Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeChuyện nghềJINYA Và Chiến Lược Xâm Nhập Thị Trường Với Nhiều Phân Khúc...

JINYA Và Chiến Lược Xâm Nhập Thị Trường Với Nhiều Phân Khúc Nhà Hàng

Thương hiệu JINYA được ra mắt lần đầu với mô hình nhà hàng dưới tên gọi JINYA Ramen Bar, tuy nhiên, trái với sự phát triển truyền thống là thương hiệu sẽ chỉ tăng trưởng với duy nhất mô hình này. JINYA đã quyết định mở rộng thương hiệu bằng việc cho ra mắt các cửa hàng ở nhiều phân khúc khác nhau.

[crp]

Cụ thể, ngoài việc phát triển thương hiệu JINYA Ramen Bar, JINYA đã triển khai thêm mô hình bushi by JINYA khi gặp phải khó khăn trong quá trình vận hành đó là họ chỉ có thể thuê được những mặt bằng nhỏ dẫn đến việc không gian bếp có giới hạn. Việc có mặt bằng khiêm tốn tưởng chừng như là bất lợi thì trong giai đoạn đại dịch, mô hình này đã được thay đổi đôi chút khi chỉ phục vụ theo dạng mang đi. Và sự cập nhật này đã giúp mô hình thực sự “ăn nên làm ra”. 

Chia sẻ về chiến lược này của JINYA, Takahashi – nhà sáng lập thương hiệu – khuyên các chủ sở hữu rằng: “Để thương hiệu của bạn thích nghi nhanh chóng với tình hình thực tế của thị trường, các chủ quán cần nhanh chóng làm mới ngay mô hình của bạn. Dù vậy, một điều quan trọng là phải duy trì những nét đặc trưng cho thương hiệu của mình. Bởi đây là yếu tố để khách hàng nhớ đến quán của bạn”.

Và với mục tiêu mở rộng vị thế của mình, JINYA sẽ tiếp tục đi theo chiến lược triển khai nhiều hình thức nhà hàng khác nhau. Đáng kể trong đó là 2 mô hình phục vụ tại bàn với thương hiệu Robata JINYA và nhà hàng bình dân JINYA Ramen Express. Đặc biệt hơn, 2 mô hình này chỉ được mở rộng dưới hình thức nhượng quyền. 

Một điểm nữa khiến cho chiến lược xâm nhập thị trường của JINYA thành công vang dội là với mỗi mô hình nhà hàng khác nhau, thương hiệu sẽ có những menu được xây dựng hoàn toàn khác biệt, bên cạnh các món mì ramen làm nên tên tuổi của mình. Chẳng hạn, JINYA Ramen Bar xây dựng menu với các món chính là món ăn theo phần và bia thủ công. Thì bushi by JINYA tập trung vào karaage – gà rán kiểu Nhật và sushi cuộn. 

Bên cạnh đó, JINYA cũng có những cách phát triển riêng cho mỗi phân khúc nhà hàng. Với JINYA Ramen Bar, thương hiệu tập trung vào trải nghiệm tại chỗ, vì thế, mô hình này không được triển khai việc giao món trực tuyến, kể cả trong đại dịch. Còn với bushi by JINYA thì công nghệ được tận dụng tối đa nhằm giảm thiểu tối đa số lượng nhân viên. Và thương hiệu đã áp dụng mã QR, kiosk tự gọi món để khách hàng order trực tiếp với bếp, nhờ đó, cắt giảm được nhân sự cho việc đặt món và thanh toán. 

Không dừng lại ở đó, JINYA cũng chủ động lựa chọn những địa điểm khác nhau phù hợp với từng phân khúc nhà hàng. Nếu như JINYA Ramen Bar sử dụng những mặt bằng độc lập và có diện tích cho cửa hàng từ 230 đến 270 mét vuông. Thì bushi by JINYA với các quán có không gian nhỏ hơn, nhưng tập trung tại các địa điểm như sân bay, khuôn viên trường đại học, khu ăn uống và trung tâm thương mại cao cấp.

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img