Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangKinh doanh & MarketingKinh nghiệm mở quán trà sữa

Kinh nghiệm mở quán trà sữa

Cũng giống như kinh doanh các loại mặt hàng khác, mở quán Trà sữa sẽ cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ: từ tài chính tới chuyên môn và chiến lược. Chính vì vậy, bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng để có 1 bước đà thành công nhất cho sự nghiệp kinh doanh Trà sữa của mình.

[crp]

Vậy mở quán Trà sữa cần những gì? Hãy tham khảo những bước chuẩn bị không thể thiếu của công việc xây dựng nền móng cho cửa hàng Trà sữa của mình nhé!

1. Xác định rõ đối tượng, khách hàng mục tiêu:

Đây là công việc đầu tiên cũng như là công việc quan trọng nhất, là bước đi đầu tiên trên hành trình kinh doanh của bạn, vì vậy hãy lưu ý đến nó thật cẩn thận. Bởi đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến sẽ là thứ quyết định tới tất cả các bước sau này: lựa chọn địa điểm quán, lên menu đồ uống, học pha chế, các kế hoạch marketing cũng như tuyển dụng nhân sự.

Để có thể xác định đúng và rõ ràng đối tượng khách hàng của mình, hãy đặt ra nhiều câu hỏi nhất có thể: Khách hàng bạn muốn hướng đến là ai? Nhu cầu của họ như thế nào và họ cần gì và muốn gì ở một cửa hàng đồ uống?

Sml 190217 0959 1 .0
Luôn đặt câu hỏi: “Khách hàng mục tiêu của mình là ai” ?

Có hai đối tượng khách hàng chính có thể hướng tới làm khách hàng tiềm năng của quán đó là: Học sinh – sinh viên (đối tượng có nhu cầu cao) và những người đã đi làm (những người có thu nhập từ trung bình cao). Họ có thể là các cặp đôi, hộ gia đình, ngoài ra còn có các đối tượng khác là những người trung tuổi, cao tuổi hoặc những người có sở thích đặc biệt.

Học sinh, sinh viên:

  • Đối tượng này đang chiến đến 60% khách hàng và thường tập trung theo nhóm. Với độ “hot” của trà sữa và mức giá không quá cao, các bạn học sinh – sinh viên thường chọn những không gian rộng rãi, mới mẻ, vừa để chụp hình tự sướng, vừa để trò chuyện giao lưu cùng nhau.
  • Họ cần những nơi tiện điểm xe buýt, gần trường học, có không gian đẹp, lạ và mức giá vừa phải.

Những người đã đi làm:

  • Họ có thể là nhân viên văn phòng muốn tìm một nơi mát mẻ để làm việc hay nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng. Đối tượng này thường có thu nhập cao và thường tập trung vào những ngày nghỉ hoặc cuối tuần. Họ cũng có thể là các cặp đôi, các hộ gia đình muốn tìm một nơi để quây quần bên nhau vào các dịp lễ, tiệc sinh nhật,..
  • Đối tượng này cần những nơi có không gian thoáng mát, rộng rãi, có chỗ để xe và nếu có thể có những món ăn nhẹ thì sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều!

Những người trung niên, cao tuổi:

  • Nhóm khách hàng ít tiềm năng nhất, tuy nhiên nếu quán Trà sữa của bạn có thể thỏa mãn được họ thì chứng tỏ bạn là một người có đầu óc tư duy tuyệt vời.
  • Đối tượng này thường chọn những nơi yên tĩnh, gần các phố xá để có thể ngắm cảnh, đồ uống của họ chủ yếu là các loại trà truyền thống hoặc hoa quả.
  • Những người có sở thích đặc biệt: Họ có thể là những người đam mê nghệ thuật, đặc biệt là chụp ảnh, hoặc những họa sĩ, nhạc sĩ cần ý tưởng cho tác phẩm của mình. Họ cũng có thể là người yêu nhạc Trịnh, nhạc Rock, Pop, Ballad,… cần có không gian riêng vừa thoải mái, vừa mát mẻ.
  • Đối tượng này cần những không gian có cùng gu với mình, một nơi giúp họ vừa thư giãn, vừa gặp gỡ, giao lưu với những người cùng sở thích.

