Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangKinh doanh & MarketingLập kế hoạch quản lý khủng hoảng trong kinh doanh ăn uống

Lập kế hoạch quản lý khủng hoảng trong kinh doanh ăn uống

Khủng hoảng là vấn đề “đau đầu” đối với các chủ doanh nghiệp kinh doanh ăn uống, vì chúng có thể khiến doanh nghiệp gặp lao đao và ảnh hưởng đến khách hàng của bạn. Mặc dù không doanh nghiệp nào muốn khủng hoảng xảy ra với họ, nhưng nếu có, bạn cần phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất cũng như có kế hoạch đối phó với nó một cách hiệu quả để có thể kiểm soát và phục hồi nhanh nhất có thể .

[crp]

Một cách để chuẩn bị cho tình huống khủng hoảng bất ngờ trong kinh doanh dịch vụ ăn uống là lập kế hoạch quản lý khủng hoảng. Chúng ta sẽ phân tích những loại khủng hoảng nào xảy ra trong dịch vụ ăn uống, tại sao bạn nên có kế hoạch xử lý khủng hoảng và sáu bước bạn cần làm để đảm bảo nhà hàng của bạn có sự chuẩn bị cho các tình huống này.

Các loại khủng hoảng trong kinh doanh ăn uống

xu ly khung hoang trong kinh doanh an uong
Kinh doanh ăn uống là ngành tiềm ẩn nhiều nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng

Có nhiều loại tình huống tiêu cực có thể phát sinh trong các cơ sở dịch vụ ăn uống và dưới đây là một số loại khủng hoảng phổ biến nhất xảy ra trong các cơ sở dịch vụ ăn uống:

Xuất hiện dị vật trong thực phẩm:

Tình huống này là phổ biến nhất, liên quan đến việc có các vật thể lạ trong thức ăn của bạn chẳng hạn như một sợi tóc rụng, một chút bụi bẩn chưa được làm sạch hoặc bị sâu bọ bò vào. Mặc dù vấn đề này rất quan trọng, nhưng ít có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp của bạn.

Nhiễm bệnh do sử dụng thức ăn:

Các bệnh do thực phẩm và ngộ độc thực phẩm do nhiễm chéo là mối quan tâm hàng đầu của mọi cơ sở dịch vụ thực phẩm và nếu khách hàng bắt đầu có các triệu chứng bệnh sau khi ăn tại nhà hàng/quán ăn của bạn, điều đó có thể gây ra những hậu quả lớn cho doanh nghiệp của bạn.

Bị đánh giá mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm kém:

Hầu hết các yếu tố về an toàn vệ sinh thực phẩm đều được niêm yết công khai, vì vậy nếu doanh nghiệp của bạn bị đánh giá kém, lời đồn có thể lan truyền nhanh chóng.

Các bệnh truyền nhiễm

Giống như đại dịch coronavirus, một căn bệnh truyền nhiễm nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Nhưng bạn cần một kế hoạch chống khủng hoảng và đưa ra một tuyên bố cho khách hàng để thông báo về những hành động mà công ty bạn đang thực hiện để giữ an toàn cho thực khách và nhân viên của bạn.

Tại sao kinh doanh ăn uống cần lập kế hoạch quản lý khủng hoảng?

Mặc dù khủng hoảng xảy ra là tình huống bất khả kháng với doanh nghiệp, nhưng hãy luôn sẵn sàng và chuẩn bị cho các khả năng xảy ra sự cố. Việc lên một kế hoạch quản lý khủng hoảng sẽ giúp bạn kiểm soát được tình hình. Nhờ đó có thể hạn chế mức độ ảnh hưởng và giảm thiệt hại mà cuộc khủng hoảng gây ra cho doanh nghiệp và thương hiệu của bạn.

quan ly rui ro
Để hạn chế tối đa những thiệt hại từ “khủng hoảng” trong kinh doanh ăn uống cần tình tới kế hoạch ứng phó với rủi ro

6 bước để hoàn thiện bản kế hoạch quản lý khủng hoảng

Có 6 bước cần thiết để xử lý khủng hoảng trong kinh doanh ăn uống. Khi có bản kế hoạch, bạn sẽ đào tạo và điều hành nhân viên trước khi bất kỳ tình huống khủng hoảng nào có thể xảy ra, để mọi người kịp thời xử lý và đối phó.

1. Xác định những nhân viên cùng tham gia quản lý khủng hoảng

Nếu bất kỳ vấn đề không mong muốn nào phát sinh, bạn sẽ cần một đội ngũ nhân viên đáng tin cậy để xử lý tình huống thường bao gồm chủ sở hữu và người quản lý, nhưng bạn hoàn toàn có thể giao trách nhiệm cho các bếp trưởng điều hành, bếp trưởng hoặc bất kỳ nhân viên lâu năm nào mà bạn tin tưởng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chọn một người làm đại diện để thay mặt doanh nghiệp xử lý truyền thông.

