Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangNhững Khoản Phúc Lợi Nên Được Gia Tăng Thường Xuyên Để Giữ...

Những Khoản Phúc Lợi Nên Được Gia Tăng Thường Xuyên Để Giữ Chân Nhân Sự

Đối với các chủ quán, việc giữ chân nhân sự thoạt nhìn có vẻ là công việc khá thách thức, tuy nhiên, nếu bạn thực sự nắm bắt được một số quy tắc nhất định, nhiệm vụ này sẽ trở nên “dễ thở” hơn. Và để giữ chân nhân viên, gia tăng phúc lợi là một phương pháp vô cùng hiệu quả.

[crp]

Khi lựa chọn nơi làm việc, hầu hết nhân sự đều mong muốn được gắn bó lâu dài, nhưng bởi các phúc lợi không còn được như mong đợi, nhân viên buộc phải ra đi để tìm nơi cung cấp những đãi ngộ đáp ứng nhu cầu của bản thân. Chính vì vậy, để giữ chân nhân sự làm việc lâu dài cho thương hiệu, các chủ quán hãy tập trung vào việc nâng cao các mức phúc lợi thường xuyên. Và trong những đãi ngộ có thể điều chỉnh, dưới đây là 3 phúc lợi sẽ ảnh hưởng khá lớn đến quyết định ở lại làm việc của nhân viên.

1. Ngày nghỉ phép

Đây là một trong những phúc lợi mà khi điều chỉnh, các chủ quán sẽ có nhiều cơ hội thành công trong việc giữ chân nhân sự. Bởi hầu hết các thương hiệu tuyển dụng đều áp dụng một số lượng ngày nghỉ phép như nhau, ở thời điểm hiện tại thường dao động từ 10 đến 12 ngày nghỉ cho 1 năm, do đó, nếu bạn cung cấp số ngày nghỉ vượt trội hơn, lẽ dĩ nhiên các nhân sự sẽ ưu tiên lựa chọn thương hiệu của bạn. 

Muốn số ngày nghỉ phép phát huy hiệu quả trong việc giữ chân các nhân sự, các chủ quán có thể có 2 hướng triển khai. Đầu tiên, nếu bạn đi theo chiến lược duy trì số ngày nghỉ cố định với mọi nhân viên, bất kể thời hạn làm việc, ngay từ đầu, các chủ quán hãy đưa ra số ngày nghỉ phép vượt trội hơn so với tình hình chung. Chẳng hạn, nếu bạn cung cấp số ngày nghỉ phép là 15 ngày, chắc chắn nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng và không muốn rời đi. Bởi khi chuyển sang môi trường làm việc mới, số ngày nghỉ phép của họ sẽ không được duy trì như vậy.

Một cách thứ 2 cũng mang lại kết quả tích cực và được một số thương hiệu lớn triển khai đó là khi nhân viên gắn bó càng lâu, thời gian nghỉ phép của họ sẽ tăng lên. Ví dụ như khi mới trở thành nhân viên chính thức, người lao động chỉ có 12 ngày nghỉ phép, nhưng khi làm việc cho thương hiệu sang đến năm thứ 2, họ sẽ được gia tăng thêm số ngày nghỉ phép, có thể là 1 hay 2 ngày tùy thuộc vào quyết định của bạn. Việc gia tăng ngày nghỉ theo kinh nghiệm làm việc sẽ cần căn cứ vào tình hình thực tế. Bởi nếu đưa ra con số quá thách thức cho nhân sự, họ sẽ sẵn sàng tạm biệt thương hiệu của bạn. Điển hình, nếu đa số nhân viên của bạn nhảy việc chỉ sau 6 tháng hoặc 1 năm làm việc, bạn hãy đưa ra mức phúc lợi là cứ sau 1 năm làm việc, ngày nghỉ phép của họ sẽ tăng 1 ngày. 