Rtx2aind

2. Xác định nguồn vốn mở quán

Từ việc xác định đối tượng khách hàng là ai, họ cần gì từ một quán trà sữa, không gian, vị trí và các loại đồ uống như thế nào, bạn có thể dễ dàng tính toán được cửa hàng của mình cần thuê mặt bằng ở đâu, thiết kế cửa hàng như thế nào, kế hoạch marketing ra sao, việc tuyển nhân sự và các trang thiết bị phù hợp.

Thông thường mở quán trà sữa sẽ không quá tốn kém, nhưng nếu bạn muốn có cửa hàng thật đặc biệt, thu hút được mọi loại khách hàng thì số vốn đầu tư cũng không hề nhỏ

Alex&chris Luongvilleneuve12

LƯU Ý: Bạn cần chuẩn bị thêm một khoản dự phòng để có thể bù lỗ và duy trì hoạt động của quán trong khoảng thời gian đầu khai trương. Trong giai đoạn này, bạn cần phải chi tiêu nhiều cho các chương trình khuyến mãi và chiến dịch quảng cáo để giúp quán đi vào hoạt động ổn định. Ngoài ra còn có các chi phí khác như tiền điện, nước, nhân viên,.. . Vì vậy, hãy sẵn sàng về mặt tài chính trước khi mở quán kinh doanh trà sữa nhé!

3. Tìm hiểu việc kinh doanh, lên ý tưởng, menu 

Tìm hiểu về kinh doanh nói chung và kinh doanh Trà sữa nói riêng là việc vô cùng quan trọng quyết định cửa hàng của bạn có thể phát triển lâu dài hay không.

Bạn phải xác định được những yếu tố cần thiết ngay từ bước đầu:

  • Mục tiêu lâu dài của cửa hàng là gì?

Tất nhiên, mục tiêu chính của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, nhưng để thu về được một lượng tiền lớn là rất khó, vì bạn phải chi trả cho rất nhiều những chi phí khác nhau: tiền thuế, mặt bằng, các trang thiết bị, nhân sự,…

Chính vì vậy, bạn phải tìm hiểu kĩ về cách kinh doanh của những thương hiệu trà sữa nổi tiếng nhằm học hỏi cách thức hoạt động cũng như kinh nghiệm từ họ.

Lên ý tưởng phát triển thương hiệu cho quán:

  • Ý tưởng 1: mua nhượng quyền

Kinh doanh nhượng quyền những thương hiệu trà sữa nổi tiếng. Bạn sẽ không mất công xây dựng hương hiệu hay lo lắng về chất lượng sản phẩm vì trên thế giới có rất nhiều thương hiệu Trà sữa lớn cho phép nhượng quyền kinh doanh như: DingTea, KOI, Bobapop,…

Tuy nhiên, số vốn để bạn có thể có thể kinh doanh theo cách này không hề nhỏ, có thể là vài trăm triệu thậm chí lên đến vài tỉ. Hơn nữa, nếu vị trí quán không ở những thành phố lớn thì sẽ khó có thể hoàn vốn nhanh được vì những thương hiệu lớn thường được biết đến ở thành phố, và giá của nó khá cao so với trà sữa thông thường.

  • Ý tưởng 2: Tự xây dựng thương hiệu

Bạn có thể bỏ ra số vốn ít hơn, khoảng vài chục triệu đồng để học các lớp pha chế, tuy nhiên để có thể thu hút được lượng khách hàng lớn và lâu dài thì cần khá nhiều thời gian cũng như phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm, không gian quán và thái độ phục vụ của cửa hàng.

