Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangBar/bếpLàm đẹp hồ ứng tuyển vị trí Barista trong mắt nhà tuyển...

Làm đẹp hồ ứng tuyển vị trí Barista trong mắt nhà tuyển dụng

Bên cạnh những kỹ năng căn bản cần phải có, để phát triển cao hơn trong nghề barista cần cố sự đầu tư vào một số kiển thức kỹ năng nâng cao hơn.

[crp]

Các công việc thông thường của 1 barista

Sẽ có những công việc chung của barista, tuy nhiên, sẽ luôn có phát sinh những công việc linh hoạt thay đổi, tùy biến phụ thuộc vào vị trí và tính chất của quán. Bởi vậy, một lần nữa, đọc mô tả công việc kỹ càng là điều đầu tiên cần làm.

Công việc, nhiệm vụ thông thường của các barista:

  • Chuẩn bị mọi thứ để đón tiếp khách
  • Nhận order và thông báo thanh toán
  • Phụ trách rang xay cà phê
  • Chuẩn bị & phục vụ các món ăn kèm nhẹ
  • Lau dọn khu vực làm việc, thiết bị máy cà phê
  • Sắp xếp, bố trí khu vực trưng bày trong quán
  • Kiểm soát tồn kho & đặt mua thêm khi cần
  • Dọn dẹp trước khi đóng cửa ra về

Đến khi bước chân vào làm việc, một số công việc có thể được đào tạo thêm:

  • Nhận biết các loại cà phê và tư vấn được về các loại cà phê cho khách hàng
  • Học cách sử dụng và vệ sinh thiết bị pha chế cà phê
  • Học cách đánh bọt và tạo kết cấu cho sữa
  • Học cách trang trí, trình bày một số món đồ uống
  • Trau dồi kiến thức về nguồn cung cấp, rang xay, chiết xuất, nhiệt độ sữa và các phương pháp pha chế cà phê khác
  • Học về cà phê đặc sản và các loại trà
Skill Barista 5
Học sâu hơn về hạt cà phê cũng như quy trình từ nông trại đến bàn bar là một trong những lợi ích lớn khi làm barista

Một số kiến thức nâng cao dành cho các barista chuyên nghiệp:

  • Quy trình sản xuất hạt cà phê, đi từ nông trại đến quầy bar, và cách các bước trong quy trình này ảnh hưởng đến chất lượng cà phê
  • Đặc tính riêng của từng loại cà phê
  • Quy trình rang xay, loại hình, caffeine và quy trình loại bỏ caffeine tạo cà phê decaf
  • Đặc điểm của cà phê Fair Trade và Rain Forest Alliance
  • Đặc tính của từng vùng trồng cà phê trên thế giới
  • Cách thức sáng tạo ra món đồ uống dựa trên sở thích cá nhân của từng khách hàng

Một vài điều chưa biết về kỹ năng dịch vụ khách hàng

Dưới đây là một vài đặc điểm phổ biến của một người có kỹ năng dịch vụ khách hàng tốt, thường được đánh giá cao trong hồ sơ xin việc. Các kỹ năng này đa dạng và linh hoạt, tùy thuộc vào đặc điểm công việc bạn đang ứng tuyển, vì thế, bạn nên xem xét đối chiếu thêm cả với các danh sách kỹ năng liệt kê theo nghề và loại hình. Khi nhận biết được rõ ràng về các tiêu chí này, có lẽ bạn sẽ tìm thấy được vị trí của mình và mức độ phù hợp của bản thân với từng vị trí công việc.

