Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangVăn Hoá Nơi Làm Việc - Yếu Tố Quan Trọng Để Hấp...

Văn Hoá Nơi Làm Việc – Yếu Tố Quan Trọng Để Hấp Dẫn Và Giữ Chân Nhân Sự

Văn hóa nơi làm việc

Văn hóa nơi làm việc là điều chắc hẳn bất kỳ nhà quản lý nào cũng từng nghe qua, dù vậy, không nhiều quản lý đánh giá cao yếu tố này, bởi họ cho rằng sẽ khó để xây dựng cho quán của mình. Tuy nhiên, đối với người lao động, văn hóa tại nơi làm việc lại là một yếu tố khiến họ quyết định làm việc và gắn bó với một thương hiệu.

[crp]

Với các thương hiệu lớn, văn hóa nơi làm việc là một yếu tố được chăm chút và đầu tư cẩn thận, bởi các nhà quản lý hiểu rằng, nhân viên ở thời điểm hiện tại chú trọng đến cảm nhận tại nơi làm việc hơn cả mức thưởng. Vì các nhân viên hiểu rằng, nếu họ không cảm thấy hạnh phúc ở nơi làm việc, họ không thể đảm bảo năng suất, do đó, một mức thưởng cao cũng chẳng quan trọng gì. Do đó, nếu bạn vẫn chưa xây dựng văn hóa nơi làm việc cho thương hiệu của mình, bạn nên trang bị văn hóa công ty càng sớm càng tốt để có thể giữ chân và thu hút thêm nhân sự.

1. Những lý do khiến văn hóa nơi làm việc ngày càng quan trọng

Đối với các nhân viên, ở thời điểm hiện tại khi hầu như các mức lương và đãi ngộ gần như không có sự chênh lệch nhiều giữa các thương hiệu, thì yếu tố khiến các nhân sự dành nhiều sự quan tâm và ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng là văn hóa nơi làm việc. Bởi nhân sự ngày nay hiểu được rằng, sự hòa hợp với văn hóa công ty mới là điểm quan trọng khiến họ đạt được năng suất trong công việc. Đồng thời, nhân sự hiện nay đã dần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tinh thần của bản thân, và văn hóa nơi làm việc là một trong những yếu tố có thể tạo áp lực và gây tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần. Do đó, văn hóa công ty đang dần trở thành yếu tố hàng đầu được các nhân sự xem xét.

Văn Hoá Nơi Làm Việc - Yếu Tố Quan Trọng Để Hấp Dẫn Và Giữ Chân Nhân Sự
Văn hóa nơi làm việc đang là yếu tố được các nhân sự ưu tiên xem xét trước khi đưa ra quyết định làm việc (Nguồn: Internet)

Trong khi so với trước đây, nhân viên thường chỉ chú trọng đến mức lương, thưởng. Khi đó, hầu hết những nhân sự đều dễ dàng rơi vào trạng thái kiệt sức bởi họ không cảm thấy thoải mái với nơi làm việc của mình. Lâu dần, việc này khiến cho hiệu suất của nhân viên bị ảnh hưởng, từ đó, mức lương, thưởng cao cũng không còn tác dụng, bởi những nhân sự chưa chắc hoàn thành được cường độ công việc. Điều này cũng lý giải tại sao các thương hiệu lớn, những công ty được xem là có một văn hóa nơi làm việc được xây dựng và chú trọng phát triển, được nhiều nhân sự mong muốn gia nhập đến vậy.

Bên cạnh đó, do các phúc lợi về mặt vật chất đã dần như không còn khoảng cách giữa các thương hiệu, vì vậy, văn hóa nơi làm việc được xem như một công cụ để nhân sự thấy rằng phía công ty có đang xem trọng nhân viên hay không. Bởi nếu một thương hiệu không xây dựng được văn hóa nơi làm việc, ắt hẳn quy trình sẽ không rõ ràng cũng như các nhân viên thường gặp khó trong việc yêu cầu quyền lợi của mình. Vì khi đó, sẽ rất khó để xử lý những trường hợp vốn thuộc về văn hóa nơi làm việc như “ma cũ, ma mới”, đóng góp ý kiến hoặc chia sẻ những khó khăn.

2. Các yếu tố tạo nên văn hóa công ty “được lòng” nhân viên

Khi có ý định xây dựng văn hóa nơi làm việc để có thể thu hút nhân sự, các chủ quán sẽ phải đối mặt với một khó khăn là không biết những yếu tố nào của văn hóa công ty sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy thu hút. Bởi văn hóa nơi làm việc sẽ có đa dạng các yếu tố khác nhau. Và mỗi thương hiệu sẽ có những nét văn hóa riêng tạo nên tên tuổi. Tuy nhiên, để hấp dẫn nhân sự, dưới đây là những yếu tố chủ đạo các chủ sở hữu nên xây dựng cho thương hiệu của mình.

Văn Hoá Nơi Làm Việc - Yếu Tố Quan Trọng Để Hấp Dẫn Và Giữ Chân Nhân Sự
Được tự do nêu lên quan điểm là một trong những nét văn hóa nơi làm việc giúp thương hiệu của bạn thu hút nhiều nhân sự (Nguồn: Internet)

Nét văn hóa đầu tiên khiến các nhân viên cảm thấy thu hút và sẵn sàng lựa chọn làm việc cho thương hiệu của bạn chính là sự công bằng. Với yếu tố này, các nhân viên mong đợi có thể được đối xử giống nhau, dù là giới tính hoặc tôn giáo nào. Bởi có không ít trường hợp, vì là người đồng tính hay chuyển giới mà các nhân viên này thường bị các đồng nghiệp khác kỳ thị. Đồng thời, công bằng ở đây tức là những nhân viên có kỹ năng chuyên môn sẽ được cân nhắc thăng tiến thay vì việc các nhân sự ở vị trí cao như quản lý được lựa chọn dựa vào quan hệ.

Một yếu tố văn hóa nữa khiến các nhân viên muốn được làm việc cho thương hiệu của bạn chính là việc họ được tự do bày tỏ ý kiến cá nhân. Đối với nhân viên, họ mong muốn những đóng góp hoặc những khó khăn, thách thức họ gặp phải sẽ được những người quản lý lắng nghe. Và đôi khi, nhân viên cũng muốn được chia sẻ về cả những thiếu sót mà các chủ quán vốn không nhận ra để kịp thời cải thiện. Việc được thoải mái đưa ra những quan điểm là một trong những yếu tố “lấy lòng” nhân sự cực hiệu quả, đặc biệt là những nhân viên giỏi. Bởi những nhân sự này luôn mong muốn được đóng góp để cải thiện hiệu quả cho thương hiệu.

Theo thời gian, văn hóa nơi làm việc dần trở nên quan trọng và ảnh hưởng khá nhiều đến quyết định làm việc của nhân sự. Chính vì thế, các chủ quán cần xây dựng văn hóa công ty cho thương hiệu của mình để có thể thu hút được các nhân sự. Nếu không, các chủ quán sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục nhân sự tiềm năng làm việc cho thương hiệu của mình.

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img