0905 Bobapoptea 780x520 (1)
Bobapop hiện nay cho phép mua nhượng quyền trên cả nước, ngoại trừ 2 thành phố lớn: Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội

Vị trí, không gian thiết kế và các trang thiết bị của quán

Sau khi đã lựa chọn được cho mình những ý tưởng thiết kế ưng ý, hãy bắt tay vào thực hiện ý tưởng đó, trước tiên là hiện thực hóa ý tưởng lên bản vẽ, sau đó là thuê các nhà thiết kế, công nhân thi công xây dựng cửa hàng của mình.

Vị trí địa lý và không gian cần phù hợp với mục tiêu và đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến, tùy vào số vốn mà bạn đã định sẵn.

Chuẩn bị các trang thiết bị, máy móc pha chế: Bạn sẽ cần khá nhiều các loại máy để có thể mang đến một dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, ví dụ như:

  • Máy xay đá
  • Máy dập nắp trà sữa
  • Máy ủ, nấu trà
  • Máy đo lượng đường
  • Máy lạnh,…

Lên Menu và chuẩn bị nguyên liệu

Menu và các nguyên liệu làm trà: Tùy thuộc vào cách bạn lựa chọn kinh doanh nhượng quyền hay tự tạo thương hiệu riêng để thiết kế menu cũng như nhập các loại nguyên liệu làm trà cho phù hợp. Menu của bạn cần bắt mắt, gây thiện cảm, dễ sử dụng. Nguyên liệu trà sữa cần đa dạng, phong phú cho khách hàng lựa chọn.

Ts

4. Nhân sự và các thủ tục pháp lý

Để đảm bảo sự hoạt động xuyên suốt của cửa hàng, các bạn nên chủ động tiến hành hoàn thiện những thủ tục pháp lý cần thiết như đăng ký giấy phép kinh doanh,  nhãn hiệu trà sữa độc quyền của mình… Nếu bạn xác định phát triển thương hiệu lâu dài, hãy cẩn trọng bước này.  Mọi thủ tục pháp lý được đăng ký với các cơ quan chức năng thì đều được pháp luật bảo vệ, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm mà không phải lo nghĩ những tranh chấp về bản quyền hay bất kể vấn đề gì khác.

Một yếu tố khác khiến khách hàng có thiện cảm và quyết định có quay lại cửa hàng của bạn hay không đó chính là thái độ phục vụ của nhân viên. Chính vì vậy, bạn cần chọn lựa những người có kinh nghiệm hoặc training cho các nhận viên của mình một các tỉ mỉ để tránh các sự cố cũng như việc làm phật ý khách hàng.

Careers E1530708750821 1024x1011

5. Truyền thông, quảng cáo, các chương trình thu hút khách hàng

Giai đoạn khai trương là một giai đoạn CỰC KỲ QUAN TRỌNG, nó quyết định đến việc quán của bạn có đông khách hay không. Các chương trình khuyến mãi thường hay được áp dụng như phát tờ rơi, quảng cáo, mua một tặng một, phiếu khách hàng quen thuộc, gây sự chú ý bằng âm nhạc cũng như hình ảnh sôi động, hấp dẫn,  mini game,…

Ngoài ra, bạn cũng có thể xin khách hàng một ít phút để đánh giá về thái độ phục vụ cũng như chất lượng sản phẩm nhằm phát triển hoặc thay đổi cho phù hợp.

Tet Tay Chua Biet Di Dau Den Ngay Den Da Hang Xanh Check In Thoi F48

Qua những gợi ý trên, hy vọng bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi: “Mở quán trà sữa cần chuẩn bị những gì?” chưa nhỉ!  Hi vọng, với đầu óc kinh doanh và sự sáng tạo của mình, bạn sẽ có thể có cho mình một quán trà sữa thật hấp dẫn và độc đáo nhé! Chúc các bạn có một khởi đầu thành công!

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img