CEO Cơm Thố Anh Nguyễn: “Giấc mơ thành công không xây bằng hoa hồng!” FnB Việt Nam
CEO Cơm Thố Anh Nguyễn: “Giấc mơ thành công không xây bằng hoa hồng!” FnB Việt Nam
CEO Cơm Thố Anh Nguyễn: “Giấc mơ thành công không xây bằng hoa hồng!” FnB Việt Nam

Từ những ngày đầu khởi nghiệp với hai bàn tay trắng…

Hành trình “gặp gỡ” cơm thố và quyết định đưa món ăn này “Bắc tiến”
Nói về câu chuyện lập nghiệp, anh Nguyễn Văn Hậu - CEO của Cơm thố Anh Nguyễn thường gọi đây là một cái duyên đặc biệt. Trở về nước vào năm 2015 sau gần 10 năm làm việc ở nước ngoài, anh Hậu nhận ra lập nghiệp tại quê hương không hoàn toàn dễ dàng như anh tưởng. Bởi sau gần một thập kỷ xa cách, thị trường kinh doanh ở Việt Nam đã có những sự biến đổi rõ rệt và kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài của anh Hậu gần như không thể áp dụng hoàn toàn vào công việc trong nước.

Từ vị trí một quản lý cấp cao, anh bắt đầu phải học hỏi lại từ đầu: nghiên cứu thị trường và khung pháp luật cho ngành nghề kinh doanh, nghiên cứu thói quen làm việc và quy trình làm việc của các doanh nghiệp Việt. Song song đó còn bài toán khó chưa có lời giải: Nên kinh doanh gì trong khi thị trường Việt đang ngày một “đất chật người đông”?

Trong một chuyến đi thăm gia đình người bạn sinh sống tại Đà Nẵng, anh Hậu được nếm thử món cơm thố đặc trưng của người Hoa do chính người bạn đó làm. Cơm thố lạ từ cả cái tên và cách làm. Gạo tẻ được cho vào mỗi thố nhỏ hấp cách thủy để tạo nên cơm trắng thơm ngon, khi chín thì cơm ở đáy thố vẫn mềm và không bị khô như cách nấu thông thường. 

Mỗi thố chỉ đựng được lượng cơm vừa bằng một chén ăn cơm bình thường, vậy nên nếu muốn ăn nhiều hơn thì sẽ phải nấu thêm nhiều thố. Cơm thố ăn kèm với nhiều món mặn đa dạng như thịt bò xào, thịt xá xíu, thịt gà nướng, cá kho,... hoặc biến tấu bằng những món đặc trưng của mỗi vùng miền; tạo nên nét hấp dẫn riêng biệt.
CEO Cơm Thố Anh Nguyễn: “Giấc mơ thành công không xây bằng hoa hồng!” FnB Việt Nam
Khởi nghiệp ở Hà Nội bằng “Ba Không”:
Không Tiền, Không Quan Hệ, Không Kinh Nghiệm
Xác định được mô hình kinh doanh và sản phẩm kinh doanh chủ đạo, anh Hậu bắt tay vào việc đặt những viên gạch đầu tiên cho thương hiệu cơm thố của riêng mình. Ở nơi đất khách quê người, lại là thủ đô phồn hoa nhộn nhịp như Hà Nội, anh Hậu phải đối mặt với hiện thực “Ba Không”: Không Tiền, Không Quan Hệ, Không Kinh Nghiệm; tất cả chỉ có thể dựa vào chính bản thân mình.

Những tháng ngày đầu tiên khởi nghiệp, trong tay anh Hậu vỏn vẹn chỉ 70 triệu đồng - một con số quá khiêm tốn! 70 triệu ấy được anh Hậu dành gần một nửa mua một chiếc xe máy để tự chở hàng, còn lại anh phải xoay sở với các chi phí như nhập nguyên liệu, thuê mặt bằng, trả tiền điện nước,... Để tiết kiệm chi phí hết mức có thể, anh tự làm hết các công việc của một người thu ngân, bảo vệ, nấu ăn, phục vụ bàn,... 

