Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangKinh doanh & MarketingĐừng vội thấy Ten Ren đóng cửa mà ngã tay chèo, lửa...

Đừng vội thấy Ten Ren đóng cửa mà ngã tay chèo, lửa thử vàng gian nan thử sức

Sáng ngày 15/07 thương hiệu trà sữa Ten Ren – chuỗi trà sữa được The Coffee House mua nhượng quyền, đã phát đi thông báo ngừng hoạt động tại thị trường Việt Nam kể từ ngày 15/8.

Lý do mà Ten Ren đưa ra là mô hình kinh doanh hiện tại chưa phù hợp với nhu cầu khách hàng. Với kết quả chưa đạt như kỳ vọng, Ten Ren sẽ ngừng kinh doanh chuỗi cửa hàng Ten Ren và hoạch định lại chiến lược phù hợp cho lĩnh vực này.

Thông báo này của Ten Ren phát đi là một thông tin khá bất ngờ đối với thị trường bởi ngay từ đầu Ten Ren đã sở hữu quá nhiều lợi thế. Năm 2017 thương hiệu trà sữa được yêu thích nhất nhì Đài Loan chính thức tham gia vào thị trường Việt Nam, thêm vào đó là sự hậu thuẫn từ The Coffee House(TCH). Ai cũng nghĩ rằng Ten Ren sẽ chiếm lĩnh thị trường trà sữa như cách The Coffee House đã làm với thị trường café.

Tenren 7
Ten Ren ngay lập tức gây được sự chú ý khi xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam

Đại diện TCH – ông Nguyễn Hải Ninh cũng không ngần ngại chia sẻ tham vọng của mình đối với thương hiệu trà sữa này:

“Sau này Ten Ren không chỉ cạnh tranh với các cửa hàng trà sữa mà chúng tôi muốn nhìn đến một thị trường xa hơn của Pepsi và Coca. Cơ hội thì có nhiều, chủ yếu là có đủ sức không thôi

TCH cũng chia sẻ rằng, họ sẽ đổ khoảng 100 tỷ đồng để đạt mục tiêu có 30 đến 40 cửa hàng trong năm 2018.

Tuy nhiên, sau 2 năm kinh doanh Ten Ren đã không đạt được những kỳ vọng mà mình đề ra, cụ thể đến nay Ten Ren chỉ mới có 23 cửa hàng tập trung tại khu vực Biên Hòa ( Đồng Nai) và Tp. HCM. Lý giải cho việc này ông Võ Duy Phú – Giám đốc Thương mại và Marketing của TCH cho biết:

“Sau gần 2 năm, chúng tôi vẫn chưa tìm ra được mô hình kinh doanh đúng cho Ten ren khi thói quen tiêu dùng của người dùng Việt liên tục thay đổi. Sau khi đóng cửa Tenren, chúng tôi sẽ toàn lực tập trung phát triển TCH. Sắp tới, TCH sẽ có rất nhiều ‘game’ mới mà buộc chúng tôi phải đầu tư rất nhiều nguồn lực và con người”

Việc đóng cửa toàn hệ thống của chuỗi trà sữa Ten Ren như giọt nước tràn ly, khiến không ít người thêm phần hoài nghi về thị trường trà sữa đã đi đến giai đoạn bão hòa và thoái trào như một số sản phẩm khác: mỳ cay, bánh mì muối ớt, trà chanh …

Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo, thị trường vẫn còn rất nhiều cơ hội

Theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, thị trường trà sữa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20% và đã đạt quy mô gần 300 triệu USD từ 2 năm trước. Khảo sát của một số công ty khác cũng đưa ra con số ấn tượng: Tại Việt Nam, trà sữa đang đứng thứ 2 về lượng người ưa chuộng sử dụng với 23% và hầu hết tập trung vào đối tượng là nữ giới (53%) và người trẻ từ 15 đến 22 tuổi (35%).

