Email: info@fnbvietnam.vn

Phone: (+84) 922.559.799

spot_img
HomeCẩm nangKinh doanh & Marketing7 vấn đề nhà hàng/ quán ăn thường mắc phải

7 vấn đề nhà hàng/ quán ăn thường mắc phải

Ngành dịch vụ ăn uống là một ngành kinh doanh có rủi ro cao với mức độ cạnh tranh cao và đòi hỏi bạn phải luôn hoàn thiện đến từng chi tiết nhỏ. Theo một nghiên cứu thì 60% doanh nghiệp thất bại trong năm đầu tiên. Là chủ quán, bạn cần biết được lý do vì sao họ đã thất bại để có giải pháp cho những vấn đề đó.

[crp]

1. Vấn đề của thực đơn

Một trong những vấn đề phổ biến nhất mà các chủ nhà hàng/quán ăn gặp phải là thực đơn. Để cải thiện, bạn hãy xem xét liệu bạn có đang để quá nhiều hoặc quá ít món trong thực đơn; các món ăn của bạn có được định giá phù hợp không và thực đơn của bạn có được trình bày hợp lý, rõ ràng và dễ nhìn không.

Hãy đảm bảo menu của bạn không quá dài và thay vì đưa ra thực đơn dài đến năm trang thì bạn nên cân nhắc cung cấp số lượng món ăn ít hơn nhưng chất lượng tốt hơn. Bạn cũng cần thể hiện được đặc trưng của nhà hàng/quán ăn với những món đặc trưng.  Đồng thời, một thực đơn dài lê thê sẽ khiến khách hàng thiếu tập trung dẫn đến việc mất nhiều thời gian hơn để đặt hàng và để có thể phục vụ được nhiều như vậy, bạn sẽ tốn nhiều chi phí hơn do phải sử dụng nhiều thành phần, nguyên liệu hơn.

Ngoài ra, một vấn đề của một thực đơn dài mà ít ai để ý đó là, ảnh hưởng đến hiệu suất khi bếp phải nấu quá nhiều nguyên liệu cùng lúc, và việc sử dụng nhiều dụng cụ nấu nướng hơn, khiến cho mất nhiều thời gian hơn trong việc chế biến các món ăn dẫn tới thời gian phục vụ bị chậm trễ, khiến cho bạn phải tốn thêm một khoảng thời gian rửa các dụng cụ liên tục để tránh bị lẫn lộn mùi vị món ăn với nhau.

Menu Nha Hang 03

Để thiết kế thực đơn của bạn đạt hiệu quả, dưới đây là một số gợi ý để bạn tham khảo:

  • Phân chia các thức ăn thành các nhóm và ưu tiên sắp xếp các món ăn mang lại lợi nhuận nhiều nhất chung với nhau ở vị trí thuận lợi nhất.
  • Không sử dụng đơn vị hoặc ký hiệu tiền tệ như VNĐ, $.
  • Hãy xây dựng thực đơn với những hình ảnh bắt mắt hoặc văn bản sáng tạo. Nếu bạn không thể tạo ra những nội dung thu hút, bạn hãy cân nhắc thuê người để xây dựng một thực đơn hấp dẫn.
  • Luôn giữ cho thực đơn của bạn sạch sẽ, tuyệt đối không được để dầu mỡ, thức ăn hay nước dính vào.
  • Loại bỏ các menu bị mờ chữ hoặc rách.
  • Nên cập nhật thực đơn và giá của bạn ít nhất một lần một năm.
  • Xây dựng menu của bạn xung quanh các món phổ biến.
  • Đảm bảo nhân viên được đào tạo kỹ lưỡng và ghi nhớ thực đơn.
  • Hãy cập nhật menu lên trang web hoặc các trang mạng xã hội của nhà hàng/quán ăn và chắc rằng nó có thể dễ dàng truy cập từ điện thoại di động vì đây là công cụ hữu ích giúp bạn thu hút thêm các khách du lịch và khách vãng lai.