Khi ấy thị trường Hà Nội chưa có một thương hiệu cơm thố bài bản, chỉn chu cả về cách vận hành lẫn chế biến đúng hương vị nào cả. Vậy nên có thể nói, lựa chọn cơm thố là một quyết định “được ăn cả, ngã về không”: Nếu thành công, nó sẽ là độc nhất trên thị trường; nhưng nếu không chinh phục được khách hàng, tất cả vốn liếng và công sức của anh Hậu sẽ đổ sông đổ bể. 
CEO Cơm Thố Anh Nguyễn: “Giấc mơ thành công không xây bằng hoa hồng!” FnB Việt Nam
CEO Cơm Thố Anh Nguyễn: “Giấc mơ thành công không xây bằng hoa hồng!” FnB Việt Nam

Tới giai đoạn xây dựng thương hiệu bằng việc linh hoạt thay đổi những chiến lược hiệu quả

Chiến lược mặt bằng và chiến lược về giá
- “nền móng” cho thành công đầu tiên
Bằng cảm quan cá nhân và sự nhạy bén, cộng với kinh nghiệm của một người từng làm quản lý trong ngành F&B, anh Hậu nhanh chóng nhận thấy cơm thố là món ăn có những đặc tính rất phù hợp với tầng lớp sinh viên và dân công sở. Anh đặt ra hai chiến lược để có thể tiếp cận với nhóm khách hàng mục tiêu này tốt nhất có thể: Một là chiến lược mặt bằng - Tìm địa điểm ở gần các khu trường đại học và văn phòng và hai là chiến lược về giá - Định giá sản phẩm thấp hơn 20% so với quán cơm thố của bạn trong Đà Nẵng, chỉ khoảng 40.000 đồng/suất phù hợp với mức chi tiêu của sinh viên, dân văn phòng.

Chiến lược đúng đắn đưa tới những “quả ngọt” đầu tiên. Sau khi cơ sở số 1 của Cơm thố Anh Nguyễn ở 36 Duy Tân đi vào hoạt động được một thời gian ngắn, lượng khách hàng tới quán ngày một đông lên, doanh thu cũng tăng theo tỷ lệ thuận. 

Do là một món ăn mới mẻ, được bày biện trong một chiếc thố đen bóng lạ mắt, lại được chế biến cẩn thận giữ đúng hương vị đặc trưng của cơm thố nhưng vẫn biến tấu phù hợp với khẩu vị của người miền Bắc, Cơm thố Anh Nguyễn thu hút được đông đảo người đi làm, học sinh - sinh viên tới ăn, rồi mở rộng ra là có cả người lớn tuổi, gia đình hay những đoàn làm phim tới trải nghiệm. Thành công vượt cả mong đợi ấy giúp anh Hậu củng cố thêm niềm tin vững chắc vào con đường mình đã chọn.
CEO Cơm Thố Anh Nguyễn: “Giấc mơ thành công không xây bằng hoa hồng!” FnB Việt Nam
Chuyển đổi sang hình thức bán hàng trực tuyến và cú vươn mình ngoạn mục giữa đại dịch
Tuy nhiên, thành công ở giai đoạn đầu của Cơm thố Anh Nguyễn khiến nhiều người cũng nhận ra rằng đây là một mặt hàng kinh doanh “béo bở”, và sau Cơm thố Anh Nguyễn đã có thêm Cơm thố A, Cơm thố B,... được mở ra. Miếng bánh không còn là riêng biệt nữa mà bắt đầu bị xé lẻ, nhưng anh Hậu đã đương đầu với thử thách ấy bằng tâm thế: “Không làm đối thủ yếu đi, chỉ làm mình dày lên.” 

Cơm thố Anh Nguyễn tăng độ phủ bằng cách mở thêm nhiều chi nhánh để đảm bảo khách hàng ở mọi địa điểm đều có thể dễ dàng tiếp cận. Bên cạnh đó, thương hiệu hợp tác với những ứng dụng giao hàng trực tuyến, bắt đầu triển khai việc bán hàng online qua những app trung gian. Cơm thố có thể chế biến nhanh chóng, phù hợp với nhu cầu của những người muốn có một bữa ăn tiện lợi, hơn nữa lại có thể đóng gói gọn gàng, dễ dàng cho việc vận chuyển. Điều này lý giải cho việc vì sao ngay từ khi bắt đầu xuất hiện trên các ứng dụng giao hàng, lượng khách đặt Cơm thố Anh Nguyễn đã tăng lên nhanh chóng. 