Từ giờ đến 2020 thị trường trà sữa vẫn còn phát triển, nhưng mình nghĩ bây giờ có 100 thương hiệu thì sau này sẽ còn lại một vài thương hiệu mạnh. Chỉ thương hiệu nào duy trì chất lượng, dịch vụ cũng như thân thiện với khách hàng thì mới có thể tồn tạiHà Mạnh Tiến, sáng lập, giám đốc điều hành chuỗi Aroi Dessert Café nhận định

Tra Sua Dingtea

Trà sữa bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ những năm 2000, tuy nhiên, khi đó, thị trường chủ yếu là những cửa hàng nhỏ lẻ tự pha chế với giá bán khá rẻ. Đến năm 2017 thị trường trà sữa sôi động trở lại, thị trường ghi nhận mức tăng trưởng nóng lên đến 200%/năm .

Đến nay thị trường trà sữa không còn đạt tốc độ tăng trưởng phi mã như 2 năm trước, nhưng nó đang đi vào chu trình ổn định, vẫn tạo ra được sức hút riêng cho mình, khi các hãng đang dần chuyên nghiệp hóa mình lên và “chơi lớn” trong việc mở rất nhiều chi nhánh ở nhiều tỉnh thành.

Trong vài năm trở lại đây, thị trường này đã tạo ra một loạt những xu hướng về đồ uống giải khát:  2017 với “trà sữa kem Cheese”, 2018 với “sữa tươi trân châu đường đen”, và 2019 là “trà sữa nướng”. Các thương hiệu trà sữa luôn biết cách làm mới bản thân, đưa được khách hàng đến với những trào lưu do mình tự tạo ra khiến họ luôn muốn thử và trải nghiệm. Đây là chiêu thức đánh vào “tâm lý thử cái mới” của khách hàng. Mặc dù, mỗi xu hướng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng nó cũng khiến khách hàng luôn thích thú và không ngần ngại chi tiêu nhiều hơn cho những thức uống này.

Có rất nhiều cái tên đã phải sớm nói lời chào tạm biệt sớm, nhưng số lượng cửa hàng các thương hiệu mạnh vẫn tăng lên mỗi ngày: dẫn đầu thị trường là Dingtea hiện nay ước tính rơi vào 89 cửa hàng trên toàn quốc. Xếp sau Dingtea là một loạt các thương hiệu như TocoToco (61 cửa hàng), Gong Cha (15 cửa hàng), Trà Tiên Hưởng (47 cửa hàng). Thêm vào đó những thương hiệu Việt cũng gia tăng sự cạnh tranh với sự xuất hiện của Phúc Long – một thương hiệu Việt rất được ưa chuộng (16 cửa hàng), Hoa Hướng Dương (18 cửa hàng), Bobapop (49 cửa hàng)…( Theo thống kê của Q&Me)

Cuộc chiến “ngọt ngào” không dành cho tất cả

Kinh doanh trà sữa được biết đến là lĩnh vực siêu hấp dẫn với biên độ lợi nhuận cao, thời gian hoàn vốn nhanh,thị trường màu mỡ. Tuy nhiên, thị trường trà sữa không phải là “cuộc chiến” ngọt ngào dành cho tất cả.

Vẫn còn đó những bài học lớn từ các trào lưu ‘sớm nở, tối tàn” như: phê take away, mì bay, mì cay 7 cấp độ, trà chanh,…Thêm vào đó đối tượng khách hàng tập trung vào giới trẻ với đặc tính luôn thay đổi, kém trung thành, do đó việc đầu tư lớn cho chuỗi các cửa hàng trà sữa có thể gặp rủi ro rất lớn.

Khi cơn bão trà sữa tại thị trường Việt Nam qua đi, những mô hình trà sữa kiểu cũ, không chịu đổi mới để thích nghi với thị trường sẽ bị đào thải, nhưng thị trường vẫn còn đủ rộng cho những thương hiệu “hiểu được luật chơi”

“Thời điểm này vẫn có nhiều cơ hội tốt để vào thị trường. Nếu so sánh sự cạnh tranh ở thị trường Việt Nam với Thái Lan hay Singapore, trào lưu này vẫn còn mang đến nhiều thành công cho các nhà đầu tư”, ông Kengo Kurokawa – Giám đốc Điều hành Công ty Nghiên cứu thị trường Q&Me cho biết.

Có thể bạn quan tâm:
‘Chỉ bán cà phê’ – một trong những sai lầm kinh điển khiến các startup cà phê thất bại thảm hại
Để bán hàng trên GrabFood, các nhà hàng, quán ăn phải trả mức phí bao nhiêu?
Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img