Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangBar/bếpVai Trò Của Bartender Trong Góc Nhìn Của Quản Lý Quầy Bar

Vai Trò Của Bartender Trong Góc Nhìn Của Quản Lý Quầy Bar

Hiển nhiên rằng, Bartender gần như là vai trò quan trọng nhất trong quầy bar, chịu trách nhiệm trực tiếp phục vụ cho khách hàng, pha chế thức uống, theo dõi kho nguyên liệu, nỗ lực duy trì bầu không khí thoải mái vui vẻ mà vẫn phải đảm bảo mọi thứ diễn ra trong quán bar đều trong tầm kiểm soát. Các trách nhiệm công việc của vị trí Bartender rất đa dạng, cho phép Bartender trải qua một ngày làm việc của mình với đầy cung bậc cảm xúc từ vui vẻ, năng động, tán tỉnh, cho đến có thể là thất vọng, mệt mỏi, và còn nhiều hơn thế nữa. Vậy nhưng đó là với góc nhìn của Bartender, của khách hàng, còn góc nhìn của quản lý quầy bar thì như thế nào?

[crp]

Vai Trò Của Bartender Trong Góc Nhìn Của Quản Lý Quầy Bar
Bartender đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh doanh của một quán bar (Nguồn: Internet)

Một người bán hàng

Xét cho cùng thì Bartender cũng là một công việc kinh doanh mà, và quản lý quầy Bar cũng như bao quản lý ở các lĩnh vực khác, luôn muốn thúc đẩy doanh thu và gia tăng lợi nhuận về cho hoạt động kinh doanh, vậy nên hiển nhiên rằng Bartender sẽ được xem như một người bán hàng. Bạn làm tất cả mọi thứ, từ nỗ lực học hỏi các kỹ thuật pha chế, không ngừng tìm hiểu các công thức cocktail mới, cho đến duy trì sự hài lòng của khách hàng,… cũng đều là vì muốn tăng doanh thu bán hàng cho quán bar. 

Đối với quản lý quầy Bar, Bartender là nhân viên bán hàng đắc lực thông qua tay nghề pha chế cũng như kỹ năng chăm sóc khách hàng của mình. Miễn là Bartender pha chế đúng thức uống yêu cầu, phục vụ nhanh chóng và khiến khách hàng hài lòng thì cũng là đã khiến quản lý quầy bar hài lòng rồi. Ngoài ra, một Bartender giỏi còn biết cách xây dựng mối quan hệ thân quen với khách hàng của mình, giữ chân và tạo khả năng để họ vẫn tiếp tục quay lại thêm nhiều lần sau nữa. Việc có được khách hàng trung thành là một lợi thế không chỉ giúp bạn ghi điểm trong mắt quản lý mà còn góp phần phát triển công việc kinh doanh cho quán bar. 

Vai Trò Của Bartender Trong Góc Nhìn Của Quản Lý Quầy Bar
Bartender là nhân viên bán hàng đắc lực thông qua tay nghề pha chế và kỹ năng chăm sóc khách hàng của mình (Nguồn: Internet)

Một chuyên gia pha chế đồ uống

Trở thành một Bartender cũng đồng nghĩa với việc bạn đã đủ năng lực để chịu trách nhiệm pha chế thức uống tại quầy Bar. Bạn ghi nhớ nhiều công thức cocktail, có vốn hiểu biết đa dạng về rượu, thành thục các kỹ năng pha chế, thậm chí còn có thể tự sáng tạo thức uống của riêng mình, và hơn hết, điều quan trọng nhất là bạn phải nhanh chóng nắm bắt yêu cầu của khách hàng. Mọi người đến quán Bar thường rất đa dạng trong sở thích và khẩu vị. Có khách hàng chỉ yêu cầu đơn giản là một cốc bia lạnh hay một shot rượu Whisky, nhưng cũng sẽ có khách hàng yêu cầu các món cocktail phức tạp hơn như Long Island Ice Tea được pha chế từ sự kết hợp của rượu vodka, rượu rum nhẹ, tequila, triple sec, gin cùng một chút cola, hay với White Russian từ rượu vodka, rượu mùi cà phê và kem được phục vụ với đá trong một chiếc ly kiểu cổ.

