Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangBar/bếpĐặc Điểm Và Cách Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Liquor Và...

Đặc Điểm Và Cách Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Liquor Và Liqueur?

Liquor và Liqueur thường bị nhiều người nhầm lẫn với nhau bởi cách gọi tên của chúng có phần giống nhau. Thực chất, Liquor được dùng để chỉ rượu mạnh, trong khi Liqueur lại dùng để chỉ rượu mùi, và đặc biệt, rượu mùi có thể được xem là một loại rượu mạnh, nhưng không phải loại rượu mạnh nào cũng được xem là rượu mùi. Các yếu tố như kết cấu hương vị, quá trình lên men, nồng độ cồn và công dụng là những điều giúp phân biệt được đâu là rượu mạnh, hay đâu là rượu mùi.

[crp]

Đặc Điểm Và Cách Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Liquor Và Liqueur
Liquor và Liqueur thường bị nhầm lẫn với nhau do tên gọi có phần giống nhau (Nguồn: Internet)

Liquor là gì?

Khi nhắc đến rượu mạnh thì nhiều người sẽ nghĩ ngay đến đầu tiên là một loại “thức uống có cồn”. Liquor là thuật ngữ được dùng chung cho bất kỳ loại rượu mạnh nào có nồng độ cồn theo thể tích (ABV) cao hơn so với bia hoặc rượu vang. Thông thường, các loại rượu mạnh sẽ có nồng độ cồn ít nhất từ 20%, một số được chưng cất lâu năm có thể lên đến 50%, trong khi với rượu vang thì lại chỉ rơi vào khoảng 12% và bia khoảng 5% mà thôi. 

Đối với Liquor, người ta thường sẽ chia làm 6 nhóm rượu mạnh khác nhau, bao gồm Brandy (cognac), Gin, Rum, Tequila, Vodka và Whisky. Và trong từng nhóm rượu mạnh cũng sẽ có sự khác biệt về nồng độ cồn, cụ thể như Brandy (35-60% ABV), Gin (37,5-50% ABV), Rum (40% ABV), Tequila (35-55% ABV), Vodka (40% ABV) và Whisky (40-55% ABV). Mỗi loại rượu mạnh đều có thể dùng để uống trực tiếp (kiểu neat) hoặc dùng chung với đá lạnh đều được. Ngoài ra, Bartender còn có thể kết hợp rượu mạnh với những loại nguyên liệu khác và cho ra đời nhiều món cocktail nổi tiếng như Manhattan và Old Fashioned từ Whisky, Martini và Gin and Tonic từ Gin, hay Margarita và Tequila Sunrise từ Tequila.

Một đặc điểm khác biệt rõ rệt của Liquor là rượu không ngọt, ngay cả khi sử dụng đường trong quá trình chưng cất lên men thì cũng sẽ không có vị ngọt. Bên cạnh đường, rượu mạnh còn được chưng cất từ ngũ cốc, trái cây, hoặc hoa quả đã trải qua quá trình lên men. Rượu mạnh sau khi được chưng cất trong một khoảng thời gian nhất định sẽ làm tinh khiết chất lỏng, nhờ đó loại bỏ các thành phần loãng như nước để làm tăng tỷ lệ nồng độ cồn cho rượu mạnh, thường sẽ được biểu thị dưới kí hiệu ABV.

Liqueur là gì?

Liqueur là thuật ngữ dùng để chỉ loại rượu mùi, hoặc cũng là thể gọi là rượu hương, cũng là một loại thức uống có cồn được tạo ra từ quá trình chưng cất, nhưng sau đó sẽ được cho thêm hương vị từ trái cây, thảo mộc, kem bơ, cà phê, gia vị, rễ cây, hạt, hoa, lá, cũng như một số thành phần thực vật khác nhằm tạo nên hương vị đặc trưng riêng cho mỗi loại rượu mùi. Chính bởi vì điều này mà so với rượu mạnh, thì rượu mùi thường sẽ có vị ngọt nhiều hơn. 