Để tăng độ cạnh tranh, Cơm thố Anh Nguyễn cung cấp rất nhiều chương trình khuyến mãi, mã giảm giá phong phú nên giá sản phẩm tới tay người tiêu dùng “mềm” hơn rất nhiều, thúc đẩy lượng hơn nữa số lượng khách chuyển đổi từ ăn trực tiếp sang đặt hàng online.
CEO Cơm Thố Anh Nguyễn: “Giấc mơ thành công không xây bằng hoa hồng!” FnB Việt Nam
Quyết định kết hợp với các ứng dụng giao hàng trực tuyến đã mở ra một cột mốc phát triển mạnh mẽ mới cho Cơm thố Anh Nguyễn. Khi tỷ lệ khách muốn mua hàng trực tuyến tăng lên cũng đồng nghĩa với việc thương hiệu có thể chuyển đổi sang tìm thuê mặt bằng trong những con ngõ nhỏ hơn, dễ thuê hơn là mặt bằng cạnh đường lớn, giảm đáng kể một khoản chi phí tiền thuê nhà. 

Ngay cả khi dịch COVID-19 ập tới, nhiều thương hiệu F&B điêu đứng thì Cơm thố Anh Nguyễn vẫn “hái ra tiền” nhờ đẩy mạnh việc giao hàng online, thậm chí còn mở được thêm 18 chi nhánh mới trong 2 năm đại dịch, nâng tổng số toàn chuỗi lên 24 cơ sở. Hiện nay, đi tới bất kỳ một khu vực đông dân cư, nhiều trường đại học hoặc khu đô thị nhộn nhịp nào cũng có thể thấy sự xuất hiện của cái tên Cơm thố Anh Nguyễn.
CEO Cơm Thố Anh Nguyễn: “Giấc mơ thành công không xây bằng hoa hồng!” FnB Việt Nam
Ứng dụng công nghệ trong vận hành - yếu tố không thể thiếu để hiện đại hóa thương hiệu
Thương hiệu ngày càng mở rộng cũng đặt ra nhiều vấn đề cho người đứng đầu trong việc sắp xếp hậu cần, quản lý doanh thu, quản lý nhân viên,... Ngày trước, các cơ sở có thể order thủ công, thu và tính tiền thủ công bằng những chiếc bill chép tay thì bây giờ cách làm hoàn toàn dựa trên sức người đó không còn phù hợp, có thể gây ra nhầm lẫn, sai sót hoặc thất thoát tiền bạc.

Nhờ có phần mềm quản lý bán hàng, quy trình order, thanh toán cho khách ở mỗi cơ sở của Cơm thố Anh Nguyễn đều chuyên nghiệp, nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, phần mềm quản lý bán hàng cũng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho chủ thương hiệu trong vấn đề quản lý doanh thu, đánh giá tình hình kinh doanh toàn chuỗi và từng chi nhánh. Đặc biệt, phần mềm còn có thể hạn chế tối đa việc gian lận tiền bạc của nhân viên, đảm bảo thống kê dòng tiền ra - vào của cửa hàng chính xác nhất.
CEO Cơm Thố Anh Nguyễn: “Giấc mơ thành công không xây bằng hoa hồng!” FnB Việt Nam
CEO Cơm Thố Anh Nguyễn: “Giấc mơ thành công không xây bằng hoa hồng!” FnB Việt Nam

Và tương lai rộng mở cùng những mục tiêu lớn lao hơn đang đón chờ!

Duy trì chất lượng sản phẩm và dịch vụ - hướng đi ổn định giúp thương hiệu cạnh tranh
Khi dịch COVID-19 đã đi qua, thị trường F&B đang dần ổn định và phát triển trở lại thì cơn bão “lạm phát” bất ngờ ập tới khiến nhiều doanh nghiệp lao đao vì bão giá. Mọi chi phí đều tăng buộc các đơn vị kinh doanh cũng phải tăng giá sản phẩm, nhưng tăng bao nhiêu, tăng thế nào cho hợp lý lại là một bài toán gấp cần lời giải hợp lý. 