Skill Barista 6
Làm barista không chỉ cần những hiểu biết liên quan đến cà phê mà nhiều hơn thế, là các kỹ năng làm việc

Một số kỹ năng, tiêu chí của barista:

  • Sự chính xác
  • Khả năng thích nghi, thích ứng
  • Kỹ năng phân tích
  • Kỹ năng thẩm định, định lượng, đánh giá
  • Sự quyết đoán
  • Khả năng quan sát các tiểu tiết
  • Sự tập trung
  • Tiêu chuẩn
  • Sự tự tin
  • Khả năng giao tiếp
  • Khả năng giải quyết vấn đề
  • Sự chính trực
  • Kỹ năng chăm sóc khách hàng
  • Khả năng cá nhân hóa phục vụ
  • Định hướng chi tiết
  • Khả năng ngoại giao
  • Kỹ năng làm việc hiệu quả
  • Sự thấu hiểu
  • Khả năng phản biện, phản hồi
  • Sự linh hoạt
  • Sự thân thiện
  • Khả năng xử lý áp lực bản thân
  • Khiếu hài hước
  • Nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh
  • Khả năng tăng tỉ lệ giữ chân khách hàng
  • Kỹ năng bắt chuyện
  • Kỹ năng giao tiếp con người
  • Kiến thức về ngôn ngữ
  • Khả năng lắng nghe
  • Khả năng đa nhiệm
  • Kỹ năng đàm phán
  • Kỹ năng tổ chức
  • Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói
  • Sự kiên nhẫn
  • Định hướng con người
  • Khả năng thuyết phục
  • Sự tích cực lạc quan
  • Kỹ năng phân tích vấn đề
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Hiểu biết về sản phẩm
  • Tâm thế luôn sẵn sàng
  • Thái độ tích cực
  • Kỹ năng nói trước đám đông
  • Khả năng sắp xếp ưu tiên
  • Khả năng giới thiệu
  • Tinh thần trách nhiệm
  • Kỹ năng giữ chân khách hàng
  • Kỹ năng bán hàng
  • Khả năng kiểm soát bản thân
  • Khả năng tự trình bày
  • Sự khéo léo
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Sự tôn trọng thời gian
  • Khả năng quản lý thời gian
  • Sự thấu hiểu giá trị của tổ chức
  • Kỹ năng giao tiếp bằng ngôn từ
  • Kỹ năng viết lách ghi chép

Cách để đưa các kỹ năng này vào hồ sơ xin việc

Khi đã đọc và hiểu được các yêu cầu, kỹ năng cho vị trí ứng tuyển, các ứng viên có thể hình dung rõ hơn về các kỹ năng cần làm nổi bật trong hồ sơ của mình. Khi đó, chắc chắn rằng bạn sẽ biết cách viết chúng vào mục kinh nghiệm làm việc hay tóm tắt lý lịch, khiến nhà tuyển dụng chú ý đến bạn nhiều hơn.

Bên cạnh đó, các barista cũng có thể thêm các kỹ năng này vào thư bày tỏ nguyện vọng, nếu được yêu cầu. Hãy thêm một hai kỹ năng thôi, và đưa ra ví dụ thực tế để chứng minh điều đó. Tuy vậy, đừng quên rằng, với công việc barista này, trong cuộc phỏng vấn có lẽ bạn sẽ được nhà tuyển dụng yêu cầu trả lời nhiều hơn những điều này.

Skill Barista 7
Cũng như bất kỳ công việc nào khác, cuộc phỏng vấn với người quản lý cũng là cơ hội để barista vận dụng kỹ năng và trở nên nổi bật

Cuối cùng, hãy vận dụng tốt nhất các kỹ năng này vào cuộc phỏng vấn của bạn. Trước khi tham gia phỏng vấn, hãy nhớ một vài kỹ năng chủ chốt cho vị trí công việc ứng tuyển, và sẵn sàng để có thể chia sẻ nhiều hơn với người quản lý về những điều đó.

Mỗi công việc khác nhau sẽ yêu cầu những kỹ năng, kinh nghiệm không giống nhau. Chính vì thế, hãy đảm bảo rằng bạn đã đọc và thực sự hiểu mô tả công việc cũng như nắm chắc được các kỹ năng chủ chốt cho công việc này trước khi tham gia ứng tuyển.

Có thể bạn quan tâm:
Con đường sự nghiệp của Bartender chuyên nghiệp
Tổng hợp 14+ khóa học pha chế hot và uy tín nhất năm 2019
Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img