Vốn dĩ rượu mùi ra đời với mục đích ban đầu được dùng để làm rượu thuốc. Cụ thể là vào khoảng cuối những năm thế kỉ 13, rượu mùi được các nhà sư người Ý chế biến theo công thức cổ bằng cách kết hợp các nguyên liệu có nguồn gốc từ thảo dược mang màu xanh tự nhiên, sau đó đến thế kỉ 14 thì bắt đầu trở nên nổi tiếng hơn. Theo thời gian, rượu mùi ngày càng phát triển và được ứng dụng phổ biến trong pha chế thức uống.

Về cơ bản, rượu mùi là loại rượu đã được làm ngọt và pha loãng. Do đó mà hầu hết các loại rượu mùi đều có nồng độ cồn thấp, dao động trong khoảng 15-30% ABV. Tuy nhiên, đồng thời vẫn sẽ có một số rượu mùi có nồng độ cồn khá cao lên đến 55% ABV tương tự như với rượu mạnh. Và một số nhóm rượu mạnh như Brandy, Rum và Whisky đều có thể được kết hợp dùng làm rượu nền cho rượu mùi. 

Phân biệt Liquor và Liqueur?

Cả Liquor và Liqueur đều là những loại thức uống có cồn với tên gọi có phần giống nhau. Nhìn chung, bạn có thể phân biết rượu mạnh và rượu mùi bằng những điều cơ bản sau:

Quá trình lên men: Rượu mạnh là loại rượu được trải qua quá trình chưng cất lên men để làm tăng nồng độ cồn có trong rượu, thường sẽ được chưng cất từ ngũ cốc, trái cây hoặc hoa quả lên men. Có sáu nhóm rượu mạnh khác nhau là Brandy (cognac), Gin, Rum, Tequila, Vodka và Whisky. Trong khi rượu mùi cần được trải qua quá trình chưng cất, nhưng sau đó sẽ bổ sung thêm  trái cây, thảo dược, rễ cây, hoa, lá,… hoặc chất tạo ngọt để làm tăng vị ngọt cho rượu mùi.

Hương vị: Rượu mùi thường sẽ có hương vị phức tạp và đa dạng màu sắc hơn so với rượu mạnh, bởi do sau quá trình chưng cất sẽ được cho thêm các loại thảo mộc, gia vị và hương liệu khác để tạo nên hương vị riêng cho từng loại. Rượu mùi có thể sử dụng để uống trực tiếp, hoặc kết hợp cùng với rượu mạnh để pha chế cocktail. Ngược lại là rượu mạnh tuy trong thành phần chưng cất có đường nhưng lại không hề có vị ngọt mà sẽ khá mạnh và cay nồng. Có thể nói, đường chính là điểm khác biệt rõ rệt nhất giữa rượu mạnh và rượu mùi.

Nồng độ cồn: Giữa rượu mạnh và rượu mùi có sự chênh lệch nồng độ cồn rõ rệt. Cụ thể rượu mạnh thường sẽ có nồng độ cồn khá cao, thấp nhất từ 20% ABV đến 55% ABV tùy loại rượu và thời gian chưng cất. Còn với rượu mùi do có chứa nhiều thành phần hơn nên nồng độ cồn cũng thấp hơn, chỉ khoảng 15-30% ABV, nhưng đồng thời cũng sẽ có một số rượu mùi lên đến 55% ABV.

Trong thế giới pha chế sẽ có rất nhiều thuật ngữ được sử dụng, mà một trong số chúng lại thường bị nhầm lẫn với nhau nhiều nhất chính là Liquor và Liqueur, đây là hai loại nguyên liệu không thể thiếu trong bất kỳ quầy Bar nào. Đã là Bartender, chắc chắn bạn sẽ phải biết rõ thế nào là rượu mạnh và thế nào là rượu mùi. Tuy nhiên, chỉ biết thôi là chưa đủ, bạn cần phải hiểu thật chính xác những thông tin liên quan như đặc điểm, quá trình sản xuất hay hương vị để có thể tư vấn cho khách hàng của mình một cách chi tiết và chu đáo nhất.

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img