Cơm thố Anh Nguyễn cũng không đứng ngoài “cơn bão” ấy. Anh Hậu đã lựa chọn tăng giá sản phẩm để phù hợp với tình hình kinh tế chung của thị trường, song trước khi tăng giá, anh cũng đã tham khảo và lên nhiều phương án để đưa ra mức giá tăng cuối cùng sao cho lợi cả người bán, lợi cả người mua: chỉ tăng thêm 5% - một con số rất nhỏ, chỉ đáng giá vài nghìn!

Bên cạnh việc tăng giá sản phẩm, thương vẫn chú trọng vào xây dựng dịch vụ, chăm sóc khách hàng thật tốt. Anh Hậu đánh giá rằng đây luôn là một trong những yếu tố quan trọng để giữ chân khách hàng. Những ngày đầu thành lập, anh Hậu luôn cố gắng trò chuyện với mỗi vị khách, nhờ họ nhận xét xem điểm được và chưa được của mình. Sau này khi lượng khách hàng nhiều lên, không thể xin feedback trực tiếp từ khách như trước nhưng anh Hậu vẫn theo dõi chặt chẽ những bài review của khách hàng trên các ứng dụng giao hàng, trên các nền tảng MXH,... để biết mọi người đánh giá thế nào về thương hiệu, kịp thời đưa ra hướng xử lý nhanh chóng.

Vốn dĩ “nhân vô thập toàn”, thương hiệu cũng vậy, không thể tránh khỏi những lúc sai sót; nhưng anh tin rằng nếu mình làm việc với một tâm thế cầu toàn và hết mình, khách hàng sẽ luôn đặt tình cảm cho thương hiệu, không vì một khuyết điểm nhỏ mà từ bỏ thương hiệu.

Năm 2023 và trong thời gian tới thị trường F&B sẽ còn chứng kiến nhiều sự “thay máu” của các doanh nghiệp lâu năm và cuộc trỗi dậy của những cái tên mới xuất hiện. Cơm thố Anh Nguyễn cũng đã và đang có những sự chuẩn bị cho tương lai bằng việc tăng thêm số lượng cơ sở, nhưng không phải ở Hà Nội mà hướng mục tiêu sang các tỉnh thành tiềm năng khác bằng các hai hình thức song song: Tự mở chi nhánh và kết hợp nhượng quyền cho đối tác có nhu cầu.
CEO Cơm Thố Anh Nguyễn: “Giấc mơ thành công không xây bằng hoa hồng!” FnB Việt Nam
Muốn kinh doanh F&B thành công phải dựa vào yếu tố con người
Gần một thập kỷ phát triển, Cơm thố Anh Nguyễn từ một quán cơm nhỏ trên đường Duy Tân đã mở rộng thành một chuỗi thương hiệu phủ sóng rộng rãi với 24 cơ sở ở khắp các khu vực Hà Nội. Nhắc tới “đứa con tinh thần” đang ngày một lớn lên này, anh Hậu không giấu nổi niềm tự hào và ước muốn đưa thương hiệu tiến xa hơn nữa. Tuy nhiên, ông chủ 8x này vẫn rất khiêm tốn khi tự nhận thấy bản thân và cả Cơm thố Anh Nguyễn còn rất nhiều điều phải học hỏi nếu muốn xây dựng toàn chuỗi chuyên nghiệp, tiếp cận nhiều khách hàng hơn.

Cũng từ chính hành trình trải nghiệm của bản thân, khi được hỏi muốn dành lời khuyên gì cho các startup đang chập chững bước chân vào ngành F&B, anh Hậu cho biết: “Anh nghĩ điều quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người. Người khởi nghiệp không chỉ cần sự cố gắng, chăm chỉ, cầu tiến mà còn phải có độ nhạy bén với thị trường, táo bạo không ngại liều lĩnh để lựa chọn được sản phẩm kinh doanh phù hợp và nghiên cứu định ra mức giá vừa phải với tệp khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, chúng ta cũng cần có “thiên thời địa lợi nhân hòa”, tức là cần tổng hòa các yếu tố khác như thời điểm khai trương hợp lý, địa điểm cơ sở dễ tiếp cận, xây dựng mối quan hệ tốt với nhiều bên và nhất là không thể thiếu việc vận dụng công nghệ để hiện đại hóa việc quản lý.”
CEO Cơm Thố Anh Nguyễn: “Giấc mơ thành công không xây bằng hoa hồng!” FnB Việt Nam
Bài viết tiêu điểm
CEO Cơm Thố Anh Nguyễn: “Giấc mơ thành công không xây bằng hoa hồng!” FnB Việt Nam
CEO Cơm Thố Anh Nguyễn: “Giấc mơ thành công không xây bằng hoa hồng!” FnB Việt Nam

