Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeChuyện nghềChiến lược kinh doanh thông minh của một nhà hàng Hong Kong:...

Chiến lược kinh doanh thông minh của một nhà hàng Hong Kong: Một khi đồ ăn đã ngon thì khách hàng sẵn sàng chờ đợi bạn!

Cuối tuần trước, tôi cùng vợ đã đến ăn tại một nhà hàng theo phong cách Hong Kong ở Singapore.
[crp]
Bạn đã bao giờ lui tới một nhà hàng theo phong cách Hong Kong chưa?
Nếu đã từng, tôi tin chắc rằng bạn đã quen với sự ồn ào ở đó. Năm 2015, tôi tới và làm việc tại Hong Kong. Trong suốt 8 tháng ở đó, tôi không có lấy một bữa ăn yên bình.
Lưu ý rằng tôi chỉ đang nói về những nhà hàng thông thường, chứ không nói về các nhà hàng sang trọng.
Món ăn của họ rất tuyệt vời nên nhà hàng lúc nào cũng đông khách. Bạn phải hét lên để thu hút sự chú ý của nhân viên mỗi khi muốn gọi món. Thật không may nếu bạn là một người nhút nhát, bạn có thể bị sốc văn hóa.
Cuối tuần trước, tôi cùng vợ đã đến ăn tại một nhà hàng theo phong cách Hong Kong ở Singapore. Món thịt quay của họ khiến tôi nhớ đến những món ăn đường phố mà tôi từng được ăn khi còn làm việc tại Hong Kong.
Chỉ có điều lần này không hề có tiếng hét mà thay vào đó là tiếng chuông.
Nhân viên sẽ bấm chuông để gọi bạn vào bê thức ăn mỗi khi họ làm xong món ăn nào đó. Nếu gọi 8 món, bạn sẽ bị làm phiền tới 8 lần.
Dù rất ghét sự phiền phức nhưng vì các món ăn quá tuyệt vời, tôi vẫn tiếp tục lui tới nhà hàng này.
Thực tế, đã có lần tôi nói với vợ rằng sẽ không bao giờ quay trở lại đây. Nhưng ba ngày sau, tôi lại không thể ngăn mình nghĩ về nhà hàng phiền phức đó.
Tôi nghĩ họ là những nhà marketing tài ba, đây là một vài điều tôi học được từ họ:
● Thức ăn ngon là cách marketing tốt.
● Sự phiền phức cũng có thể là cách marketing tốt.
● Dám trở nên khác biệt

Bài học thứ 1: Thực hiện lời hứa của bạn

Tại các nhà hàng nằm ở trung tâm thành phố lớn, mọi người đã quen với sự phiền phức. Những người đi mua sắm phải chờ rất lâu để thử quần áo, những người chồng xách hàng trăm túi đồ, nhiều gia đình đứng đợi gần 2 tiếng đồng hồ để đặt bàn và chọn món.
Các nhà hàng cần thực hiện lời hứa của họ về chất lượng của món ăn. Nếu không những đánh giá xấu sẽ tràn ngập trên các kênh truyền thông.
Nhà hàng Hong Kong mà tôi thường lui tới có chất lượng tuyệt vời.
Món bánh trứng mới ra lò, thịt nướng giòn và mềm, trà sữa thì không quá ngọt.
Tôi vui vẻ thưởng thức món mì hoành thánh của họ mặc dù phải chờ tới 10 phút.
Theo Lou Holtz “Đừng bao giờ hứa nhiều hơn những gì bạn có thể làm mà hãy làm nhiều hơn những gì bạn hứa”.