2. Chất lượng dịch vụ khách hàng

dich vu khach hang trong kinh doanh an uong
Chất lượng phục vụ sẽ là chìa khóa thành công trong việc thu hút khách hàng quay lại

Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng và một khi dịch vụ chăm sóc khách hàng của bạn kém thì chắc chắn là nguyên nhân khiến khách hàng không cảm thấy hài lòng. Đồ ăn của bạn có thể nổi bật, cách bày trí bàn ăn tinh tế và không gian thú vị, nhưng tất cả những điều đó sẽ trở nên vô nghĩa nếu dịch vụ của nhà hàng/quán ăn tệ.

Chất lượng phục vụ sẽ là chìa khóa, trong việc thu hút khách hàng quay lại nhiều lần và để có được điều này, bạn cần đảm bảo từ quản lý đến phục vụ phải phục vụ hết lòng để tạo ra sự dễ chịu, thoải mái và thân thiện cho khách hàng. Không chỉ vậy, chất lượng dịch vụ còn được khách hàng đánh giá thông qua cách bạn ứng xử với khách hàng trong toàn bộ trải nghiệm ăn uống của họ chẳng hạn, nếu bạn không thể hiện sự chào đón khi khách đến nhà hàng của bạn hay thiếu lời cảm ơn và tạm biệt khi họ rời đi, điều đó có thể làm bạn mất điểm trong mắt khách hàng.

3. Điểm khác biệt của bạn là gì

Mặc dù thực đơn tuyệt vời và dịch vụ khách hàng xuất sắc là yếu tố cần cho công việc kinh doanh, nhưng vẫn là chưa đủ nếu bạn không khác biệt; vì khách hàng cần biết lý do họ chọn ăn tại quán của bạn chứ không phải tại nhà hàng/quán ăn của đối thủ cạnh tranh.

7 vấn đề nhà hàng/ quán ăn thường mắc phải FnB Việt Nam
Cần có lý do để khách hàng chọn bạn, chứ không phải chọn đối thủ cạnh tranh

Hãy tập trung xây dựng một ý tưởng đặc trưng của riêng bạn từ ban đầu vì đây là điều khiến cho nhà hàng/quán ăn của bạn nổi bật hơn cả thức ăn và dịch vụ tuyệt vời. Bạn cần đưa ra một lý do để mọi người đến ăn tại nhà hàng/quán ăn của bạn chẳng hạn như McDonald’s tạo ra món burger Big Mac không ai có thể bắt chước hay chuỗi Sonic mang đến cảm giác hoài cổ của những năm 50 hay Chipotle được biết đến với thực phẩm tươi và được làm thủ công bởi vì một nhà hàng/quán ăn với sự đặc trưng riêng sẽ khiến khách hàng nhớ đến bạn rất lâu sau khi rời đi.

4. Vấn đề quản lý và điều hành

Nhiều chủ chỉ tính hoạt động lời – lãi theo ngày và quên tính đến các chi phí chìm và chi phí ẩn, vì thế để cải thiện bạn cần biết cách phân tích hoạt động và cách tính để việc kinh doanh đảm bảo hoạt động có lãi. Đặc biệt, các nhà hàng/quán ăn nhỏ nên chú ý các mục sau khi quản lý hoạt động hàng ngày của nhà hàng:

  • Bạn đang phục vụ cho bao nhiêu khách hàng mỗi ngày và hãy thống kê lượng khách theo từng thời điểm.
  • Theo dõi các đơn đặt hàng trước đây để xác định đâu là những món khách hàng không gọi để loại bỏ khỏi menu kịp thời tránh bị tăng chi phí phát sinh không đáng có.
  • Các món trong thực đơn mang lại lợi nhuận nhiều nhất của bạn là gì?
  • Chi phí từng món trong menu là bao nhiêu? Tỷ suất lợi nhuận là bao nhiêu?
  • Bạn tốn bao nhiêu chi phí cho tiền lương của nhân viên so với doanh thu nhà hàng của bạn?
  • Bao nhiêu chịu lỗ bao nhiêu chi phí cho hàng tồn kho?
  • Mục tiêu bán hàng là gì và bạn có đạt được những mục tiêu đã đề ra không?
  • Lợi nhuận và chi phí lỗ cho mỗi tuần của nhà hàng/quán ăn là bao nhiêu?