Từ những ngày đầu khởi nghiệp với hai bàn tay trắng…

Hành trình “gặp gỡ” cơm thố và quyết định đưa món ăn này “Bắc tiến”
Nói về câu chuyện lập nghiệp, anh Nguyễn Văn Hậu - CEO của Cơm thố Anh Nguyễn thường gọi đây là một cái duyên đặc biệt. Trở về nước vào năm 2015 sau gần 10 năm làm việc ở nước ngoài, anh Hậu nhận ra lập nghiệp tại quê hương không hoàn toàn dễ dàng như anh tưởng. Bởi sau gần một thập kỷ xa cách, thị trường kinh doanh ở Việt Nam đã có những sự biến đổi rõ rệt và kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài của anh Hậu gần như không thể áp dụng hoàn toàn vào công việc trong nước.

Từ vị trí một quản lý cấp cao, anh bắt đầu phải học hỏi lại từ đầu: nghiên cứu thị trường và khung pháp luật cho ngành nghề kinh doanh, nghiên cứu thói quen làm việc và quy trình làm việc của các doanh nghiệp Việt. Song song đó còn bài toán khó chưa có lời giải: Nên kinh doanh gì trong khi thị trường Việt đang ngày một “đất chật người đông”?

Trong một chuyến đi thăm gia đình người bạn sinh sống tại Đà Nẵng, anh Hậu được nếm thử món cơm thố đặc trưng của người Hoa do chính người bạn đó làm. Cơm thố lạ từ cả cái tên và cách làm. Gạo tẻ được cho vào mỗi thố nhỏ hấp cách thủy để tạo nên cơm trắng thơm ngon, khi chín thì cơm ở đáy thố vẫn mềm và không bị khô như cách nấu thông thường. 

Mỗi thố chỉ đựng được lượng cơm vừa bằng một chén ăn cơm bình thường, vậy nên nếu muốn ăn nhiều hơn thì sẽ phải nấu thêm nhiều thố. Cơm thố ăn kèm với nhiều món mặn đa dạng như thịt bò xào, thịt xá xíu, thịt gà nướng, cá kho,... hoặc biến tấu bằng những món đặc trưng của mỗi vùng miền; tạo nên nét hấp dẫn riêng biệt.
CEO Cơm Thố Anh Nguyễn: “Giấc mơ thành công không xây bằng hoa hồng!” FnB Việt Nam
Khởi nghiệp ở Hà Nội bằng “Ba Không”:
Không Tiền, Không Quan Hệ, Không Kinh Nghiệm
Xác định được mô hình kinh doanh và sản phẩm kinh doanh chủ đạo, anh Hậu bắt tay vào việc đặt những viên gạch đầu tiên cho thương hiệu cơm thố của riêng mình. Ở nơi đất khách quê người, lại là thủ đô phồn hoa nhộn nhịp như Hà Nội, anh Hậu phải đối mặt với hiện thực “Ba Không”: Không Tiền, Không Quan Hệ, Không Kinh Nghiệm; tất cả chỉ có thể dựa vào chính bản thân mình.

Những tháng ngày đầu tiên khởi nghiệp, trong tay anh Hậu vỏn vẹn chỉ 70 triệu đồng - một con số quá khiêm tốn! 70 triệu ấy được anh Hậu dành gần một nửa mua một chiếc xe máy để tự chở hàng, còn lại anh phải xoay sở với các chi phí như nhập nguyên liệu, thuê mặt bằng, trả tiền điện nước,... Để tiết kiệm chi phí hết mức có thể, anh tự làm hết các công việc của một người thu ngân, bảo vệ, nấu ăn, phục vụ bàn,... 

