Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangMô Hình Kết Hợp Cà Phê Và Beer - Ý Tưởng Kinh...

Mô Hình Kết Hợp Cà Phê Và Beer – Ý Tưởng Kinh Doanh Hợp Trend Cho Chủ Quán

Thời gian gần đây, các mô hình cà phê và beer đang bắt đầu xuất hiện ngày một nhiều hơn và nhận được sự đón nhận đông đảo của khách hàng. Điều này cho thấy mô hình này đang là ý tưởng kinh doanh vô cùng “hợp thời”. Vì thế, nếu bạn có dự định bắt đầu kinh doanh hãy cân nhắc mô hình này.

[crp]

Nếu ở những giai đoạn trước, các mô hình trà sữa hay cà phê đơn thuần thực sự là những kiểu quán “làm mưa làm gió” trên thị trường. Thì ở thời điểm hiện tại, mô hình cà phê và beer kết hợp đang được lòng cả khách hàng lẫn chủ sở hữu bởi những lợi thế mà các quán độc lập không thể có được.

1. Tìm hiểu mô hình kết hợp cà phê – beer

Trong khoảng 1 – 2 năm gần đây, mô hình cà phê – beer đang dần nở rộ trên thị trường, bằng chứng là ngày càng nhiều quán theo mô hình này được ra đời. Về cách thức vận hành của mô hình quán này, thông thường, trong khoảng thời gian phục vụ từ 7 giờ sáng đến 3 giờ chiều, cửa hàng sẽ hướng đến các khách hàng có nhu cầu uống cà phê. Nhưng kể từ 4 giờ chiều đến tối, quán sẽ “lột xác” và trở thành một quán beer, cocktail, lounge hoặc bar để phục vụ các khách hàng có nhu cầu thưởng thức những loại đồ uống có cồn.

Mô hình này “ghi điểm” với khách hàng nhờ việc họ có thể tìm đến quán quen để thưởng thức đa dạng đồ uống theo từng thời điểm khác nhau. Bởi đối với nhiều khách hàng, việc trải nghiệm tại một quán mới khiến họ cảm thấy e dè về chất lượng và giá cả. Chưa kể đến là giúp họ giải quyết những nỗi lo về khoảng cách di chuyển. Với mô hình này, các chủ quán có thể tiếp cận được đa dạng khách hàng, nhưng nhóm đối tượng chủ yếu mà mô hình này dễ dàng thu hút đó là khách hàng trẻ, thường là sinh viên và dân văn phòng.

2. Những lợi thế của mô hình này

Mô hình này đang ngày càng phát triển, bởi đây là hình thức kinh doanh mang đến nhiều lợi ích cho các chủ quán. Đầu tiên đó là các chủ quán dễ dàng và nhanh chóng gia tăng doanh thu cho quán. Bởi với mô hình kết hợp này, các chủ quán có thể “rút hầu bao” từ khách quen nhiều hơn. Điển hình, có những trường hợp khách hàng biết đến quán như là một địa điểm lý tưởng để nhâm nhi tách cà phê. Nhưng khi đã “ưng bụng” với phong cách phục vụ, chất lượng và giá cả, khi biết quán có kinh doanh đồ uống có cồn vào buổi chiều tối, họ chắc chắn sẽ tìm đến cửa hàng khi có nhu cầu lai rai hoặc nhậu nhẹt với bạn bè, đối tác và người thân. Hoặc trong tình huống ngược lại, khách ấn tượng vì mô hình quán beer, cocktail, lounge hay bar vào buổi tối, thì khi cần một quán cà phê để tụ tập hoặc làm việc, tin chắc rằng, họ cũng sẽ tìm đến thương hiệu của bạn.

Mô Hình Kết Hợp Cà Phê Và Beer - Ý Tưởng Kinh Doanh Hợp Trend Cho Chủ Quán
Mô hình kết hợp cà phê và beer được là hình thức quán “sinh lời” đáng kể cho chủ quán (Nguồn: Facebook)

Một điểm nữa khiến nhiều chủ quán lựa chọn mô hình này là khả năng tối ưu hóa chi phí vận hành. Vì nếu mở các mô hình độc lập như quán cà phê hay beer, lounge, bar, thông thường, các chủ quán không thể hoạt động được tối đa thời gian. Bởi với các mô hình riêng lẻ, quán cà phê thường chỉ có thể vận hành từ sáng đến khoảng 10 hoặc 11 giờ tối. Hay nếu là mô hình beer, cocktail, lounge hay bar, thời gian mở cửa thường là từ chiều đến 2 – 3 giờ sáng hôm sau. Nhưng với mô hình kết hợp, quán có thể hoạt động liên tục từ sáng sớm cho đến giữa khuya. Có thể thấy, với các mô hình quán riêng lẻ, các chủ quán đã phải bỏ phí mặt bằng của mình nhiều thời gian hơn. Về mặt kinh tế, điều này sẽ gây lãng phí khá lớn cho chi phí mặt bằng, bởi đây là một loại chi phí cố định, nếu tăng được thời gian mở cửa nghĩa là các chủ quán đang giảm bớt được chi phí này. 

3. Những lưu ý khi kinh doanh quán cà phê – beer

Mặc dù, đây là hình thức kinh doanh được xem là sinh lời khá hiệu quả cho các chủ quán, nhưng bù lại, mô hình này cũng đòi hỏi các chủ quán cần lưu ý nhiều vấn đề hơn để tránh việc kinh doanh gặp khó khăn. Đầu tiên, so với việc mở từng mô hình riêng lẻ, khi vận hành quán theo dạng kết hợp, các chủ quán sẽ cần quản lý và kiểm soát khối lượng công việc nhiều hơn. Bởi nguyên vật liệu sử dụng cho mô hình kết hợp chắc chắn sẽ phải nhiều hơn so với những quán theo hình thức độc lập. Hay về mặt nhân sự, bạn cũng phải quản trị đông nhân viên hơn, vì mô hình kết hợp chắc chắn sẽ cần nhiều lao động hơn. Có thể thấy ngoài khối lượng, độ khó của công việc cũng tăng lên.

Cùng với đó, các chủ quán cũng sẽ cần có chiến lược quản trị thương hiệu và xử lý khủng hoảng thật tốt. Bởi việc đảm nhiệm marketing và quản lý hình ảnh thương hiệu cho một mô hình đã khó, nhưng với dạng quán có sự kết hợp giữa 2 hình thức, bạn lại càng phải đối mặt với nhiều thách thức. Vì nếu không xử lý hiệu quả và kịp thời, khi một mô hình của bạn gặp phải bất kỳ sự cố thương hiệu, thì ngay lập tức, hình thức còn lại cũng bị ảnh hưởng. Khi đó, sẽ rất khó để bạn vực dậy hình ảnh thương hiệu. Điều này sẽ dẫn bạn đến sự thất bại nhanh chóng hơn, vì khi có nhiều khách hàng hơn nhờ việc 2 mô hình kết hợp, “tiếng xấu” của thương hiệu sẽ bị lan ra xa hơn. 

Mô hình cà phê và beer kết hợp là một ý tưởng kinh doanh “sáng giá” mà các chủ quán có thể cân nhắc để bắt đầu việc kinh doanh. Mặc dù là hình thức giúp các chủ quán dễ kiếm lời, bạn vẫn cần phải chú ý một số yếu tố nhất định để tránh gặp thất bại khi theo đuổi mô hình này.

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img