2. Thiết lập hệ thống nhắn tin nội bộ

Khi cuộc khủng hoảng diễn ra, bạn muốn đảm bảo rằng mọi người luôn ở trên cùng một hệ thống để có thể kịp thời nhận các thông báo được cập nhật liên tục. Hãy chọn lựa một ứng dụng phù hợp và cung cấp số điện thoại, địa chỉ email của những người quản lý khủng hoảng cho tất cả nhân viên, để nếu có bất kỳ thay đổi nào, tất cả mọi người đều nhận được các thay đổi nhanh nhất.

3. Cập nhật khủng hoảng kịp thời

Khi quản lý khủng hoảng, bạn muốn chủ động chứ không phải ở thế bị động. Hãy đảm bảo rằng bất kỳ tin tức hoặc cập nhật về khủng hoảng phải đến từ bạn và đội ngũ xử lý khủng hoảng chứ không phải từ các nguồn bên ngoài. Vì vậy hãy cung cấp các tin tức cập nhật thường xuyên trên các trang mạng xã hội của mình và cho đội ngũ quản lý khủng hoảng một cách nhất quán.

4. Hãy thẳng thắn và trung thực về tình trạng khủng hoảng

Điều quan trọng là doanh nghiệp của bạn phải thẳng thắn và trung thực với khách hàng. Nếu mắc sai làm thì bạn cần phải thừa nhận lỗi cho dù nó có thể khiến doanh nghiệp “mất điểm” nhưng bù lại khách hàng sẽ đánh giá cao sự trung thực. Còn nếu bạn cố gắng lừa dối khách hàng thì khi sự thật lộ ra doanh nghiệp sẽ chịu những hậu quả tiêu cực lớn.

5. Xin lỗi và chia sẻ về cách bạn khắc phục tình huống

Sau khi đã giải thích tình huống một cách thấu đáo và trung thực với khách hàng và các bên liên quan, bạn nên xin lỗi và vạch ra cách khắc phục tình huống.

Ví dụ: nếu doanh nghiệp của bạn bùng phát ngộ độc thực phẩm, bạn không chỉ muốn cho khách hàng thấy rằng bạn cảm thấy rất tiếc vì bất kỳ tác hại nào có thể xảy ra, mà còn cho thấy bạn đang loại bỏ các thành phần gây bệnh và nỗ lực để hạn chế tình huống tương tự xảy ra lần nữa. “Xin lỗi” là điều nhà hàng/quán ăn bạn phải làm bên cạnh đó hãy tạo niềm tin cho khách hàng bằng cách thể hiện sự thiện chí trong việc cải thiện tình hình.

6. Giữ bình tĩnh

Khi xảy ra khủng hoảng nhiều chủ nhà hàng và người quản lý xem đó là sự cạnh tranh không lành mạnh, nhưng bạn phải nhớ giữ bình tĩnh và suy nghĩ thấu đáo mọi việc. Giữ bình tĩnh là điều đặc biệt quan trọng vì nếu không kiểm soát được hành động chỉ càng khiến tình hình tồi tệ hơn.

Những yếu tố cần có trong bản kế hoạch quản lý khủng hoảng

Quan tri rui ro nha hang

Dưới đây là những điều cần có trong bản kế hoạch của bạn:

– Danh sách các thành viên của đội ngũ quản lý khủng hoảng và vai trò của họ trong suốt cuộc khủng hoảng

– Ghi chú rõ ràng về cách liên hệ với toàn bộ nhân viên của bạn trong thời gian khủng hoảng

– Hướng dẫn cách trao đổi thông tin tốt nhất với khách hàng và công chúng

– Mốc thời gian về những thông báo công khai trong và sau khủng hoảng

– Bản phác thảo kế hoạch hành động của bạn

– Báo cáo sau khủng hoảng để ghi lại công ty của bạn đã làm như thế nào trong thời kỳ khủng hoảng, nhân viên của bạn đã làm tốt những gì và có thể cải thiện điều gì nếu điều này tái diễn

Kết

Trong kinh doanh ăn uống, khủng hoảng là điều mà không một chủ kinh doanh nào mong muốn gặp phải, nhưng lại là điều khó có thể tránh khỏi trong quá trình kinh doanh ăn uống ( có thể là do yếu tố khách quan hoặc chủ quan). Với tư cách là một người chịu trách nhiệm cao nhất đối với quán của mình thì bạn càng chuẩn bị được nhiều kịch bản khủng hoảng và cách ứng phó với nó thì sẽ càng giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất.

Có thể bạn quan tâm:
Chủ nhà hàng cần làm gì để vượt khủng hoảng COVID?
10 cách tăng đơn đặt hàng trực tuyến
Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img