5. Các vấn đề liên quan tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Hầu hết các chủ quán đều biết tầm quan trọng của việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên . Tuy nhiên, một vấn đề chung tồn tại là tuy biết, nhưng họ vẫn thuê sai người dẫn đến việc nhà hàng/quán ăn phải tuyển đi tuyển lại nhiều lần cho một vị trí. Hãy nhớ rằng một nhân viên không đủ năng lực cũng có thể gây thiệt hại và ảnh hưởng không thể khắc phục được đối với khách hàng hiện tại và tương lai.

Một khi bạn xây dựng được đội ngũ nhân viên theo như mong đợi và yêu cầu của mình, bạn sẽ giảm được kha khá chi phí, tiết kiệm được thời gian và nâng cao trải nghiệm dịch vụ khách hàng. Hãy chú ý hơn nữa đến việc tìm kiếm những nhân viên có kỹ năng và cam kết gắn bó chứ đừng vì hấp tấp mà tuyển đại nhân viên không phù hợp.

xu ly phan hoi cua khach hang
Một nhân viên không đủ năng lực cũng có thể gây thiệt hại nhiều hơn bạn tưởng

Sau khi được tuyển dụng, hãy đào tạo nhân viên, đặt ra các mục tiêu, thường xuyên kiểm tra kết quả công việc và có chế độ thưởng xứng đáng. Bạn nên hướng dẫn họ giải quyết tình huống nào, cũng như đảm bảo rằng họ sẵn sàng cống hiến và có động lực để cống hiền cho quán của bạn. Bên cạnh đó, cũng cần  truyền cảm hứng cho nhân viên và đội ngũ quản lý để họ gắn bó lâu dài với bạn. Bạn cũng hãy nhớ rằng xây dựng cấu trúc nhân sự rõ ràng và đảm bảo mọi người biết và hiểu rõ trách nhiệm của mình và thành viên trong nhóm và một đội ngũ quản lý gương mẫu, tận tâm, linh hoạt và thành thạo trong việc điều hành nhà hàng là bạn đã gần như thành công được một nữa.

6. Chú ý đến việc quảng cáo và tiếp thị

Với một số nhà hàng/quán ăn vừa và nhỏ, việc tiếp thị sao cho hiệu quả sẽ là vấn đề nan giải, nên để tiếc kiệm và tối ưu nhất nên chú ý đến những điều sau:

7 vấn đề nhà hàng/ quán ăn thường mắc phải FnB Việt Nam

  • Hãy lập kế hoạch tiếp thị cho từng chiến dịch, quý, 6 tháng hoặc năm và đảm bảo thực hiện theo kế hoạch.
  • Xây dựng trang web riêng đáp ứng cả cho thiết bị máy tính để bàn, máy tính bảng và điện thoại di động.
  • Hãy thực hiện các chiến dịch tiếp thị quảng cáo online.
  • Thực hiện các chương trình khách hàng thân thiết.

Hãy luôn sáng tạo và đổi mới cách tiếp thị của bạn phù hợp vì dù cho ngân sách của bạn là bao nhiêu thì vẫn sẽ có những cách tiếp thị thích hợp dành cho bạn.

7. Các vấn đề liên quan tới vốn

Cuối cùng, một vấn đề mà nhiều nhà kinh doanh gặp phải đó là các vấn đề liên quan đến vốn và cụ thể hơn là thiếu vốn. Chủ quán cần có đủ vốn để hoạt động kinh doanh nhất là khi bạn không có sự góp vốn. Là chủ quán, tốt nhất bạn nên có kế hoạch để đảm bảo bạn đủ tiền để vận hành nhà hàng/quán ăn ít nhất trong một năm cũng như tính toán các khoản dự phòng và phát sinh để chắc rằng bạn đủ tiềm lực tài chính để đối phó với những sự gia tăng bất ngờ như giá thực phẩm, tình trạng lạm phát hay mất giá, …

Có thể bạn quan tâm
Khách hàng đang nói gì về cà phê trên mạng xã hội
Mẫu Excel kiểm kê kho dành cho nhà hàng/quán ăn & Mẹo quản lý kho hiệu quả
Có thể bạn quan tâm

Kiến thức nổi bật

Tin tức mới nhất

- Advertisment -spot_img