Bài học thứ 2: Những khách hàng bị làm phiền sẽ nhắc đến bạn trong khi chờ đợi

Cách phục vụ của nhà hàng có thể gây ra một chút bất tiện cũng tốt. Nhưng nếu bạn thực hiện sai, họ có thể rời khỏi cửa hàng trước khi dùng bữa.
Còn nếu bạn thực hiện nó một cách phù hợp, khách hàng sẽ chỉ than vãn trong khi chờ đợi.
Thay vì có nhân viên mang đồ ăn đến tận nơi, khách hàng sẽ tự đến quầy để lấy khi có tiếng chuông.
Cuối tuần trước, vợ tôi đã gọi 8 món ăn cho hai người:
● Hai trà sữa lạnh
● Thịt lợn quay
● Mì hoành thánh
● Há cảo
● Bánh trứng
● Bánh cà rốt chiên
● Cháo thường
● Cơm cuộn
Tại nhiều nhà hàng Hong Kong, đồ uống được mang lên đầu tiên vì nó dễ làm nhất.
Sau đó, các món chính sẽ lần lượt được mang lên theo từng đợt. Như há cảo mang lên cùng mỳ, cháo cùng bánh cà rốt.
Tuy nhiên, nhà hàng này làm những điều ngược lại hoàn toàn:
● Họ phục vụ đồ ăn nhẹ trước. Ngay sau khi chúng tôi gọi món, họ bấm chuông gọi chúng tôi ra quầy lấy bánh trứng.
● Họ không phục vụ vài món một lượt. Mà cứ một món được làm xong thì chuông lại reo lên (nó khiến tôi khó chịu).
● Bạn không thể yêu cầu món ăn hay đồ uống nào được mang lên trước. Đầu bếp sẽ là người quyết định. Dù cho bạn có đang khát nước thì họ cũng chẳng quan tâm!
Ban đầu tôi liên tục than phiền với vợ về nhà hàng này trong khi chờ đợi chuông báo.
Đó là một ngày nóng nực, tôi đã đề nghị họ làm trà sữa lạnh cho tôi trước nhưng bị từ chối. Và lời than vãn dừng lại sau khi tôi cắn một miếng bánh trứng. Mùi vị quá tuyệt vời, vỏ bánh thật mềm và thơm ngon.
Trước khi ăn xong bánh trứng, chuông lại kêu lên và tôi phải đi lấy món tiếp theo. Cứ như thế, tôi phải đi thêm vài lượt nữa, điều này thật khó chịu.

Bài học thứ 3: Dám trở nên khác biệt và nổi bật

Steve Jobs từng phát biểu trong một buổi phỏng vấn rằng chúng ta đang sống trong một thế giới phức tạp và ồn ào. Giống hệt như những gì đang diễn ra tại những nhà hàng theo phong cách Hong Kong.
Tất cả các nhà hàng mà tôi từng ghé qua tại Hong Kong, Singapore, Melbourne và Bangkok đều chung một đặc điểm là ồn ào.
Nhưng nhà hàng Hong Kong ở Singapore này lại khác biệt, nó rất im ắng.
Khách hàng sẽ bị phục vụ hoặc chủ nhà hàng nhắc nhở nếu họ quá ồn ào. Điều này ngược lại với những nhà hàng khác.
Ai lại muốn lui tới một nhà hàng im ắng như cái thư viện chứ? Đúng là ý tưởng tệ.
Nhưng một ý tưởng tệ cũng có thể là ý tưởng tốt. Chúng tệ bởi vì có rất ít người dám sử dụng và trải nghiệm để chứng minh rằng chúng rất tuyệt vời.
Nhà hàng này khiến chúng tôi ấn tượng, bởi vì:
● Vợ tôi luôn nhớ về món há cảo nóng hổi.
● Hai ngày sau, cô ấy muốn quay lại đó ăn bánh trứng.
● Cô ấy muốn ăn tại một nơi yên tĩnh, và tôi cũng vậy.
● Ba ngày sau, tôi vẫn than thở về việc phải chạy đi chạy lại lấy theo tiếng chuông.
● Nhưng tôi nghĩ rằng tiếng chuông báo vẫn tốt hơn tiếng hò hét gọi món.
● Thật khó tin khi tôi có thể trò chuyện cùng vợ mà không cần lớn tiếng.
Nhà hàng được tạo ra bởi nhà marketing tuyệt vời. Sau một hồi suy nghĩ, tôi có cái nhìn khác về họ cũng như bắt đầu suy nghĩ về chiến lược marketing của mình.
Tôi có thể khiến khách hàng nghĩ về hàng hóa và dịch vụ của mình như thế nào?
Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img