Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangKinh doanh & Marketing10 Bước chuẩn bị trước khi kinh doanh quán Bar

10 Bước chuẩn bị trước khi kinh doanh quán Bar

Bạn dự định sẽ kinh doanh quán bar của riêng mình. Vậy thì trước khi có thể vận hành quán bar của riêng bạn, hãy kiểm tra xem quán của bạn có đáp ứng 10 điều dưới đây:
[crp]

1. Lập kế hoạch kinh doanh

Kinh doanh quán bar là một loại hình kinh doanh mà kế hoạch kinh doanh phải được xây dựng chính xác, nếu không bạn sẽ trả giá rất đắt cho những sai lầm của bạn. Vì vậy, đừng chủ quan mà bỏ qua việc lập một kế hoạch kinh doanh cho quán.
Tuy nhiên, việc lên kế hoạch quá chi tiết và cụ thể cũng không hẳn là ý tưởng tốt bởi vì kế hoạch kinh doanh sẽ luôn thay đổi dựa vào tình hình thực tế của quán. Ví dụ bạn lên mục tiêu phải hòa vốn trong vòng 2 năm thì bạn nên dao động thời gian hòa vốn từ 20 – 25 tháng dao động dựa trên 3 – 4 yếu tố chính.
Bạn hãy nhớ rằng, kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn phát hiện ra những lỗ hổng trong mô hình kinh doanh để giúp bạn tránh thất bại nhờ vào việc nhanh chóng hoàn thiện trước khi vận hành. Đồng thời, kế hoạch kinh doanh cũng giúp bạn xác định được sứ mệnh và lợi thế cạnh tranh của quán mình.

2. Xác định loại hình kinh doanh quán Bar phù hợp

Khi bắt đầu kinh doanh hay thành lập công ty, một trong những quyết định quan trọng bạn cần đưa ra là lựa chọn mô hình gì: hộ kinh doanh; doanh nghiệp tư nhân, hợp danh, trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, …
Thông thường, loại hình tư nhân và hợp danh là 2 loại hình kinh doanh phổ biến và dễ đăng ký, tuy nhiên, có 1 khó khăn với 2 loại hình này là nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra, không có giới hạn nào với trách nhiệm pháp lý, thậm chí là bạn phải dùng tài sản cá nhân để đền bù tổn thất.
Nen Thanh Lap Cong Ty Hay Ho Kinh Doanh 09
Hiện nay có các loại hình kinh doanh: Doanh nghiệp tư nhân. Công ty hợp danh. Công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty cổ phần. Hộ kinh doanh. Mỗi loại hình sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau cần tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định đăng ký mô hình kinh doanh
Để hạn chế trách nhiệm pháp lý của cá nhân, thì đăng ký quán của bạn dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần là lựa chọn khả thi hơn. Với loại hình này, bất kỳ vấn đề pháp lý hay sự cố đều sẽ được giải quyết dưới vai trò của toàn công ty.
Mỗi loại hình đều có ưu và khuyết điểm khác nhau, vì vậy bạn hãy dựa trên tình hình thực tế để có lựa chọn phù hợp nhất.

3. Đăng ký bản quyền thương hiệu và logo

Vấn đề bản quyền là một trong những điều bạn cần chú ý, trong bất kỳ mô hình kinh doanh này kể cả kinh doanh quán bar, hãy nhờ đến các cố vấn, công ty pháp lý đáng tin cậy để giúp bạn hoàn tất việc đăng ký thương hiệu và logo thay vì phải tự mình làm do quá trình đăng ký khá phức tạp và cần một chút hiểu biết về pháp lý. Và trước khi đăng ký bản quyền, hãy đảm bảo rằng logo của bạn là không trùng lặp, sao chép và bạn có toàn quyền để sử dụng cho quán của mình.

