Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeChuyện nghề5 bài học kinh doanh cà phê từ Starbucks và Philz Coffee

5 bài học kinh doanh cà phê từ Starbucks và Philz Coffee

Chúng ta sẽ nói gì về cà phê? Một thứ đồ uống giúp tỉnh táo vào buổi sáng, một lý do để hẹn hò bạn bè, và là một lĩnh vực kinh doanh trị giá hàng tỷ đô. Hơn hết, các thương hiệu cà phê đang thay đổi khẩu vị, văn hóa ẩm thực của con người và trở thành một lĩnh vực kinh doanh béo bở của nhiều nhà đầu tư. Câu chuyện kinh doanh đến từ hai thương hiệu cafe triệu đô là Starbucks và Philz Coffee này có thể cho bạn cái nhìn chân thực hơn về điều này.

[crp]

Cải tiến dựa trên nền tảng những giá trị chân thật nhất

Nhằm mang đến nhiều tiện ích hơn cho khách hàng, tối đa hóa trải nghiệm mua cà phê của thực khách. Starbuck đã cho ra đời 1 ứng dụng di động riêng giúp cho khách hàng của mình có thể đặt hàng, thanh toán trực tuyến cũng như nhận các ưu đãi chính sách hội viên. Starbucks đã thực sự tạo ra sự đột phá trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống. Ứng dụng này cho phép người dùng đặt hàng, thanh toán trực tuyến và chỉ cần đến các cửa hàng để nhận món đồ, mà không cần phải xếp hàng chờ đợi phiền toái.

Case Study 01

Starbucks đã thực sư tạo ra một “cuộc cách mạng” trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống, khi tiên phong đưa công nghệ vào việc nâng cao trải nghiệm cho khách hàng. Hiện nay, các đơn hàng trên ứng dụng Starbucks chiếm đến 25% tổng các giao dịch của thương hiệu này và dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh. Starbucks tích hợp tất cả mọi tiện ích kết hợp thông minh các chương trình tri ân khách hàng, giao dịch mua bán cũng như đặt hàng ngay trên một nền tảng.

Đừng chỉ bán sản phẩm, hãy bán trải nghiệm

Với khách hàng, dù là đi hẹn hò, gặp gỡ bạn bè hay tham dự các buổi họp phỏng vấn quan trọng,.. họ đi cà phê không chỉ là để uống cà phê, mà hơn hết là tìm kiếm một không gian thỏa mái và phù hợp.  Trong kinh doanh, đây là dịch vụ bán cảm giác, trải nghiệm thay vì chỉ đơn thuần là một cốc cà phê. Hai ông lớn này đã thành công trong việc xây dựng bầu không khí thân thiện,thoải mái và riêng có cho quán cà phê của mình mà thực khách không thể tìm kiếm ở một nơi nào khác.

Case Study 02
Không chỉ bán cà phê, các quán cà phê còn bán cả trải nghiệm và không gian tuyệt vời

CEO của Starbucks Howard Schulz được truyền cảm hứng bởi văn hóa cà phê Ý và cách các quán cà phê tạo nên trải nghiệm cộng đồng tại đây. Người sáng lập của Philz, ông Phil Jaber cũng luôn mong muốn đưa tất cả mọi người lại gần với nhau và cùng nhau tạo nên những khoảng thời gian cà phê độc nhất.

Chú trọng xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội

Starbucks được biết đến với định hướng tập trung vào khách hàng, và họ lan tỏa thông điệp ấy trên các mạng xã hội. Họ tạo ra các nội dung, bài đăng, cuộc thi vui gần gũi và có nhiều tương tác với khách hàng.

Thương hiệu này cũng làm rất tốt với chiến lược marketing sử dụng người có sức ảnh hưởng (influencer). Theo đó, những người có tầm ảnh hưởng này hỗ trợ giúp thương hiệu tăng cường nhận diện và đưa tên tuổi Starbucks đến gần hơn với cộng đồng.

Case Study 03.jpg
Một bài đăng của Influencer cho thương hiệu Starbucks

Một vài thương hiệu lớn như Pepsi hay Origins cũng đầu tư vào marketing sử dụng người có sức ảnh hưởng. Họ sử dụng các nền tảng như HYPR để tăng khả năng tiếp cận trên mạng xã hội. Bởi lẽ, kinh doanh không phải chỉ xoay quanh việc bạn bán sản phẩm gì, mà còn là câu chuyện bạn tiếp cận và giao tiếp với khách hàng của mình như thế nào.

Trở nên độc đáo và cá nhân hóa trong cách tiếp cận với khách hàng

Cả Starbucks lẫn Philz đều là những chuyên gia trong điều này. Có thể bạn thắc mắc, một thương hiệu tỷ đô, đồ sộ và dường như đã công nghiệp hóa như Starbucks trở nên độc đáo và cá nhân hóa như thế nào?

Với Starbucks, hãy nhìn vào cách Schulz khác biệt hóa doanh nghiệp của mình với các chính sách chăm sóc sức khỏe nhân viên, cả toàn thời gian và bán thời gian. Đây là điều không phải doanh nghiệp dịch vụ ăn uống nào cũng làm được, với đặc thù phức tạp của hệ thống nhân sự làm việc theo ca.

Case Study 04
Chính sách nhân sự tốt là một điểm cộng độc đáo của Starbucks

Còn với Philz, kết nối với khách hàng của họ được xây dựng từ câu chuyện thương hiệu hài hước của mình. Jaber sở hữu sự cuốn hút đến từ tính cách đặc biệt và lập dị cuốn hút của mình, cho phép ông kết nối trực tiếp với khách hàng.

Tạo nên các nối kết về cảm xúc

Các kết nối về cảm xúc đóng một vai trò quan trọng trong thành công của Philz. Khách hàng đến với Philz từ những lời khen, gợi ý truyền miệng của bạn bè cũng như các đánh giá trực tuyến trên các trang uy tín. Mỗi khách hàng có một kết nối cá nhân hóa với Philz, khi doanh nghiệp hiểu được thương hiệu nào khách hàng yêu thích hay món đồ nào là sở thích của họ.

Case Study 05
Menu dành cho Giáng Sinh là kết quả của sự thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu khách hàng của Starbucks

Starbucks cũng phát triển các kết nối cảm xúc với khách hàng dựa trên sự thấu hiểu về thói quen uống cà phê. Họ hiểu những điều giản đơn như là, khách hàng thích uống cà phê với bạn bè, thích dùng những món đồ nóng ấm áp vào mùa đông hay ưa thích cảm giác hòa nhập với cộng đồng, với không gian của việc “đi cà phê”.

Cà phê mô phỏng lại cuộc sống

Cà phê đang trở thành một phần của văn hóa toàn cầu. Nó kết nối những người sống trong một khu vực, hay với cả những người ở cách xa bên kia bán cầu.

Hai thương hiệu Starbucks và Philz là những người tiên phong trong ngành cà phê. Câu chuyện của họ đã cho thấy nhiều bài học về giá trị cốt lõi của kinh doanh, từ tạo nên các trải nghiệm chân thật giá trị đến kết nối cảm xúc với khách hàng. Đây cũng chính là lời khuyên lớn nhất đối với bất cứ chủ đầu tư nào đang có ý định bước chân vào ngành công nghiệp dịch vụ đầy tiềm năng này.

Có thể bạn quan tâm
6 ‘tử huyệt’ trong kinh doanh cà phê mà người mới làm dễ sa chân vào
Mới kinh doanh cà phê: hãy tìm cách để tồn tại trước đã
Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img