệm bằng cách: gọi món tại quầy rồi tự bưng về bàn. Nếu bạn ghé dùng bữa tại một quán cafe/bistro ở Việt Nam và được phục vụ tận tình, hoá đơn thường sẽ có thêm một mục là “5% service charge”.

Điểm khác biệt giữa Cafe với Bistro: nếu một tiệm Café thường có menu xoay quanh các món như cái tên của mình gợi ý: cà phê, bánh mì, bánh ngọt thì Bistro cho bạn nhiều lựa chọn hơn, đôi khi là đầy đủ 3-course với: khai vị, món chính, tráng miệng.

Khoảng bao nhiêu tiền?

Từ 150,000 VND/người.
Một số nhà hàng gợi ý ở Sài Gòn: Runam Bistro, L’usine, Godmother Bake & Brunch, Marcel.

Family – Quán ăn gia đình

Đặc trưng của nhà hàng gia đình là có những món ăn dành riêng cho em bé. Món ăn dành cho trẻ con cần đơn giản, hấp dẫn (như trứng chiên, khoai tây, gà rán…), nhưng cũng phải lành mạnh và ít gia vị hơn.

Những nhà hàng gia đình cũng chia phân khúc tuỳ theo đối tượng khách hàng, từ bình dân đến cao cấp.

Với đối tượng phục vụ chính là trẻ em, những nhà hàng này thường có thêm không gian vui chơi cho các bé. Nhân viên tại nhà hàng được hướng dẫn cách chăm sóc và chơi với trẻ nhỏ.

Là dạng nhà hàng khá ít thấy ở Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm gần đây, mô hình khác dành cho trẻ em đang trở nên phổ biến là “Kid Cafe”.

Fine Dining, Bistro, Pop-up... rốt cuộc nghĩa là gì? FnB Việt Nam
Lollipop Kids Cafe

Nói nôm na, thì những quán cà phê này là một khu vui chơi thu nhỏ dành cho các bé, đồng thời là chốn nghỉ chân chuyện gẫu của các bà mẹ.

Khoảng bao nhiêu tiền?

Từ 200,000 VND/người

Một số địa chỉ gợi ý ở Sài Gòn: Family Garden, Spice Bistro (chi nhánh Thảo Điền, Quận 2), Peek A Boo Premium Kids Cafe, Lollipop Kids Cafe

Nhà hàng Pop-up

Nhà hàng Pop-up thi thoảng sẽ xuất hiện, bất thình lình như tên gọi của mình, mang lại sự mới mẻ cho người thưởng thức tại địa phương.

Hơn cả món ăn hay thức uống, điều mà Pop-up mang tới là một concept mới lạ về ẩm thực.

Fine Dining, Bistro, Pop-up... rốt cuộc nghĩa là gì? FnB Việt Nam
Le Petit Chef 

Bạn có thể thưởng thức Pop-Up ở một khu sân vườn, quầy bán di động hay một nhà hàng hạng sang, tuỳ theo concept. Nhà hàng kiểu này sẽ phụ thuộc khá nhiều vào công nghệ và mạng xã hội để gửi thông điệp tới khách hàng – những người tò mò và luôn sẵn sàng cho trải nghiệm kiểu một-lần-trong-đời.

Ở Sài Gòn hiện đang có: Le Petit Chef (tại Park Hyatt)

Ghost

Nhà hàng “ma” là tên gọi được đặt cho các tiệm chỉ giao hàng tận nơi, hoặc nhà hàng thực tế ảo.

Nhà hàng “ma” giúp giảm thiểu chi phí vận hành đáng kể bởi không phải phục vụ khách khứa hay rửa chén. Họ tập trung vào chất lượng món ăn, nguyên liệu tươi ngon và chăm sóc khách hàng theo nhu cầu riêng biệt (ví dụ bị dị ứng, giao theo giờ cố định, v.v… )

Một số thuật ngữ khác

  • À la carte: tên gọi chung cho bất kì nhà hàng nào nơi thực khách có thể gọi món ăn riêng lẻ từ menu.
  • Ethnic: phục vụ món đặc trưng của một đất nước (như Trung Hoa, Ấn Độ, Thái, Mexico v.v…). Thường thấy ở các thành phố lớn, nơi đông dân và có quốc tịch đa dạng.
  • Dine in the Sky (ăn-trên-trời): được tạo ra đầu tiên ở Bỉ – nhà hàng này phục vụ ở giữa trời, với số lượng thực khách có giới hạn. Hiện nay hình thức ăn-giữa-trời đã có mặt ở 45 quốc gia trên thế giới.
  • Brasserie: Nhà hàng cổ điển kiểu Pháp, phục vụ những món truyền thống, cà phê và đồ uống suốt cả ngày. Brasserie về cơ bản cũng như một nhà hàng Bistro, nhưng có xu hướng lớn hơn và sinh động hơn, menu cũng đa dạng hơn.
  • Gastropub: là một dạng nhà hàng được định danh vào năm 1991, xuất phát tại Anh Quốc. Gastropub sở hữu cá tính cũng như sự quyến rũ của một quán rượu, nhưng chất lượng phục vụ, bia và thức ăn đều ở đẳng cấp cao hơn. Gastropub đầu tiên là The Eagle tại London.
  • Steakhouse: Nhà hàng chuyên phục vụ steak thịt bò, đặc biệt là những phần cắt cao cấp (strip, rib-eye, tenderloin…). Ngoài thịt bò là món chính, các loại thịt khác có thể được phục vụ thêm là: thịt bê, heo, cừu và gà. Không bao giờ thiếu rượu ngon và môt loạt các món ăn kèm.
  • Dark: nơi bạn ngồi ăn trong bóng tối hoàn toàn và được phục vụ bởi những người khiếm thị. Mục đích của concept này là nhằm đánh thức những giác quan khác của chúng ta (vị giác, xúc giác, thính giác…) thông qua việc “tắt” đi thị giác.
  • Teppanyaki-ya: Nhà hàng đặc trưng của Nhật Bản, sau đó được yêu thích và mở rộng đến nhiều nơi trên thế giới. Tại một nhà hàng Teppanyaki, các món ăn được nấu trên một tấm chảo thép dày, rộng. Người đầu bếp đóng vai trò như một nghệ sĩ biểu diễn, nấu ăn trước mặt thực khách và khéo léo tạo nên những món nướng toả mùi hương hấp dẫn.
  • Một số nhà hàng thường có tên gọi kèm theo “Eatery“. Đây thực ra không phải một concept mà là từ để gọi chung cho các địa điểm ăn uống một cách gần gũi.
Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img