Khi ấy thị trường Hà Nội chưa có một thương hiệu cơm thố bài bản, chỉn chu cả về cách vận hành lẫn chế biến đúng hương vị nào cả. Vậy nên có thể nói, lựa chọn cơm thố là một quyết định “được ăn cả, ngã về không”: Nếu thành công, nó sẽ là độc nhất trên thị trường; nhưng nếu không chinh phục được khách hàng, tất cả vốn liếng và công sức của anh Hậu sẽ đổ sông đổ bể. 
CEO Cơm Thố Anh Nguyễn: “Giấc mơ thành công không xây bằng hoa hồng!” FnB Việt Nam
CEO Cơm Thố Anh Nguyễn: “Giấc mơ thành công không xây bằng hoa hồng!” FnB Việt Nam

Tới giai đoạn xây dựng thương hiệu bằng việc linh hoạt thay đổi những chiến lược hiệu quả

Chiến lược mặt bằng và chiến lược về giá
- “nền móng” cho thành công đầu tiên
Bằng cảm quan cá nhân và sự nhạy bén, cộng với kinh nghiệm của một người từng làm quản lý trong ngành F&B, anh Hậu nhanh chóng nhận thấy cơm thố là món ăn có những đặc tính rất phù hợp với tầng lớp sinh viên và dân công sở. Anh đặt ra hai chiến lược để có thể tiếp cận với nhóm khách hàng mục tiêu này tốt nhất có thể: Một là chiến lược mặt bằng - Tìm địa điểm ở gần các khu trường đại học và văn phòng và hai là chiến lược về giá - Định giá sản phẩm thấp hơn 20% so với quán cơm thố của bạn trong Đà Nẵng, chỉ khoảng 40.000 đồng/suất phù hợp với mức chi tiêu của sinh viên, dân văn phòng.

Chiến lược đúng đắn đưa tới những “quả ngọt” đầu tiên. Sau khi cơ sở số 1 của Cơm thố Anh Nguyễn ở 36 Duy Tân đi vào hoạt động được một thời gian ngắn, lượng khách hàng tới quán ngày một đông lên, doanh thu cũng tăng theo tỷ lệ thuận. 

Do là một món ăn mới mẻ, được bày biện trong một chiếc thố đen bóng lạ mắt, lại được chế biến cẩn thận giữ đúng hương vị đặc trưng của cơm thố nhưng vẫn biến tấu phù hợp với khẩu vị của người miền Bắc, Cơm thố Anh Nguyễn thu hút được đông đảo người đi làm, học sinh - sinh viên tới ăn, rồi mở rộng ra là có cả người lớn tuổi, gia đình hay những đoàn làm phim tới trải nghiệm. Thành công vượt cả mong đợi ấy giúp anh Hậu củng cố thêm niềm tin vững chắc vào con đường mình đã chọn.
CEO Cơm Thố Anh Nguyễn: “Giấc mơ thành công không xây bằng hoa hồng!” FnB Việt Nam
Chuyển đổi sang hình thức bán hàng trực tuyến và cú vươn mình ngoạn mục giữa đại dịch
Tuy nhiên, thành công ở giai đoạn đầu của Cơm thố Anh Nguyễn khiến nhiều người cũng nhận ra rằng đây là một mặt hàng kinh doanh “béo bở”, và sau Cơm thố Anh Nguyễn đã có thêm Cơm thố A, Cơm thố B,... được mở ra. Miếng bánh không còn là riêng biệt nữa mà bắt đầu bị xé lẻ, nhưng anh Hậu đã đương đầu với thử thách ấy bằng tâm thế: “Không làm đối thủ yếu đi, chỉ làm mình dày lên.” 

Cơm thố Anh Nguyễn tăng độ phủ bằng cách mở thêm nhiều chi nhánh để đảm bảo khách hàng ở mọi địa điểm đều có thể dễ dàng tiếp cận. Bên cạnh đó, thương hiệu hợp tác với những ứng dụng giao hàng trực tuyến, bắt đầu triển khai việc bán hàng online qua những app trung gian. Cơm thố có thể chế biến nhanh chóng, phù hợp với nhu cầu của những người muốn có một bữa ăn tiện lợi, hơn nữa lại có thể đóng gói gọn gàng, dễ dàng cho việc vận chuyển. Điều này lý giải cho việc vì sao ngay từ khi bắt đầu xuất hiện trên các ứng dụng giao hàng, lượng khách đặt Cơm thố Anh Nguyễn đã tăng lên nhanh chóng. 