2. Các chi phí hỗ trợ

Một trong những phúc lợi các chủ quán cũng nên gia tăng thường xuyên để giữ chân nhân sự đó là nâng các chi phí hỗ trợ. Thông thường, các chủ quán sẽ hỗ trợ các nhân viên một khoản chi phí liên quan công việc như phí giữ xe, hỗ trợ bữa ăn hoặc tiền điện thoại. Dù vậy, để nhân sự chấp nhận gắn bó lâu dài, các chủ quán cần điều chỉnh mức phí hỗ trợ dựa trên tình hình thực tế. Bởi nếu đã cung cấp phúc lợi này, hãy đảm bảo bạn triển khai một cách tốt nhất. Vì nếu áp dụng theo kiểu “nửa vời”, nhân viên sẽ không đánh giá cao thương hiệu của bạn, khi đó, việc giữ chân nhân sự sẽ gặp khó.

Những Khoản Phúc Lợi Nên Được Gia Tăng Thường Xuyên Để Giữ Chân Nhân Sự
Để giữ chân nhân sự, thường xuyên gia tăng mức phí hỗ trợ cũng là phương án hiệu quả mà các chủ quán có thể cân nhắc (Nguồn: Internet)

Do đó, bạn hãy chủ động cập nhật những khoản phúc lợi này theo mức thay đổi của thị trường, cụ thể, nếu trước đây bạn hỗ trợ cho nhân sự khoản chi phí giữ xe là 120.000 cho 1 tháng, tức tương đương với khoảng mức giữ xe khoảng 4.000/ngày. Tuy nhiên, khi mức giá của những nơi giữ xe ở khu vực xung quanh quán đồng loạt tăng lên 6.000 cho mỗi lượt giữ xe, bạn có thể tăng mức hỗ trợ lên 150.000 cho đến 180.000/tháng. Việc bạn chủ động nâng cao mức chi phí hỗ trợ sẽ giúp nhân sự cảm thấy bạn thực sự mong muốn san sẻ gánh nặng chi phí với họ. Chính sự quan tâm này sẽ trở thành yếu tố khiến họ ưu tiên gắn bó lâu dài với thương hiệu của bạn.

3. Mức đóng bảo hiểm

Trong số các phúc lợi, việc đóng bảo hiểm cũng là một trong những phúc lợi mà các chủ quán cần bắt buộc thực hiện. Tuy nhiên, ngoài những khoản bảo hiểm theo Bộ luật Lao động mà doanh nghiệp cần chi trả, một số thương hiệu lựa chọn cung cấp thêm các bảo hiểm sức khỏe tư nhân để thu hút nhân sự. Để biến những gói bảo hiểm sức khỏe này thành công cụ giữ chân nhân sự, bạn hãy áp dụng các chương trình này như một sự ghi nhận cho đóng góp của nhân viên. Chẳng hạn, với các nhân sự làm việc cho thương hiệu từ năm thứ 2 trở đi, họ sẽ được cung cấp các dịch vụ bảo hiểm sức khỏe này.

Cùng với đó, các chủ quán cũng hãy liên tục nâng mức gói bảo hiểm cho nhân sự theo thời hạn làm việc họ đã gắn bó với thương hiệu. Thông thường, các chương trình bảo hiểm này sẽ có những mức giá khác nhau với các quyền lợi khác nhau, vì thế, để giữ chân nhân sự, bạn hãy nâng hạn mức gói bảo hiểm cho nhân viên thường xuyên. Điển hình, nếu nhân sự làm việc đủ 2 năm, họ được hưởng quyền lợi của gói cơ bản. Rồi khi nhân sự đạt cột mốc 5 năm làm việc, mức bảo hiểm của họ sẽ được nâng lên với nhiều quyền lợi hơn. Và sẽ tiếp tục tăng dần theo số năm làm việc.

Giữ chân nhân sự luôn là bài toán khó mà nhiều chủ quán cảm thấy e ngại, tuy nhiên, để nhân viên gắn bó với thương hiệu lâu dài cũng không phải là bất khả thi. Bởi nhờ vào việc gia tăng các khoản phúc lợi thường xuyên, các chủ quán hoàn toàn có thể thuyết phục nhân sự ở lại làm việc lâu dài.

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img