Hiểu được khách hàng cần gì, nhanh chóng nắm bắt yêu cầu của khách hàng và phục vụ thức uống đúng như những gì khách hàng muốn là điều cơ bản và cũng là yếu tố cần thiết mà quản lý quầy bar mong muốn ở một Bartender. Rõ ràng là sẽ không ai muốn mình gọi Mojito nhưng nhận lại là Margarita đâu. Cuối cùng, không phải vị khách nào cũng am hiểu về các loại nguyên liệu cũng như cách kết hợp chúng, vậy nên một Bartender chuyên nghiệp ngoài pha chế thức uống theo yêu cầu thì bạn cũng phải biết cách tư vấn để khách hàng có được lựa chọn thức uống ngon nhất. 

Một người có sức hút

Quản lý quầy bar sẽ không tuyển dụng bạn vào làm nếu bạn cho họ thấy mình là một người rập khuôn, rụt rè, thiếu tự tin, hoặc thậm chí là có phần nhàm chán. Ngay cả khi bạn có kỹ năng pha chế tuyệt vời đến mức nào đi nữa thì với tính cách như vậy, chắc chắn bạn đã đánh mất cơ hội được chọn của mình. Một Bartender chuyên nghiệp phải là sự kết hợp hoàn hảo giữa kỹ năng pha chế tuyệt vời cùng tính cách thú vị, năng lượng và cởi mở, phù hợp với môi trường làm việc trong quán bar. 

Không chỉ quản lý quầy bar, mà cả khách hàng cũng yêu thích những Bartender có tính cách niềm nở hơn là hướng nội. Công việc Bartender của bạn đôi khi ngoài là một nhân viên pha chế thức uống, thì còn có thể là một người biểu diễn với những màn phô bày kỹ thuật đẹp mắt, hoặc một nhà trị liệu tâm lý luôn lắng nghe câu chuyện từ mọi người. Khách hàng sẽ trò chuyện với Bartender như những người bạn với nhau, tâm sự, xin lời khuyên hoặc thậm chí là kể một số bí mật của họ. Chính vì vậy mà quản lý quầy bar luôn chú trọng tuyển những ai có kỹ năng giao tiếp tốt cũng như có cá tính riêng vào vị trí Bartender, và cũng chính Bartender đó sẽ là người mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất. 

Một người làm việc hiệu quả và điềm tĩnh

Làm việc hiệu quả là một trong những phẩm chất quan trọng nhất mà quản lý quầy bar tìm kiếm khi tuyển dụng Bartender. Bởi như đã nói từ đầu, các trách nhiệm công việc tại vị trí Bartender rất đa dạng, bạn sẽ là người nhận đơn hàng, thanh toán, pha chế đồ uống, theo dõi kho nguyên liệu, và giữ vệ sinh khu vực làm việc của mình trong khi tiếp tục phục vụ số lượng khách bước vào quán bar không ngừng tăng lên. Một người có khả năng đa nhiệm, có thể thực hiện được song song nhiều việc cùng một lúc sẽ là ứng viên vô cùng phù hợp cho vị trí Bartender. 

Ngoài ra, quản lý quầy Bar cần một Bartender vui vẻ, năng lượng, nhưng đồng thời cũng phải điềm tĩnh trước mọi tình huống. Ngày làm việc của bạn không phải lúc nào cũng trải qua thuận lợi, mà đôi khi cũng sẽ có thể xảy ra những tình huống ngoài ý muốn với khách hàng của mình. Chính lúc này, sự điềm tĩnh sẽ là chìa khóa giúp bạn giải quyết mọi vấn đề một cách khéo léo và đúng mực nhất. 

Đối với khách hàng, Bartender có thể chỉ là một nhân viên pha chế bình thường, là một trong hàng tá người mà họ từng gặp qua, hoặc nếu thân thiết hơn thì cũng chỉ là một người bạn xã giao có thể cùng trò chuyện mỗi khi đến quán bar. Thế nhưng với người quản lý, Bartender là một vị trí vô cùng quan trọng, nói không ngoa nếu ví Bartender như xương sống quyết định phần lớn sự thành công trong hoạt động kinh doanh của một quán bar.  

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img