Để tăng độ cạnh tranh, Cơm thố Anh Nguyễn cung cấp rất nhiều chương trình khuyến mãi, mã giảm giá phong phú nên giá sản phẩm tới tay người tiêu dùng “mềm” hơn rất nhiều, thúc đẩy lượng hơn nữa số lượng khách chuyển đổi từ ăn trực tiếp sang đặt hàng online.
CEO Cơm Thố Anh Nguyễn: “Giấc mơ thành công không xây bằng hoa hồng!” FnB Việt Nam
Quyết định kết hợp với các ứng dụng giao hàng trực tuyến đã mở ra một cột mốc phát triển mạnh mẽ mới cho Cơm thố Anh Nguyễn. Khi tỷ lệ khách muốn mua hàng trực tuyến tăng lên cũng đồng nghĩa với việc thương hiệu có thể chuyển đổi sang tìm thuê mặt bằng trong những con ngõ nhỏ hơn, dễ thuê hơn là mặt bằng cạnh đường lớn, giảm đáng kể một khoản chi phí tiền thuê nhà. 

Ngay cả khi dịch COVID-19 ập tới, nhiều thương hiệu F&B điêu đứng thì Cơm thố Anh Nguyễn vẫn “hái ra tiền” nhờ đẩy mạnh việc giao hàng online, thậm chí còn mở được thêm 18 chi nhánh mới trong 2 năm đại dịch, nâng tổng số toàn chuỗi lên 24 cơ sở. Hiện nay, đi tới bất kỳ một khu vực đông dân cư, nhiều trường đại học hoặc khu đô thị nhộn nhịp nào cũng có thể thấy sự xuất hiện của cái tên Cơm thố Anh Nguyễn.
CEO Cơm Thố Anh Nguyễn: “Giấc mơ thành công không xây bằng hoa hồng!” FnB Việt Nam
Ứng dụng công nghệ trong vận hành - yếu tố không thể thiếu để hiện đại hóa thương hiệu
Thương hiệu ngày càng mở rộng cũng đặt ra nhiều vấn đề cho người đứng đầu trong việc sắp xếp hậu cần, quản lý doanh thu, quản lý nhân viên,... Ngày trước, các cơ sở có thể order thủ công, thu và tính tiền thủ công bằng những chiếc bill chép tay thì bây giờ cách làm hoàn toàn dựa trên sức người đó không còn phù hợp, có thể gây ra nhầm lẫn, sai sót hoặc thất thoát tiền bạc.

Nhờ có phần mềm quản lý bán hàng, quy trình order, thanh toán cho khách ở mỗi cơ sở của Cơm thố Anh Nguyễn đều chuyên nghiệp, nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, phần mềm quản lý bán hàng cũng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho chủ thương hiệu trong vấn đề quản lý doanh thu, đánh giá tình hình kinh doanh toàn chuỗi và từng chi nhánh. Đặc biệt, phần mềm còn có thể hạn chế tối đa việc gian lận tiền bạc của nhân viên, đảm bảo thống kê dòng tiền ra - vào của cửa hàng chính xác nhất.
CEO Cơm Thố Anh Nguyễn: “Giấc mơ thành công không xây bằng hoa hồng!” FnB Việt Nam
CEO Cơm Thố Anh Nguyễn: “Giấc mơ thành công không xây bằng hoa hồng!” FnB Việt Nam

Và tương lai rộng mở cùng những mục tiêu lớn lao hơn đang đón chờ!

Duy trì chất lượng sản phẩm và dịch vụ - hướng đi ổn định giúp thương hiệu cạnh tranh
Khi dịch COVID-19 đã đi qua, thị trường F&B đang dần ổn định và phát triển trở lại thì cơn bão “lạm phát” bất ngờ ập tới khiến nhiều doanh nghiệp lao đao vì bão giá. Mọi chi phí đều tăng buộc các đơn vị kinh doanh cũng phải tăng giá sản phẩm, nhưng tăng bao nhiêu, tăng thế nào cho hợp lý lại là một bài toán gấp cần lời giải hợp lý. 

