Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeChuyện nghềMô Hình Phi Truyền Thống Mang Lại Gì Mà Focus Brand Phải...

Mô Hình Phi Truyền Thống Mang Lại Gì Mà Focus Brand Phải Tập Trung Đầu Tư?

Focus Brands định nghĩa mô hình phi truyền thống là một cửa hàng được khách hàng lựa chọn ngẫu nhiên trong lúc thực hiện các hoạt động khác, chứ không hề được lựa chọn có chủ đích như các cửa hàng độc lập. Những mô hình này thường sẽ nằm trong các địa điểm như sân bay, trung tâm thương mại, địa điểm du lịch, khuôn viên trường học…

[crp]

Loại hình cửa hàng phi truyền thống đã đối mặt với thử thách “khó nhằn” trong giai đoạn dịch bệnh khi những địa điểm công cộng phải đóng cửa sớm nhất và mở cửa trễ nhất. Điều này đã khiến cho nhiều thương hiệu phải “tháo chạy” khỏi những địa điểm này. Nhưng với Focus Brands thì khác, họ vẫn kiên trì đầu tư cho mô hình quán này.

Lý do khiến Focus Brands theo đuổi mô hình này là bởi những cửa hàng này giúp họ mở rộng đối tượng khách hàng họ có thể tiếp cận được. Vì đây là những nơi tập trung đa dạng khách hàng, trong khi với các cửa hàng truyền thống, nhóm khách hàng của bạn thường sẽ bị giới hạn nhiều hơn. Thậm chí, nếu đặt cửa hàng ở sân bay, thương hiệu còn có thể tiếp cận đến cả các vị khách quốc tế vốn chưa từng biết đến thương hiệu. Điều này sẽ mở ra cơ hội để họ có thể lấn sân sang một thị trường mới, thông qua những doanh nhân là các khách hàng của thương hiệu ở sân bay.  

Đồng thời, với việc có nhiều thương hiệu khác nhau, Focus Brands dễ dàng gia tăng độ nhận diện thương hiệu của mình hơn. Bằng việc để các cửa hàng của mình xuất hiện khắp mọi khu vực kể cả những phòng khám sức khỏe, phòng tập gym cho đến những địa điểm giải trí. Chiến lược này giúp Focus Brands vừa tăng cao doanh thu vừa tiết kiệm chi phí tiếp thị thương hiệu. Bởi các chi nhánh đã trở thành những “biển hiệu” quảng cáo hiệu quả cho thương hiệu.

Mô Hình Phi Truyền Thống Mang Lại Gì Mà Focus Brand Phải Tập Trung Đầu Tư?
Với các địa điểm công cộng, thương hiệu sẽ giảm bớt được một số chi phí cho việc trang bị khu vực ăn uống (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, Focus Brands cũng lựa chọn đầu tư vào các mô hình phi truyền thống này, bởi ngoài chi phí mặt bằng, thương hiệu sẽ không cần phải bỏ vốn quá nhiều cho việc trang trí cửa hàng cũng như trang bị các vật dụng cần thiết như bàn, ghế… Vì thông thường, tại các địa điểm công cộng, khách hàng sẽ mua mang đi và dùng bữa tại những khu vực ăn uống có sẵn. Với việc tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành, Focus Brands có thể thu được lợi nhuận nhiều hơn. 

Và Focus Brands cũng giảm thiểu tối đa những chi phí hoạt động cũng như rủi ro về việc thiếu hụt nhân sự bằng việc triển khai các ki-ốt hoàn toàn tự động. Với mô hình thử nghiệm cho thương hiệu Jamba by Blendid tại trung tâm thương mại, khách hàng hoàn toàn ủng hộ và đón nhận, bởi họ có thể mua sắm sản phẩm nhanh hơn và chủ động hơn. 

Bên cạnh đó, một ưu thế nữa khiến Focus Brands tập trung vào mô hình này là họ sẽ không bị lấy lại mặt bằng vô cớ, một thách thức mà các thương hiệu phải đối mặt nếu ký hợp đồng thuê với các chủ nhà độc lập. Bởi có không ít trường hợp, vì thấy thương hiệu đang “ăn nên làm ra” các chủ sở hữu sẽ lấy lại mặt bằng cho thuê nhằm kinh doanh mô hình tương tự. Điều này khiến cho nhiều thương hiệu gặp khó khăn vì phải tìm mặt bằng khác thay thế.  

Một lời khuyên mà Tom Richards, Phó Giám đốc phát triển phi truyền thống của Focus Brands, đưa ra cho các nhà điều hành là hãy xác định rõ mục tiêu mà bạn muốn hướng tới khi mở cửa hàng phi truyền thống. Đồng thời, xem xét về mật độ khách hàng của khu vực. Tiếp đến, các quản lý cần đánh giá về việc các chi nhánh phi truyền thống này có tác động tiêu cực đến các cửa hàng truyền thống gần đó hoặc kết quả kinh doanh bạn đang hướng đến hay không. Nếu đã đạt được những yếu tố này, các chủ quán sẽ cần tiếp tục thảo luận về diện tích không gian, menu của chi nhánh… để đưa ra được quyết định tối ưu nhất.

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img