Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangTài chính kế toánCác vấn đề tài chính thường gặp khi mới bắt đầu kinh...

Các vấn đề tài chính thường gặp khi mới bắt đầu kinh doanh ăn uống

Tài chính vẫn luôn là vấn đề đau đầu với bất cứ chủ quán hay nhà đầu tư nào nào, dù đã kinh doanh nhiều năm hay mới bắt đầu khởi sự. Khi nghiêm túc với ý định xây dựng một nhà hàng, quán cafe, các chủ đầu tư phải đối mặt với nhiều vấn đề, từ việc làm sao để huy động vốn ban đầu đến cách để sinh lợi nhuận. Ngoài ra, người quản lý cũng cần phải biết cách quản lý tài chính, điều chỉnh cân đối được ngân sách, bất kể là trong mùa ít khách hay khi quỹ tài chính cạn kiệt.

[crp]

Làm sao để huy động vốn ban đầu?

Quan Ly Tai Chinh 02
Huy động vốn là mối bận tâm lớn với bất cứ ai đang có ý định bắt đầu kinh doanh nhà hàng

Với đa số những người mới bắt đầu, mối bận tâm chính thường là cách để gom đủ số tiền vốn ban đầu cho nhà hàng. Do rủi ro cao, ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống là lĩnh vực có ít nhà đầu tư hay ngân hàng tham gia. Tuy vậy, nếu xây dựng được một kế hoạch kinh doanh đủ tốt, có thể các ngân hàng sẽ cân nhắc cho bạn vay những khoản tiền đầu tiên.

Khi bắt đầu mở cửa

Quan Ly Tai Chinh 03
Mua sắm các món đồ cũ còn sử dụng tốt được là một cách tiết kiệm cho thời gian đầu kinh doanh

Khi đã có đủ vốn trong tay, chi tiêu đúng từng đồng từng xu cho nhà hàng là điều cực kỳ quan trọng. Bạn có thể cân nhắc mua thanh lý các thiết bị để giảm thiểu chi phí. Mua các món đồ nội thất, trang trí cũ cũng là một lựa chọn không tồi. Sắm mới luôn luôn là điều tốt nhất, thế nhưng, tiết kiệm một khoản đáng kể từ việc mua đồ cũ cũng giúp bạn dễ dàng xoay xở tài chính hơn vào những tháng hoạt động đầu tiên.

Quản lý chi tiêu hàng ngày

Quan Ly Tai Chinh 04
Kiểm soát chi tiêu hàng ngày là cách tốt nhất để hạn chế rủi ro tài chính

Khi đã đi vào vận hành, chủ nhà hàng cần kiểm soát chi tiết chi tiêu từng ngày để tránh những vấn đề tài chính không nên có. Hiện nay nhiều hệ thống POS đang hỗ trợ rất hiệu quả các chủ nhà hàng trong việc quản lý tài chính và tồn kho định kỳ theo ngày, tháng hay năm. Bạn không nên lơ là các khoản mục này, bởi lẽ, những sai sót dù là nhỏ nhất trong quá trình chi tiêu cũng có thể khiến bạn phải trả giá đắt trong tương lai.

Kiểm soát chi phí Marketing

Quan Ly Tai Chinh 05
Sử dụng các kênh trực tuyến như mạng xã hội cũng là một giải pháp Marketing tiết kiệm cho nhà hàng

Hầu hết các nhà hàng mới hiện nay đều cần quảng cáo để thu hút khách hàng. Các kênh trả tiền truyền thống như TV, radio, hay báo giấy đôi khi lại quá đắt đỏ. Bởi vậy, với các nhà hàng có ngân sách eo hẹp, cân nhắc các kênh Marketing rẻ hơn hay cách thức hiệu quả hơn là lựa chọn tốt để bắt đầu.

Cân đối tài chính khi có vấn đề phát sinh

Dù muốn hay không thì trong quá trình kinh doanh sẽ luôn có những vấn đề phát sinh mà bạn không thể nào lường trước được. Quan trọng là, bạn cần biết cách xử lý thông minh và hiệu quả nhất. Nếu thời điểm đó nhà hàng cạn tiền, bạn có thể linh hoạt trong vấn đề chi phí nguyên vật liệu và nhân công. Ngoài ra, chủ nhà hàng cũng có thể đề nghị các nhà cung cấp gia hạn công nợ để nới lỏng thời gian gom tiền.

Một sai lầm chết người không ít nhà hàng mắc phải là chậm trễ trong việc nộp thuế hay thanh toán các khoản nợ ngân hàng. Các lỗi này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là hủy hoại cả doanh nghiệp.

Quan Ly Tai Chinh 06
Chủ động nhận biết vấn đề để trao đổi, giải quyết vấn đề với các chủ nợ là điểm mấu chốt

Chủ động dường như là chiến lược tốt nhất có thể với các trường hợp như thế này. Chỉ khi nhìn thấy vấn đề ngay từ đầu bạn mới có thể tỉnh táo sắp xếp, giải quyết với các chủ nợ khi ngân sách còn eo hẹp.

Có thể bạn quan tâm:
Quản lý tài chính cá nhân cho chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Định giá sản phẩm ngành F&B sao cho chuẩn!
Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img