Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeKinh nghiệmDự toán chi phí mở nhà hàng chính xác nhất

Dự toán chi phí mở nhà hàng chính xác nhất

Chi phí mở nhà hàng

Tính toán chi phí mở nhà hàng là một trong những công việc hết sức cần thiết cho chủ đầu tư khi xây dựng thương hiệu kinh doanh. Việc dự toán chi phí không chỉ đơn thuần là đưa ra con số chung chung mà phải là một số liệu được tính toán chi tiết, sát với thực tế. Hành động này sẽ giúp cho bạn ước lượng được số vốn ban đầu mà mình cần chuẩn bị và xác định chính xác những khoản cần chi trong quá trình kinh doanh nhà hàng.

Tuy nhiên, dù quan trọng, nhưng không phải ai cũng làm được, dẫn đến tình trạng thua lỗ hoặc mất kiểm soát tài chính. Vì vậy, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể dự toán chi phí mở nhà hàng chính xác nhất và bổ sung thêm những kinh nghiệm hữu ích.

Chi Phí Mở Nhà Hàng
Chi phí mở nhà hàng (Nguồn ảnh: Internet)

Bảng dự toán chi phí mở nhà hàng gồm những gì?

Để có thể dự toán chi phí mở nhà hàng chính xác nhất, bạn phải thực sự hiểu về mong muốn, mục đích, mô hình mà bạn dự định kinh doanh. Tuy nhiên, dù bạn chọn phong cách nào đi chăng nữa, việc tính toán được các khoản chi phí là điều cần thiết. Chi phí mở nhà hàng, thường bao gồm những hạng mục sau:

1. Chi phí mặt bằng

Chi phí thuê mặt bằng, đây là yếu tố đầu tiên bạn cần lưu tâm trong bảng chi phí mở nhà hàng. Nó thường chiếm tới 25% ngân sách, vì vậy hãy thận trọng để lựa chọn mặt bằng phù hợp nhất, tránh chi tiêu quá lố gây ra tình trạng thiếu hụt ngân sách. Chi phí thuê mặt bằng cao hay thấp thường phụ thuộc vào vị trí, diện tích, mật độ giao thông, tình hình an ninh khu vực,… Tuy nhiên, cũng không vì vậy mà thuê những mặt bằng giá rẻ để tiết kiệm chi phí dẫu nơi đó không phù hợp với mô hình kinh doanh của mình.

Xem thêm: Mở 1 nhà hàng cần bao nhiêu tiền – Cần chuẩn bị những gì?

2. Tiền đầu tư cơ sở vật chất

Đây là phần rất quan trọng trong bảng dự toán chi phí mở nhà hàng, bạn nên xem xét kỹ càng để có lựa chọn hợp lý. Cơ sở vật chất sẽ chia thành 4 nhóm cơ bản lớn dưới đây:
  • Nhóm vật dụng trang trí: Bàn ghế, biển hiệu, đèn trang trí, lọ hoa, tranh ảnh, …
  • Những vật dụng đồ bếp: Bao gồm tủ đựng dụng cụ, bếp ga, bếp nướng, dụng cụ chế biến, tủ lạnh, lò vi sóng, …
  • Vật dụng phục vụ: Khay bưng đồ, cốc, chén, đĩa, ly, gạt tàn, lọ tăm, giấy ăn, menu,…
  • Một số vật dụng khác như: Túi đựng rác, dụng cụ vệ sinh quán, nước rửa bát, …
Để có thể mua hết được tổng số vật dụng trên, bạn phải tiêu tốn một khoản chi phí mở nhà hàng không nhỏ, vì vậy, cần lên danh sách những thứ cần mua và số lượng tương đương, tránh “vung tay quá trán”, tiêu tiền vào những thứ không cần thiết.
Đầu Tư Cơ Sở Vật Chất Mở Nhà Hàng
Tiền đầu tư cơ sở vật chất là không nhỏ vì vậy bạn cần lên danh sách cẩn thận tránh mua những thứ không cần thiết (Nguồn ảnh: Internet)

3. Chi phí mua nguyên vật liệu

Chi phí mua nguyên vật liệu là một khoản bắt buộc đối với mọi nhà hàng ăn uống, do đó, bảng dự toán chi tiết là điều cần làm, nó sẽ giúp bạn biết chính xác lượng nguyên vật liệu cần nhập là bao nhiêu? Tùy vào định hướng, hình thức kinh doanh và thực đơn mà chi phí nguyên liệu sẽ có sự khác nhau.

Để làm tốt khâu chuẩn bị này, bạn nên tìm những đơn vị cung cấp nguyên vật liệu uy tín và chất lượng, đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, an toàn. Nếu mua với số lượng lớn và thường xuyên thì có thể thương thảo giá cả. Tuy nhiên, không nên mua quá ồ ạt gây thừa thải và lãng phí.

4. Chi phí thuê nhân sự

Với những quán ăn thông thường hoặc nhỏ lẻ, có thể chỉ có 1 đầu bếp kiêm luôn phục vụ. Tuy nhiên, để đảm bảo sự chuyên nghiệp, nhà hàng thường phải có rất nhiều nhân viên từ phục vụ, đầu bếp, thu ngân, bảo vệ,…được phân chia công việc rõ ràng. Mỗi vị trí sẽ có nhiệm vụ và mức lương khác nhau tùy thuộc vào chính sách của từng nhà hàng. Đó cũng là một trong những khoản chi phí bắt buộc phải có khi dự toán chi phí mở nhà hàng

Nhân Sự Nhà Hàng
Chi phí thuê nhân sự là một trong những khoản phải có khi dự toán chi phí mở nhà hàng (Nguồn ảnh: Internet)

5. Chi phí Marketing cho nhà hàng

Marketing là không thể thiếu trong kinh doanh, đặc biệt là khi mở nhà hàng ăn uống nó sẽ giúp bạn thu hút thực khách. Vậy nên trong bảng dự tính chi phí mở nhà hàng cần lên chi phí cho hoạt động Marketing. Thời đại công nghệ phát triển, bạn nên tận dụng Marketing hiệu quả bằng cách lập Fanpage, Website, chạy quảng cáo cho nhà hàng. Bên cạnh đó, hãy đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo truyền thống như phát tờ rơi, treo banner, tổ chức chương trình khai trương hoành tráng nhằm thu hút sự chú ý của những người xung quanh.

6. Chi phí duy trì hoạt động kinh doanh

Sau khi nhà hàng bắt đầu đi vào hoạt động, bạn sẽ phải đối mặt với những chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh. Bạn nên dự trù trước chi phí trả tiền mặt bằng và lương nhân viên trong vòng 3 – 6 tháng để quán đi vào ổn định. Bên cạnh đó, những khoản chi phí hàng tháng như chi phí điện, nước, ga, … Cũng cần đảm bảo bạn chuẩn bị đủ để duy trì hoạt động của quán.
Nhìn chung, chi phí mở nhà hàng sẽ phụ thuộc vào mô hình và định hướng kinh doanh của bạn. Nếu biết cách phân chia nguồn vốn sẽ giúp bạn có quá trình khởi nghiệp tốt hơn. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên sẽ giúp bạn xác định được những khoản chi phí nào cần thiết và phân bổ nguồn chi phí sao cho hợp lý nhất. Chúc các bạn thành công!
Mỹ Quyên

 

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img