4. Đảm bảo đầy đủ các giấy phép liên quan

Kinh doanh quán Bar khá đặc thù và điều quan trọng khi kinh doanh là bạn phải đảm bảo có đầy đủ các giấy tờ hợp pháp để tránh những rắc rối về mặt pháp lý. Việc mở quán bar sẽ đòi hỏi các giấy phép về kinh doanh đồ uống có cồn, thuốc lá, thực phẩm, … Một vài giấy phép khá dễ dàng nhưng cũng có những giấy phép đòi hỏi những quy định khắt khe khiến bạn tốn thời gian, công sức và tiền bạc. Nhưng đừng vì vậy mà bỏ qua bất kỳ loại giấy phép nào, bởi vì chỉ cần thiếu 1 loại giấy phép cũng khiến quán phải gặp rắc rối lớn đó.
56942457 10217263584754998 5184501116590620672 N
Kinh doanh quán Bar là một mô hình kinh doanh đặc thù nên yêu cầu khá nhiều giấy tờ về pháp lý

5. Lựa chọn địa điểm

Với ngành F&B nói chung, địa điểm là một yếu tố cực kỳ quan trọng vì vậy hãy cân nhắc thật cẩn thận vị trí của quán dựa trên những yếu tố:
  • Phong cách quán
  • Đặc điểm dân cư
  • Vị trí thuận tiện và chỗ đậu xe
  • Khu vực cho phép mở quán bar
  • Chi phí thuê

6. Thiết kế quán

Đối với kinh doanh quán bar, phong cách sẽ quyết định kết quả kinh doanh. Hãy kiểm tra và đảm bảo rằng bạn chọn nhạc,  trang trí và nội thất phù hợp với nhau. Chẳng hạn như bạn đừng mở một quán bar theo phong cách retro, vintage nhưng lại bật nhạc EDM. Để quán bar thu hút khách hàng hãy cố gắng tạo ra phong cách độc đáo cho quán, nếu có thể hãy thuê đơn vị set up chuyên nghiệp để thiết kế nội thất cũng như tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng.
Prague4 Min

7. Trang bị kiến thức về kho và kế toán

Tồn kho là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí vì vậy hãy hiểu về quy trình kiểm kê hoặc thông thạo cách sử dụng hệ thống quản lý kho.
Việc kiểm kho sẽ hỗ trợ bạn trong việc định giá và xác định các loại thức uống “best seller” để bartender có những gợi ý phù hợp.
Ngoài ra, hãy đảm bảo quán của bạn có hệ thống kế toán chính xác và minh bạch. Cho dù bạn tự quản lý kế toán hay thuê nhân viên thì hãy luôn theo dõi hoạt động kế toán của quán để có những điều chỉnh kịp thời.

8. Quảng cáo cho quán

Việc quảng cáo bao gồm 2 mục tiêu chính là thu hút và giữ chân khách hàng:
Để tạo sự chú ý cho khách hàng mới, hãy dùng những mẩu quảng cáo để thu hút khách hàng đến quán. Tuy nhiên, chi phí quảng cáo sẽ là vấn đề lớn nếu bạn không có khả năng giữ chân khách hàng, vì vậy việc bạn cần tối ưu hóa các trang xã hội của quán, khuyến khích khách hàng giới thiệu bạn bè, người thân, … và đầu tư cho thương hiệu sẽ giúp quán bạn được khách hàng “truyền miệng” nhiều hơn. Và đây là cách giúp bạn quảng bá rộng rãi, hiệu quả mà không phải chi quá nhiều.

9. Thuê nhân viên, bartender và phục vụ phù hợp

Nhân viên phục vụ trong quán bar/pub có môi trường làm việc khá đặc thù, và khá nhạy cảm nên cần phải thật cân nhắc chọn lựa nhân viên phù hợp. Hãy tuyển chọn thật kỹ lưỡng không chỉ về năng lực mà còn là thái độ, đồng thời hãy tạo động lực cho các bartender của bạn bằng cách đăng sản phẩm của họ lên mạng xã hội hoặc tạo điều kiện cho họ tham gia các cuộc thi pha chế. Ngoài ra, cũng hãy khuyến khích nhân viên giới thiệu đến bạn những nhân sự cho những vị trí cần tuyển vì chắc rằng nhân viên tốt sẽ ứng cử nhân viên tốt.
Bei Der Arbeit Leo Robitschek

10. Đầu tư hệ thống POS cho quán

Một hệ thống POS sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong việc quản lý, vận hành cho quán khi không chỉ tăng năng suất và hiệu quả của quán mà còn có khả năng giúp bạn tránh tình trạng sót đơn hàng hay phục vụ chậm trễ.
Có thể bạn quan tâm:
6 ‘tử huyệt’ trong kinh doanh cà phê mà người mới làm dễ sa chân vào
Doanh nghiệp F&B cắt giảm chi phí marketing mùa dịch
Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img