Cơm thố Anh Nguyễn cũng không đứng ngoài “cơn bão” ấy. Anh Hậu đã lựa chọn tăng giá sản phẩm để phù hợp với tình hình kinh tế chung của thị trường, song trước khi tăng giá, anh cũng đã tham khảo và lên nhiều phương án để đưa ra mức giá tăng cuối cùng sao cho lợi cả người bán, lợi cả người mua: chỉ tăng thêm 5% - một con số rất nhỏ, chỉ đáng giá vài nghìn!

Bên cạnh việc tăng giá sản phẩm, thương vẫn chú trọng vào xây dựng dịch vụ, chăm sóc khách hàng thật tốt. Anh Hậu đánh giá rằng đây luôn là một trong những yếu tố quan trọng để giữ chân khách hàng. Những ngày đầu thành lập, anh Hậu luôn cố gắng trò chuyện với mỗi vị khách, nhờ họ nhận xét xem điểm được và chưa được của mình. Sau này khi lượng khách hàng nhiều lên, không thể xin feedback trực tiếp từ khách như trước nhưng anh Hậu vẫn theo dõi chặt chẽ những bài review của khách hàng trên các ứng dụng giao hàng, trên các nền tảng MXH,... để biết mọi người đánh giá thế nào về thương hiệu, kịp thời đưa ra hướng xử lý nhanh chóng.

Vốn dĩ “nhân vô thập toàn”, thương hiệu cũng vậy, không thể tránh khỏi những lúc sai sót; nhưng anh tin rằng nếu mình làm việc với một tâm thế cầu toàn và hết mình, khách hàng sẽ luôn đặt tình cảm cho thương hiệu, không vì một khuyết điểm nhỏ mà từ bỏ thương hiệu.

Năm 2023 và trong thời gian tới thị trường F&B sẽ còn chứng kiến nhiều sự “thay máu” của các doanh nghiệp lâu năm và cuộc trỗi dậy của những cái tên mới xuất hiện. Cơm thố Anh Nguyễn cũng đã và đang có những sự chuẩn bị cho tương lai bằng việc tăng thêm số lượng cơ sở, nhưng không phải ở Hà Nội mà hướng mục tiêu sang các tỉnh thành tiềm năng khác bằng các hai hình thức song song: Tự mở chi nhánh và kết hợp nhượng quyền cho đối tác có nhu cầu.
CEO Cơm Thố Anh Nguyễn: “Giấc mơ thành công không xây bằng hoa hồng!” FnB Việt Nam
Muốn kinh doanh F&B thành công phải dựa vào yếu tố con người
Gần một thập kỷ phát triển, Cơm thố Anh Nguyễn từ một quán cơm nhỏ trên đường Duy Tân đã mở rộng thành một chuỗi thương hiệu phủ sóng rộng rãi với 24 cơ sở ở khắp các khu vực Hà Nội. Nhắc tới “đứa con tinh thần” đang ngày một lớn lên này, anh Hậu không giấu nổi niềm tự hào và ước muốn đưa thương hiệu tiến xa hơn nữa. Tuy nhiên, ông chủ 8x này vẫn rất khiêm tốn khi tự nhận thấy bản thân và cả Cơm thố Anh Nguyễn còn rất nhiều điều phải học hỏi nếu muốn xây dựng toàn chuỗi chuyên nghiệp, tiếp cận nhiều khách hàng hơn.

Cũng từ chính hành trình trải nghiệm của bản thân, khi được hỏi muốn dành lời khuyên gì cho các startup đang chập chững bước chân vào ngành F&B, anh Hậu cho biết: “Anh nghĩ điều quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người. Người khởi nghiệp không chỉ cần sự cố gắng, chăm chỉ, cầu tiến mà còn phải có độ nhạy bén với thị trường, táo bạo không ngại liều lĩnh để lựa chọn được sản phẩm kinh doanh phù hợp và nghiên cứu định ra mức giá vừa phải với tệp khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, chúng ta cũng cần có “thiên thời địa lợi nhân hòa”, tức là cần tổng hòa các yếu tố khác như thời điểm khai trương hợp lý, địa điểm cơ sở dễ tiếp cận, xây dựng mối quan hệ tốt với nhiều bên và nhất là không thể thiếu việc vận dụng công nghệ để hiện đại hóa việc quản lý.”
CEO Cơm Thố Anh Nguyễn: “Giấc mơ thành công không xây bằng hoa hồng!” FnB Việt Nam
Bài viết tiêu điểm